SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

292

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 11 Bài 12 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Câu 1 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Biển Đông là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 2 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

A. Châu Á và châu Phi.

B. Châu Á và châu Âu.

C. Châu Phi và châu Âu.

D. Châu Âu và châu Úc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Châu Á và châu Âu.

Câu 3 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa

A. Trung Quốc và Nhật Bản.

B. Trung Quốc và Đông Á.

C. Ấn Độ và Nam Á.

D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 4 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Eo biển nào sau đây ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới?

A. Sun-đa.

B. Ma-ca-xa.

C. Ba-si.

D. Ma-lắc-ca.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Eo biển Ma-lắc-ca ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới

Câu 5 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo

A. tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hằng năm.

B. tổng lượng khách du lịch hằng năm.

C. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm.

D. tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển bằng thuyền hằng năm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hằng năm.

Câu 6 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi

A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới.

B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.

C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới.

D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.

Câu 7 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Vì sao nói Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?

Lời giải:

- Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì:

+Biển Đônglà cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.

+ Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,...

+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây.

Câu 8 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn thông tin để thể hiện hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam: A. hai quần đảo xa bờ, B. các đảo ven bờ, C. các đảo lớn, D. đảo tiền tiêu.

Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành hệ thống ... (1) (Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...), ... (2) (Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...), ….(3)…. (các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...) và …. (4) (Hoàng Sa và Trường Sa).

Lời giải:

Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành hệ thống đảo tiền tiêu (Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...), các đảo lớn (Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...), các đảo ven bờ (các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...) và hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa và Trường Sa).

Câu 9 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.

Nguồn tài nguyên

Biểu hiện cụ thể

Sinh vật

 

Khoáng sản

 

Tài nguyên khác

 

Lời giải:

Nguồn tài nguyên

Biểu hiện cụ thể

Sinh vật

Cá và các loài động vật thân mềm như mực, hải sâm,...; thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,...

Khoáng sản

Dầu mỏ, khí tự nhiên,...

Tài nguyên khác

Năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất,...

Câu 10 trang 50 SBT Lịch Sử 11: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông có thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải như thế nào?

Lời giải:

- Thuận lợi: có thể xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu, châu Á với Trung Đông.

Câu 11 trang 50 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 1, tìm hiểu và giới thiệu về đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam).

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Đảo Song Tử Tây thuộc xã đảo Song Tử, là một trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đảo có hình bầu dục, nhìn từ xa như một khu rừng nhỏ giữa đại dương, diện tích khoảng 0,13 km2. Do có nước lợ, người dân nuôi bò, lợn, gà, trồng nhiều rau xanh. Đặc sản của đảo là cây sâm đất dùng làm nước uống.

Ngoài các đơn vị quân đội, đảo có các hộ dân. Chùa Song Tử Tây có phong cách chùa Việt truyền thống, số gian lẻ, hệ mái cong, gỗ quý chịu được độ mặn của nước biển. Âu tàu trên đảo có sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn, là địa chỉ an toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Đảo có dịch vụ sửa chữa, cung cấp dầu diezen, nước ngọt cho tàu cá bằng giá trong đất liền.

Câu 12 trang 50 SBT Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo gợi ý sau:

- Vị trí địa lí.

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc.

- Một số đảo thuộc quần đảo.

- Tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu quần đảo Trường Sa

- Vị trí: nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.

- Trực thuộc: tỉnh Khánh Hòa

- Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

- Tầm quan trọng:

+ Quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu và giữa các nước châu Á với nhau.

+ Quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, từ xa đến gần, tạo thành hệ thống an ninh vững chắc để bảo vệ đất liền.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

SBT Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá