Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896. Mời các bạn đón xem:
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Câu 1. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là
A. Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Đình Phùng.
Đáp án đúng là: C
Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là Tôn Thất Thuyết.
Câu 2. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi, xuống chiếu Cần vương.
B. Phái chủ chiến tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.
C. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri.
Đáp án đúng là: B
Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã mở cuộc tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.
Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Vua nào chính trực anh hào,
Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?”
A. Vua Khải Định.
B. Vua Hàm Nghi.
C. Vua Duy Tân.
D. Vua Đồng Khánh.
Đáp án đúng là: B
Câu đố trên đề cập đến vua Hàm Nghi.
Câu 4. Ở Việt Nam, trong những năm 1885 - 1896 đã diễn ra
A. phong trào Cần vương.
B. khởi nghĩa Yên Bái.
C. phong trào Duy tân.
D. khởi nghĩa Thái Nguyên.
Đáp án đúng là: A
Ở Việt Nam, trong những năm 1885 - 1896 đã diễn ra phong trào Cần vương.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Yên Thế.
B. Ba Đình.
C. Yên Bái.
D. Thái Nguyên.
Đáp án đúng là: B
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX).
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Ba Đình.
C. Hương Khê.
C. Yên Bái.
D. Bãi Sậy.
Đáp án đúng là: C
- Khởi nghĩa Yên Bái không thuộc phong trào Cần vương.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
A. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
C. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
D. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn.
Đáp án đúng là: C
- Phong trào Cần vương thất bại do nhiều nguyên nhân, như:
+ Phong trào Cần vương nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh, có ưu thế vượt trội về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật,... do đó Pháp đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa còn thiếu tính thống nhất.
+ Hạn chế về mặt đường lối và giai cấp lãnh đạo.
+ Phong trào diễn ra lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
C. Đề Nắm và Hoàng Hoa Thám.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Đáp án đúng là: A
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đặt dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)?
A. Giành thắng lợi, lật đổ được ách thống trị của thực dân Pháp.
B. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
C. Có thời gian tồn tại dài nhất trong phong trào Cần vương.
D. Tự phát, không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.
Đáp án đúng là: B
- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, như:
+ Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 10. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) được đặt tại địa phương nào?
A. Huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An).
B. Huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).
C. Huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh).
D. Huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
Đáp án đúng là: D
Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) được đặt tại ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) đã
A. buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.
B. làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.
C. làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.
D. làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.
Đáp án đúng là: B
- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, như:
+ Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 12. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Đố ai ngang dọc vẫy vùng
Vụ Quang khởi nghĩa, hợp cùng văn thân
Cần vương nổi tiếng xa gần
Tinh thần kháng địch bội phần lên cao?”
A. Nguyễn Thiện Thuật.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Công Tráng.
Đáp án đúng là: C
Câu đố trên đề cập đến Phan Đình Phùng.
Câu 13. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong những năm 1885 - 1888 là gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy kiên cố để chiến đấu.
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp.
Đáp án đúng là: B
Trong những năm 1885 - 1888, hoạt động chính của nghĩa quân Hương Khê là tổ chức, huấn luyện, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực.
Câu 14. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Năm xưa Yên Thế khởi binh,
Hùm thiêng một cõi chiến chinh vang lừng?”
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Phan Đình Phùng.
D. Nguyễn Trung Trực.
Đáp án đúng là: B
Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây, sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống. Ông sớm tham gia vào toán nghĩa quân chống Pháp. Năm 1892, Đề Nắm hi sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - với biệt danh “hùm xám Yên Thế”.
Câu 15. Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang) một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám, với mục tiêu chủ yếu là
A. chống chính sách bình định của Pháp, giữ đất, giữ làng.
B. giúp vua Hàm Nghi chống pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
D. hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi trong dụ Cần vương.
Đáp án đúng là: A
Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang) một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám, với mục tiêu chủ yếu là chống chính sách bình định của Pháp, giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 16. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) có điểm tương đồng về
A. khuynh hướng đấu tranh.
B. xuất thân người lãnh đạo.
D. phương hướng đấu tranh.
C. phạm vi hoạt động.
Đáp án đúng là: A
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) có điểm tương đồng về khuynh hướng đấu tranh (đều là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến).
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. khởi nghĩa Ba Đình.
B. khởi nghĩa Yên Thế.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
Câu 18. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt về
A. lực lượng chủ yếu.
B. phương pháp đấu tranh.
C. kết quả đấu tranh.
D. xuất thân người lãnh đạo.
Đáp án đúng là: D
- So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt về xuất thân của người lãnh đạo:
+ Lãnh đạo phong trào Cần vương là các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.
+ Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
Câu 19. Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế (tháng 7/1885) dựa trên cơ sở nào?
A. Lực lượng quân Pháp chốt giữ tại Kinh thành Huế rất mỏng.
B. Phái chủ chiến nhận được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh.
C. Ý chí của nhân dân yêu nước và quan lại chủ chiến tại các địa phương.
D. Thực dân Pháp suy yếu, thế và lực của phái chủ chiến ngày càng lớn mạnh.
Đáp án đúng là: C
Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế (tháng 7/1885) dựa trên cơ sở: ý chí chống Pháp của nhân dân yêu nước và quan lại chủ chiến tại các địa phương.
Câu 20. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
A. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).
B. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).
C. Đồn Mang Cá (Huế).
D. Kinh đô Huế.
Đáp án đúng là: A
Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
I. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
1. Phong trào Cần vương bùng nổ
- Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình vẫn nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc.
- Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước => Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
- Thời gian diễn ra: 1883 - 1892
- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn hoạt động: vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công, càn quét của địch; từng bước mở rộng địa bàn chiến đấu.
+ Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.
- Kết quả: cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
- Thời gian diễn ra: 1885 - 1896
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…
- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Diễn biến chính:
+ 1885 - 1888, hoạt động chính của nghĩa quân là xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.
+ 1888 - 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
- Kết quả: sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất (tháng 12/1895), khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã.
Quang Thắng chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp (tranh minh họa)
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
- Thời gian diễn ra: 1886 - 1887
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Địa bàn hoạt động: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống giặc tại ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê. Lực lượng tham gia gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái,…
+ Tháng 1/1887, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá).
- Kết quả: thất bại.
II. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913)
1. Nguyên nhân
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp.
- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.
2. Diễn biến chính
- Năm 1890, nghĩa quân nhiều lần đánh bại các cuộc tấn công của quân Pháp và làm chủ hết vùng Yên Thế, mở rộng địa bàn sang cả phủ Lạng Thương cùng tỉnh Bắc Giang.
- Sau 2 lần giảng hòa, từ đầu năm 1909, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô, quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng.
- Tháng 2/1913, Đề Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa suy yếu rồi tan rã.
Một số thủ lĩnh nông dân trong khởi nghĩa Yên Thế
3. Kết quả - Ý nghĩa
- Kết quả: Thất bại
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Pháp.
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:
Trắc nghiệm Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Trắc nghiệm Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Trắc nghiệm Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Trắc nghiệm Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.