Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam. Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
Câu 1. Vùng biển của Việt Nam là một phần của
A. Biển Xu-Lu.
B. Biển Gia-va.
C. Biển Hoa Đông.
D. Biển Đông.
Đáp án đúng là: D
Vùng biển của Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 và là một phần của Biển Đông.
Câu 2. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án đúng là: B
Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
Câu 3. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu 4. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?
A. Thái Lan và Đà Nẵng.
B. Bắc Bộ và Thái Lan.
C. Vân Phong và Thái Lan.
D. Cam Ranh và Bắc Bộ.
Đáp án đúng là: B
Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?
A. Bru-nây.
B. Lào.
C. Phi-lip-pin.
D. Xin-ga-po.
Đáp án đúng là: B
Các quốc gia có chung Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Trung Quốc (thuộc khu vực Đông Á). Lào là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp với Biển Đông.
Câu 6. Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.
B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.
Đáp án đúng là: B
Biển Việt Nam có đặc điểm là Biển lớn, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Câu 7. Vùng biển Việt Nam có mấy bộ phận?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: C
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Câu 8. Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền
A. 11 điểm có toạ độ xác định.
B. 12 điểm có toạ độ xác định.
C. 13 điểm có toạ độ xác định.
D. 14 điểm có toạ độ xác định.
Đáp án đúng là: B
Ngày 12 - 11 - 1982, Chính phủ nước ta công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam: đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm có toạ độ xác định.
Câu 9. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ do Việt Nam với quốc gia nào sau đây kí kết?
A. Campuchia.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Lào.
Đáp án đúng là: C
Ngày 25 - 12 - 2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết. Theo đó, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Câu 10. Vịnh Thái Lan không được bao bọc bởi quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Ma-lai-xi-a.
Đáp án đúng là: C
Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là vịnh Thái Lan (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a) và vịnh Bắc Bộ (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc).
Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng với vùng đặc quyền kinh tế?
A. Tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
B. Chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra biển.
C. Nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng là 200 hải lí.
D. Tiếp giáp với lãnh hải, có chiều rộng là 12 hải lí.
Đáp án đúng là: C
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Câu 12. Ở nước ta, vùng biển nào sau đây tiếp liền với đất liền?
A. Nội thủy.
B. Lãnh hải.
C. Thềm lục địa.
D. Tiếp giáp lãnh hải.
Đáp án đúng là: A
Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 13. Điểm 0 mốc chuẩn đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải nước ta nằm trên ranh giới của nước ta với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Thái Lan.
C. Campuchia.
D. Trung Quốc.
Đáp án đúng là: C
Điểm 0 mốc chuẩn đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải nước ta nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia.
Câu 14. Lãnh hải nước ta rộng bao nhiêu hải lí?
A. 12.
B. 14.
C. 13.
D. 11.
Đáp án đúng là: A
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu 15. Luật biển quốc tế ra đời năm nào sau đây?
A. 1985.
B. 1982.
C. 1983.
D. 1984.
Đáp án đúng là: B
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
I. Vị trí địa lý và phạm vi của biển đông
- Vị trí địa lí và phạm vi biển Đông:
+ Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông.
+ Biển Đông có diện tích khoảng 3447 nghìn km2 (là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).
+ Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
- Các nước và vùng lãnh thổ có chung biển Đông với Việt Nam:
+ Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
+ Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.
II. Vùng biển của Việt Nam ở biển Đông
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2
- Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước ta công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam: đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm có toạ độ xác định.
- Ngày 25/12/2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết. Theo đó, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
III. Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông
- Vùng biển của Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế về biên giới lãnh thổ và phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.