Sách bài tập KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

381

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 17 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Bài 17.1 trang 48 Sách bài tập KHTN 8: Bảng dưới đây cho biết kết quả thí nghiệm khi đặt một vật rắn đặc vào trong ba chất lỏng khác nhau.

Chất lỏng

Khối lượng riêng (kg/m3)

Kết quả quan sát

 

Nước muối

1 100

Vật nổi

Nước

1 000

Vật nổi

Cồn

790

Vật chìm

Khối lượng riêng của vật rắn là

A. 790 kg/m3.

B. trong khoảng từ 790 kg/m3 đến 1 000 kg/m3.

C. 1 000 kg/m3.

D. trong khoảng từ 1 000 kg/m3 đến 1 100 kg/m3.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Dựa vào bảng trên ta thấy, khối lượng riêng của vật rắn là trong khoảng từ 790 kg/m3 đến 1 000 kg/m3.

Bài 17.2 trang 48 Sách bài tập KHTN 8: Thả viên bi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây đúng?

A. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.

B. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.

C. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.

D. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

C đúng vì khi đã bị nhấn chìm hoàn toàn thì vật có bị nhấn xuống sâu nữa thể tích của phần chất lỏng của vật bị chiếm chỗ luôn bằng thể tích vật nên lực đẩy Archimesdes không đổi, còn áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu so với mặt thoáng của chất lỏng nên khi vật càng bị nhấn sâu thì áp suất chất lỏng càng lớn.

Bài 17.3 trang 49 Sách bài tập KHTN 8: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1 nhúng vật vào nước thì lực kế chỉ giá trị P2. Hãy chọn câu đúng.

A. P1 = P2.

B. P1 > P2.

C. P1 < P2.

D. P1. ≥ P2.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Lực kế chỉ giá trị P1 bằng với trọng lượng của vật.

Nhúng vật vào nước thì lực kế chỉ giá trị P2 = P1 - FA

Bài 17.4 trang 49 Sách bài tập KHTN 8: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Kết luận nào sau đây phù hợp nhất?

A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.

B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy Archimedes lớn hơn.

C. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì cùng được nhúng trong nước.

D. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước thì chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Bài 17.5 trang 49 Sách bài tập KHTN 8: Hai thỏi đổng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng trong nước, một thỏi nhúng trong dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn?

A. Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

B. Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

C. Hai thỏi này chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes bằng nhau vì chúng có cùng thể tích.

D. Không đủ điều kiện để so sánh.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

Bài 17.6 trang 49 Sách bài tập KHTN 8: Một chiếc bè có dạng hình hộp dài 4 m, rộng 2 m. Biết bè ngập sâu trong nước 0,5 m; trọng lượng riêng của nước 10 000 N/m3. Chiếc bè có trọng lượng là bao nhiêu?

A. 40 000 N.

B. 45 000 N.

C. 50 000 N .

D. Một giá trị khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Thể tích chiếc bè là V = 4 . 2 . 0,5 = 4 m3

Trọng lượng của chiếc bè là P = d. V = 10 000 . 4 = 40 000 N

Bài 17.7 trang 50 Sách bài tập KHTN 8Cho một bình đựng nước và có một cục nước đá nổi trên mặt nước.

a) Hỏi khi cục nước đá tan hết, mực nước thay đổi như thế nào?

b) Nếu thay nước trong bình trên thành nước muối thì khi cục nước đá tan hết, mực nước thay đổi như thế nào?

Lời giải:

a, Mực nước không thay đổi.

b, Mực nước dâng lên.

Bài 17.8 trang 50 Sách bài tập KHTN 8: Xác định khối lượng riêng của một vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước với các dụng cụ sau: lực kế, bình nước (bình đủ chứa được vật rắn, bình không có vạch chia thể tích), sợi dây mảnh. Nước có khối lượng riêng là Dn.

Lời giải:

Bước 1: Tính trọng lượng P: treo vật vào lực kế ngoài không khí để xác định trọng lượng P của nó.

Bước 2: Tính lực đẩy Archimedes và thể tích.

Nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước và không chạm vào thành cốc, lực kế chỉ F.

Vì F = P - FA nên F= P - F

Mặt khác: F= Dn.V nên V = FA : Dn

Bước 3: Tính trọng lượng riêng và khối lượng riêng của vật bằng công thức

d =PV=PFAdn=P.dnFA nên D = DnPFA = Dn.PP-FA

Bài 17.9 trang 50 Sách bài tập KHTN 8: Treo khối sắt vào lực kế và từ từ nhúng vật ngập vào trong ống trụ chứa nước đặt trên một cái cân (Hình 17.1).

a) Trong quá trình nhúng vật vào nước, số chỉ lực kế và cân thay đổi như thế nào?

b) Khi khối sắt ngập hoàn toàn trong nước, dùng kéo cắt sợi dây treo, số chỉ lực kế và cân thay đổi như thế nào?

Treo khối sắt vào lực kế và từ từ nhúng vật ngập vào trong ống trụ chứa nước đặt trên một cái cân

Lời giải:

a, Số chỉ lực kế giảm dần, số chỉ của cân tăng dần.

b, Số chỉ lực kế giảm về 0, số chỉ của cân tăng dần.

Xem thêm các bài giải sách bài tập khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 18 (Kết nối tri thức): Tác dụng làm quay của lực. Moment lực | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 19 (Kết nối tri thức): Đòn bẩy và ứng dụng | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 20 (Kết nối tri thức): Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 21 (Kết nối tri thức): Dòng điện, nguồn điện | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá