Giáo án Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Lịch sử 11. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

TIẾT 1

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1.   Về kiến thức

- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị xã hội tư tưởng.

- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cách mạng tư sản.

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích khái niệm cách mạng tư sản, phân tích được mục tiêu nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản,

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi và khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của  HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn về Cách mạng Pháp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi

? Đây là sự kiện lịch sử nào?  Sự kiện lịch sử này lại có ý nghĩa như thế nào đối với nước Pháp?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

GV:Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS: Báo cáo câu trả lời

- HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).

Dự kiến sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Rạng sáng ngày 14-7-1789, khắp các khu phố Pa-ri vang lên lời kêu gọi “Hãy tiến chiếm Ba-xti”; hàng nghìn người dân Pa-ri đã tấn công vào ngục Ba-xti. Đây vốn là một pháo đài sau chuyển thành nhà ngục, được xem là biểu tượng quyền lực của chế độ phong kiến chuyên chế. Từ ngọn lửa tấn công ngục Baxti đã bừng lên thành cuộc cách mạng thiêu cháy những tàn dư bảo thủ và lạc hậu của chế độ phong kiến Cách mạng tư sản Pháp cùng các cuộc cách mạng tư sản khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã mở ra những trang sử mới cho nhân loại.

Vậy, tiền đề, động lực của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ cũng như kết quả, ý nghĩa ra sao? Trả lời những câu hỏi này sẽ gợi mở cho em tiếp tục khám phá các vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản thời cận đại.

 

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

a. Mục tiêu:  Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị xã hội tư tưởng.

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy – học

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS và trả lời câu hỏi

? Khái niệm của cách mạng tư sản?

GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời vào bảng nhóm

? Trình bày những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản?

 

Tiền đề CMTS

Nội dung chính

Kinh tế

Nhóm 1

Chính trị

Nhóm 2

Xã hội

Nhóm 3

Tư tưởng

Nhóm 4

 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

GV gợi ý cho HS bằng những câu hỏi và kiến mở rộng

Nhóm 1: Kinh tế

GV hướng dẫn HS tìm những từ cụm từ để giải thích vì sao cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (hay còn được gọi là Cách mạng tư sản Mỹ lần thứ nhất bùng nổ, GVgợi  ý để HS chú ý, đánh dấu lại những từ, cụm từ thể hiện những thông tin quan trọng: Có bao nhiều thứ siêu, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết, không được bán cho nước khác. Dân Mỹ không được lập hội buôn bán Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được buôn bán mà thôi. Lại thêm thuế nặng, làm cho kinh tế khốn đốn

1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

- Kinh tế:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

+ Sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của Nhà nước phong kiến, để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ những rào cản đó.

- Chính trị; Chính sách cai trị của Nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Họ đấu tranh đề xoá bỏ ách áp bức, bóc lột.

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 32 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Lịch sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Lịch sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Giáo án Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Giáo án Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Giáo án Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá