Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

421

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Cánh diều) Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4. 

Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi mở đầu trang 48 SGK Khoa học lớp 4: Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao? (ảnh 1)

Trả lời:

Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng: cách nhiệt. Do nhựa dẫn nhiệt kém.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

Thực hành, thí nghiệm trang 48 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.

Chuẩn bị: Một cốc nước nóng; một thanh kim loại (nhôm hoặc đồng, sắt) và một thanh nhựa (hoặc gỗ) có kích thước như nhau.

Tiến hành:

- Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng.

- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn.

- Cho biết thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nào dẫn nhiệt kém hơn.

Lưu ý: Khi làm thí nghiệm, cần cẩn thận để tránh bị bỏng.

 (ảnh 2)

Trả lời:

- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh ta thấy thanh kim loại sẽ nóng hơn thanh nhựa.

- Thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn.

Câu hỏi trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt tốt hơn.

Trả lời:

Để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt tốt hơn ta đổ nước nóng vào hai cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc cảm nhận. Cốc nào dẫn nhiệt tốt hơn ta sẽ thấy nóng hơn.

II. Vận dụng kiến thức vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

Câu hỏi 1 trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Chỉ và nói tên bộ phận của bàn là, nồi (hình 3) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém. (ảnh 3)

Trả lời:

- Bàn là:

+ Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Đế của bàn là làm bằng kim loại.

+ Bộ phận dẫn nhiệt kém: Tay cầm bằng nhựa hoặc cao su, thân trên bàn là.

- Nồi:

+ Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Đáy nồi và thành nồi.

+ Bộ phận dẫn nhiệt kém: Hai tay cầm có lót cao su hoặc nhựa.

Câu hỏi 2 trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao khi trời rét mặc áo bông sẽ cảm thấy ấm hơn?

Trả lời:

Khi trời rét, mặc áo bông sẽ cảm thấy ấm hơn là vì bông dẫn nhiệt kém nên không khí lạnh từ bên ngoài khó đi vào cơ thể hơn và nhiệt độ trong co thể khó thoát ra ngoài hơn. 

Câu hỏi 3 trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao khi trời rét chim lại xù lông?

Trả lời:

Trời rét chim lại xù lông là vì khi xù lông lên lớp lông sẽ hạn chế được nguồn không khí lạnh từ bên ngoài tuyền vào cơ thể và sự truyền nhiệt của cơ thể chim ra bên ngoài từ đó giúp chim không bị lạnh.

Câu hỏi 4 trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông?

Trả lời:

Khi lông dày lớp lông sẽ hạn chế được nguồn không khí lạnh từ bên ngoài truyền vào cơ thể và sự truyền nhiệt của cơ thể chúng ra bên ngoài từ đó giúp chúng không bị lạnh.

Luyện tập, vận dụng trang 49 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu một số vật (hoặc các bộ phận của vật) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém ở gia đình em và nêu công dụng của chúng. Trình bày kết quả theo gợi ý.

Vật (hoặc bộ phận)

Dẫn nhiệt tốt

Dẫn nhiệt kém

Công dụng

?

?

?

?

Trả lời:

Vật (hoặc bộ phận)

Dẫn nhiệt tốt

Dẫn nhiệt kém

Công dụng

Vung nồi nấu canh

×

 

Hạn chế sự tản nhiệt, nhanh chín thức ăn

Tay cầm của chảo

 

×

Tránh bị bỏng khi chạm vào

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Sự truyền nhiệt Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

Bài 14: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

Bài Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

Bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn Khoa học lớp 4 (Cánh diều)

Đánh giá

0

0 đánh giá