15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

380

Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Câu 1. Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là

A. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.

B. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.

C. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.

D. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.

Đáp án đúng là: D

Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại,... Số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có biến động mạnh qua các năm; số cơn bão mạnh có xu thế tăng lên; mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài xảy ra ở nhiều vùng nước ta gây lũ quét, ngập lụt. Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.

Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của

A. biến đổi khí hậu.

B. nước biển dâng.

C. thời tiết cực đoan.

D. thủng tầng ô-dôn.

Đáp án đúng là: A

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,89°C trong thời kì từ 1958 đến 2018. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 - 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.

Câu 3. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng

A. các tỉnh ở phía Nam.

B. trên phạm vi cả nước.

C. các tỉnh ở phía Bắc.

D. các tỉnh ở gần ven biển.

Đáp án đúng là: B

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,89°C trong thời kì từ 1958 đến 2018. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 - 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.

Câu 4. Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?

A. Biến đổi về nhiệt độ.

B. Biến đổi về lượng mưa.

C. Lưu lượng nước sông bị biến động.

D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Đáp án đúng là: C

- Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam được thể hiện ở:

+ Biến đổi về nhiệt độ.

+ Biến đổi về lượng mưa.

+ Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn

Câu 5. Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?

A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.

B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.

C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.

D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).

Đáp án đúng là: C

- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.

+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.

Câu 6. Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

A. Ngập lụt.

B. Lũ quét.

C. Động đất.

D. Hạn hán.

Đáp án đúng là: A

Vào mùa lũ do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.

Câu 7. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?

A. Hạn hán.

B. Ngập lụt.

C. Lũ quét.

D. Động đất.

Đáp án đúng là: C

Vào mùa lũ do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.

Câu 8. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam?

A. Hạn mặn.

B. Ngập lụt.

C. Sóng thần.

D. Động đất.

Đáp án đúng là: C

Vào mùa lũ do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ, đầm, nước ngầm?

A. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.

B. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.

C. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.

D. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.

Đáp án đúng là: D

Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Câu 10. “Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ứng phó với biến đổi khí hậu.

B. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

C. Thích ứng với biến đổi khí hậu.

D. Phòng chống biến đổi khí hậu.

Đáp án đúng là: A

Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu

Câu 11. Để ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp

A. khai thác hợp lí và tích cực trồng rừng.

B. giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

C. khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

D. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ rừng.

Đáp án đúng là: B

- Có hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.

Câu 12. Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần

A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.

B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.

C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Đáp án đúng là: A

- Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng, thông qua một số hành động cụ thể, như:

+ Sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng;

+ Tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng;

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

A. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.

B. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.

C. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.

D. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.

Đáp án đúng là: C

- Một số giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.

+ Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.

+ Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

+ Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

Câu 14. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần

A. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

D. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.

Đáp án đúng là: A

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?

A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.

B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

Đáp án đúng là: C

Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là:

+ Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.

+ Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

+ Rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

I. Tác động của biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta:

+ Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.

+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại…

=> Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn.

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 1)

II. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn

- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.

+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 2)

III. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất, đe dọa sự phát triển bền vững.

- Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

1. Một số giải pháp góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng:

+ Sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng;

+ Tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng;

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 3)

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,...

- Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.

- Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định,...

2. Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Trong sản xuất nông nghiệp:

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu;

+ Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để cung cấp nước vào mùa khô, hạn chế tác động của xâm nhập mặn,...

- Trong công nghiệp: ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất để tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt,...

- Trong dịch vụ:

+ Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông;

+ Nghiên cứu tạo ra các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với biến đổi khí hậu ở địa phương.

- Với mỗi cá nhân:

+ Tìm hiểu kiến thức về biến đổi khí hậu, hình thành ý thức thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai (bơi lội, phòng điện giật khi mưa lũ,...);

+ Tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và địa phương,...

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 4)

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 8 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá