15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

356

Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Câu 1. Trên Biển Đông có dòng biển chảy theo mùa với các hướng chủ yếu là

A. Tây Nam vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hạ.

B. Đông Bắc vào mùa hạ và Tây Nam vào mùa Đông.

C. Tây Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.

D. Đông Nam vào mùa đông và Tây Bắc vào mùa hạ.

Đáp án đúng là: C

Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam.

Câu 2. Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?

A. Tây Nam và Đông Bắc.

B. Hướng Nam và Tây Nam.

C. Tây Bắc và Đông Nam.

D. Hướng Bắc và Đông Bắc.

Đáp án đúng là: A

Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam.

Câu 3. Trên Biển Đông gió Đông Nam thổi trong thời gian khoảng từ

A. tháng 4 đến tháng 8.

B. tháng 5 đến tháng 9.

C. tháng 5 đến tháng 10.

D. tháng 4 đến tháng 10.

Đáp án đúng là: B

Hướng gió thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

Câu 4. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Đất đai.

Đáp án đúng là: B

Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của Biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.

Câu 5. Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Hẹp và sâu.

B. Bằng phẳng.

C. Rộng, nông.

D. Nông và hẹp.

Đáp án đúng là: A

Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.

Câu 6. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Đà Nẵng.

C. Ninh Thuận.

D. Phú Yên.

Đáp án đúng là: A

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Quần đảo Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Câu 7. Các đảo ở phía Nam nước ta được thành tạo chủ yếu từ

A. đá vôi.

B. san hô.

C. hỗn hợp.

D. núi lửa.

Đáp án đúng là: B

Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

Câu 8. Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển

A. phía tây Đại Tây Dương.

B. phía đông Thái Bình Dương.

C. phía nam Ấn Độ Dương.

D. phía tây Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: D

Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Câu 9. Trung bình mỗi năm trên Biển Đông xuất hiện bao nhiêu cơn bão?

A. 7 - 8 cơn bão.

B. 8 - 9 cơn bão.

C. 9 - 10 cơn bão.

D. 10 - 11 cơn bão.

Đáp án đúng là: C

Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Câu 10. Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam là khoảng

A. 31 - 32%o.

B. 32 - 33%o.

C. 33 - 34%o.

D. 34 - 35%o.

Đáp án đúng là: B

Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32% - 33%o, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.

Câu 11. Dòng biển ở Biển Đông chảy theo hướng nào sau đây?

A. đông bắc - tây nam vào mùa hạ, tây nam - đông bắc vào mùa đông.

B. đông bắc - tây nam vào mùa đông, tây bắc - đông bắc vào mùa hạ.

C. đông bắc - tây bắc vào mùa đông, tây nam - đông nam vào mùa hạ.

D. đông bắc - tây nam vào mùa đông, tây nam - đông bắc vào mùa hạ.

Đáp án đúng là: D

Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc. Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

Câu 12. Yếu tố tự nhiên của môi trường biển không phải là

A. nước biển và các bãi biển.

B. thềm lục địa và đáy biển.

C. bờ biển và đa dạng sinh học.

D. các công trình sản xuất.

Đáp án đúng là: D

Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên (nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển) và các yếu tố vật chất nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, giàn khoan dầu khí,...).

Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với môi trường bờ biển và bãi biển?

A. Bờ biển của nước ta có nhiều dạng địa hình.

B. Có nhiều cảnh quan đẹp, phân hóa đa dạng.

C. Các hệ sinh thái vùng bờ biển rất phong phú.

D. Chủ yếu là đầm phá và các bãi cát rộng lớn.

Đáp án đúng là: D

Môi trường bờ biển, bãi biển: vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,… tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng. Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.

Câu 14. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nào dưới đây có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển?

A. Khoáng sản.

B. Du lịch biển.

C. Hải sản.

D. Điện gió.

Đáp án đúng là: C

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.

Câu 15. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy.

B. Dầu khí.

C. Muối biển.

D. Sa khoáng.

Đáp án: A

Giải thích:


Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

I. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

1. Địa hình

Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.

- Địa hình đảo và quần đảo:

+ Việt Nam có hàng nghìn đảo. Ba đảo lớn nhất nước ta là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ. Hệ thống đảo ven bờ tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.

+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

2. Khí hậu

* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

* Cụ thể:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.

- Gió trên Biển:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).

+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.

+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.

- Bão trên Biển Đông:

+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.

+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

3. Đặc điểm hải văn

- Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

 (ảnh 1)

- Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ: thay đổi theo mùa:

+ Về hướng chảy: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam, còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại là tây nam đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hè.

- Sóng biển: gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ.

- Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.

- Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%%; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

- Chế độ thủy triều: Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:

+ Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất;

+ Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.

II. Môi trường biển đảo Việt Nam

1. Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam

- Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo.

- Môi trường nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Đối với môi trường nước xa bờ, chất lượng nước biển tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

- Môi trường bờ biển, bãi biển:

+ Vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như: các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,... tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng.

+ Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.

- Môi trường các đảo, cụm đảo:

+ Môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh.

+ Chất lượng môi trường nước xung quanh đảo khá tốt, phần lớn các chỉ số môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

- Môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng:

+ Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền.

+ Biểu hiện: nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm; vẫn còn tình trạng xả thải ra biển chưa qua xử lí; các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học,...

=> Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển của nước ta.

 (ảnh 2)

Rác thải ở bãi biển Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu)

2. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

- Các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta:

+ Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.

+ Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo…

+ Tích cực tham gia các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương.

+ Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đổi của tự nhiên vùng biển đảo…

 (ảnh 3)

Tranh cổ động về bảo vệ môi trường biển

III. Tài nguyên biển và thềm lục địa

1. Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.

+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.

2. Tài nguyên sinh vật

- Dầu mỏ và khí tự nhiên:

+ Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú với trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn.

+ Nước ta đã thăm dò ở vùng thềm lục địa có 8 bể trầm tích gồm: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ma Lay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, với diện tích gần 1 triệu km2.

 (ảnh 4)

Khai thác dầu tạo mỏ Đại Hùng

- Muối:

+ Điều kiện phát triển: đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao, nền nhiệt độ cao và nhiều nắng.

+ Những cánh đồng muối lớn phân bố chủ yếu ở một số tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, như: Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận,...

- Một số tài nguyên khoáng sản khác:

+ Quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng dự báo khoảng 650 triệu tấn, tập trung nhiều ở khu vực ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Vùng ven biển nước ta còn có tiềm năng lớn về cát thuỷ tinh. Cát thuỷ tinh phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển khu vực Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,

+ Ngoài ra, còn có phốt pho ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; băng cháy, đồng, chì, kẽm,... phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển.

3. Tài nguyên du lịch

- Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho phát triển du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là dải bờ biển từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) cho tới Phan Thiết (Bình Thuận).

- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc,…

 (ảnh 5)

Quang cảnh một phần vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

4. Các tài nguyên khác ở vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình. Chính vì vậy, tiềm năng triển vọng năng lượng điện gió của nước ta là rất lớn.

- Bên cạnh nguồn năng lượng, gió nước ta còn có nguồn năng lượng thủy triều ổn định. Hai khu vực có tiềm năng năng lượng thủy triều có thể xây dựng được các nhà máy điện để phục vụ cho hoạt động sản xuất là:

+ Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) đến Thanh Hóa.

+ Khu vực từ Mũi Ba Kiệm (Bình Thuận) đến Cà Mau.

- Ngoài ra, dọc theo bờ biển nước ta có nhiều khu vực nước sâu, thuận lợi để xây dựng cảng biển, nhất là các cảng nước sâu như: Cái Lân (Quảng Ninh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Dung Quất (Quảng Ngãi),...

 (ảnh 6)

Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá