Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Cánh diều) Bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.
Bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn Khoa học lớp 4 (Cánh diều)
A/ Câu hỏi đầu bài
Câu hỏi mở đầu trang 63 SGK Khoa học lớp 4: Kể tên một số nấm mà em biết.
Trả lời:
Một số nấm mà em biết: Nấm rơm, nấm kim chi, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm hương…
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Nấm
- Hình 1: Nấm tràm: thân nấm màu xám, mũ nấm có màu nâu tím, có hình dạng đa dạng, múp míp. Nấm này mọc trên lớp lá mục dưới tán rừng.
- Hình 2: Nấm tán trắng (mũ nấm màu trắng, thân nấm màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô), nấm tán đỏ (mũ nấm màu đỏ, thân nấm màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô). Chúng mọc ở đất rừng hoặc ven rừng.
- Hình 3: Nấm hương: có màu xám, hình dáng giống chiếc ô, mọc trên thân cây.
- Hình 4: Nấm đông trùng hạ thảo: Thân nấm mọc ra từ côn trùng, phần côn trùng có hình dạng thẳng, thường có màu cam đặc trưng, đầu nấm như lưỡi mác.
Trả lời:
Nơi sống của nấm men và nấm mốc:
- Nấm men thường sống trên bề mặt trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật (như chó, mèo) con người…
- Nấm mốc thường sống ở những nơi ẩm ướt, trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày.
Trả lời:
Mỗi loại nấm có hình dạng, kích thước và nơi sống khác nhau. Có loại nhìn thấy được bằng mắt thường như nấm đùi gà, có loại không nhìn thấy được bằng mắt thường ví dụ như nấm men, nấm da.
Trả lời:
Nấm rơm:
- Hình dạng: Nấm có hình trứng, khi trưởng thành nấm có hình giống như cái ô.
- Màu sắc: Màu xám trắng, xám, xám đen.
- Kích thước: Nhỏ.
- Nơi sống: Rơm rạ mục.
II. Một số nấm được dùng làm thức ăn
Câu hỏi quan sát 1 trang 65 SGK Khoa học 4: Chỉ và nói tên các bộ phận của nấm hương trong hình 7.
Trả lời:
- Các bộ phận của nấm hương: Mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
Trả lời:
Tên, hình dạng và màu sắc của một số nấm ăn:
- Hình 8: Nấm rơm có màu xám trắng, xám, xám đen,... Khi còn non, nắm có hình trứng. Khi trưởng thành, nắm có hình như cái ô.
- Hình 9: Nấm kim châm có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành từng cụm, mũ nấm hình cầu, thân nấm dài.
- Hình 10: Nấm đùi gà có mũ màu nâu hình cầu; thân nấm màu trắng, dài, có hình giống đùi gà.
- Hình 11: Nấm mèo (mộc nhĩ) thường có màu nâu sẫm, hình dáng tựa như cái tai.
- Hình 12: Nấm sò có màu trắng, tím, nâu. Mũ nấm xoè ra như hình phễu lệch.
- Hình 13: Nầm mỡ có màu trắng hoặc nâu, khi còn non mũ nấm có hình như chiếc khuy áo.
Trả lời:
- Học sinh thực hành vẽ sơ đồ, tham khảo nấm rơm:
Luyện tập, vận dụng 2 trang 66 SGK Khoa học 4: Em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?
Trả lời:
Nếu trong tình huống đó em sẽ không tự ý hái nấm về ăn vì nếu đó là nấm độc thì rất nguy hiểm. Với loại nấm lạ tuyệt đối không nên thử.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật Khoa học lớp 4 (Cánh diều)
Bài 16: Nấm men và nấm mốc Khoa học lớp 4 (Cánh diều)
Bài Ôn tập chủ đề Nấm Khoa học lớp 4 (Cánh diều)
Bài 17: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Khoa học lớp 4 (Cánh diều)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.