Giáo án Ôn tập về hình học và đo lường lớp 4 (Tiết 1) (Cánh diều)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Toán lớp 4 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Toán lớp 4.Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ôn tập về hình học và đo lường lớp 4 (Tiết 1) (Cánh diều)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- HS ôn lại cách nhận biết các hình đã học.

- Ôn tập củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ gác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Ôn tập củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Ôn tập lại cách xác định góc vuông, góc không vuông.

- HS ôn lại các đơn vị đo độ dài, khối lượng, dung tích, diện tích đã học, cách đổi các đơn vị đo.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: 

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

- GV đưa ra câu hỏi đầu tiên: “Kể tên các hình đã học”

- GV chỉ định một bạn trả lời, bạn đó trả lời xong có thể chỉ định một bạn bất kì khác trả lời.

Câu hỏi: 

- Kể tên các hình đã học.

- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Kể tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng, dung tích , diện tích đã học.
- Bạn nào không trả lời được hoặc trả lời chậm sẽ bị phạt nhảy lò cò.






















- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- Kết quả dự kiến:

- Kể tên các hình đã học: hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông

- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

+ Để tìm chu vi của các hình tam giác, hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác đó.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

+ Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài cạnh nhân với 4.

- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

+ Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

- Kể tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng, dung tích , diện tích đã học.
+ Các đơn vị đo độ dài: mm, cm, dm, m, dam, hm, km

+ Các đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g

+ Các đơn vị đo dung tích: lít, cm3, mm3, dm3, m3

+ Các đơn vị đo diện tích: mm2, cm2, dm2, m2, …

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

Mục tiêu:

+ Ôn tập củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ gác, hình chữ nhật, hình vuông.

+ Ôn tập củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

+ Ôn tập lại cách xác định góc vuông, góc không vuông.

Cách tiến hành:

Bài 2a. (Làm việc cá nhân) a) Dùng ê-ke để kiểm tra rồi nêu tên góc vuông, góc không vuông trong các hình sau:

A picture containing shape

Description automatically generated 

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2b. (Làm việc nhóm 2) Đo độ dài các cạnh sau rồi tính chu vi, diện tích mỗi hình sau:

A picture containing shape

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật và hình vuông.













Bài 3: (Làm việc nhóm 4) Đặt tính rồi tính:

Sơn mỗi mặt của từng khối hình bên bằng một màu khác nhau. Theo em cần bao nhiêu màu sơn để sơn hết các mặt của từng khối hình đó.


- GV chia nhóm 4, các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Đọc nhiệt độ ghi trên mỗi nhiệt kế sau:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2a: 

- HS làm việc cá nhân.

- HS nêu kết quả:

a) Các góc vuông trong hình trên là: 

+ Góc vuông đỉnh N, cạnh NO, NM

+ Góc vuông đỉnh I, cạnh IH, IK

+ Góc vuông đỉnh B, cạnh BA, BC

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

+ AB = CD = 6cm; AD = BC = 3 cm

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(6 + 3) × 2 = 18 (cm)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

6 × 3 = 18 (cm2)

+ GH = HI = IK = KG = 3 cm

Chu vi hình vuông GHIK là:

3 × 4 = 12 (cm)

Diện tích hình vuông GHIK là:

3 × 3 = 9 (cm2)          

- HS làm vào vở.

- HS lắng nghe.


Bài 3: 

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Các nhóm nêu kết quả.

Khối hộp chữ nhật và khối lập phương đều có 6 mặt, vì mỗi mặt này đều được sơn bằng một màu khác nhau nên cần 6 màu để sơn hết các mặt của hình khối đó.




- HS lắng nghe.

Bài 4:

- HS làm việc cá nhân.

- HS nêu kết quả:

Nhiệt kế A: 10oC

Nhiệt kế B: 25oC

Nhiệt kế C: 40oC

Nhiệt kế D: 22oC

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng làm bài toán.

+ Bài toán: Chú Toàn chia một tấm gỗ hình chữ nhật dài 120 cm và rộng 9 cm thành 3 miếng bằng nhau. Diện tích mỗi miếng gỗ chú Toàn thu được là:

A. 360 cm2

B. 960 cm2

C. 240 cm2

D. 330 cm2

- GV yêu cầu HS giải bài toán vào vở và trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV tổng kết bài học, nhắc nhở HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:

Bài giải

Diện tích tấm gỗ hình chữ nhật ban đầu là:

120 × 9 = 1 080 (cm2)

Diện tích mỗi miếng gỗ chú Toàn thu được là:

1 080 : 3 = 360 (cm2)

Đáp số: 360 cm2

- HS lắng nghe.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Toán lớp 4 Bài 2 Cánh diều.

Để mua Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Toán 4 Bài 1: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 (Tiết 2)

Giáo án Toán 4 Bài 1: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 (Tiết 2)

Giáo án Toán 4 Bài 2: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 2)

Giáo án Toán 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

Giáo án Bài 4: Các số trong phạm vi 1 000 000 (1 tiết)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá