Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp Ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1917

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Lịch sử 8.

Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp Ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1917

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam

- Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh, Nguyễn Tất Thành.

2.Về năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

b. Năng lực chuyên biệt

- Tìm hiểu lịch sử:  Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.

- Tư duy lịch sử: Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.

3Về phẩm chất

- Yêu nước: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.

- Trách nhiệm: Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị

Máy tính, ti vi, phiếu học tập

- Lược đồ các cuộc kháng chiến (máy chiếu)

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học liệu

sách giáo khoa, sách giáo viên, vở thực hành lịch sử,

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêuHS có những hiểu biết ban đầu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung- Học sinh xem 1 đoạn video (3 phút) về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, trả lời câu hỏi mục mở đầu/86/SGK

c.  Sản phẩmNội dung trả lời của HS:

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Giao nhiệm vụ học tập: HĐCN

Học sinh xem 1 đoạn video (3 phút) về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

        B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện làm việc theo nhóm cặp, nghiên cứu và ghi ý kiến thống nhất trong nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận: giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, nhận xét

Dự kiến sản phẩm

* Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

- Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thanh sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

* Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước tiền bối:

- Khác biệt về hướng đi:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc).

+ Nguyễn Ái Quốc: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp)

Khác biệt về mục đích:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.

+ Nguyễn Ái Quốc: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.

- Cách thức tiếp cận chân lý:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát.

+ Nguyễn Ái Quốc: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung, khen thưởng những cá nhân HS có câu trả lời đúng và nhanh nhất, động viên những HS còn hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới.

 

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Lịch sử 8 Bài 19 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Lịch sử 8 Bài 19 Kết nối tri thức mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 18: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và Sông Cửu Long

Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Giáo án Làm bài tập lịch sử học kì 1

Giáo án Làm bài tập lịch sử học kì 2

Đánh giá

5

1 đánh giá

1