Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 22 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
STT |
Nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện |
Đánh giá |
|
1 |
Mạch điện bao gồm các bộ phận: nguồn điện, các vật tiêu thụ điện và các dây dẫn nối các vật tiêu thụ điện với hai cực nguồn điện. |
Đúng |
Sai |
2 |
Mạch điện kín chỉ bao gồm các dụng cụ tiêu thụ điện được nối lại với nhau bằng dây dẫn. |
Đúng |
Sai |
3 |
Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật hoặc là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. |
Đúng |
Sai |
4 |
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận trong mạch điện. |
Đúng |
Sai |
Lời giải:
1 - Đúng; 2 - Sai; 3 - Sai; 4 - Đúng.
Bài 22.2 trang 59 Sách bài tập KHTN 8: Một mạch điện như thế nào được gọi là mạch kín?
Lời giải:
Một mạch điện gồm nguồn điện, các vật tiêu thụ năng lượng điện được nối với nhau bằng dây dẫn và nối với hai cực của nguổn điện.
Bài 22.3 trang 59 Sách bài tập KHTN 8: Một mạch điện kín với dây dẫn bằng đồng. Hỏi:
a) Các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển theo chiều nào?
b) Chiều dòng điện trong mạch là chiều nào?
Lời giải:
a) Các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
b) Chiều dòng điện trong mạch được quy ước là chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các dụng cụ điện sang cực âm của nguồn điện.
Lời giải:
Hình 22.1 là sơ đồ của mạch điện cho phép ta bật, tắt đèn tại hai chỗ đặt công tắc ở xa nhau.
Sơ đồ này có thể vận dụng để bật, tắt đèn cầu thang.
- Khi xuống cầu thang, bấm chuyển công tắc K1 (đưa công tắc từ vị trí a về vị trí c), đèn sáng;
- Đến vị trí chân cầu thang, chuyển công tắc K2 từ vị trí d về vị trí b, đèn tắt;
- Khi ở vị trí chân cầu thang, muốn đèn sáng thì chuyển công tắc K2 từ vị trí b về vị trí d, đèn sáng;
- Khi lên khỏi cầu thang, muốn tắt đèn thì chuyển công tắc K1 từ vị trí c sang vị trí a.
Lời giải:
Mạch điện gồm các bộ phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn, chuông điện và dây dẫn nối các vật tiêu thụ năng lượng điện và nối với hai cực nguồn điện. Acquy là nguồn điện; bóng đèn, chuông điện và cả dây dẫn là các vật tiêu thụ năng lượng điện.
Lời giải:
- Các bộ phận của đèn pin ống: 1 là nguổn điện, 2 là bóng đèn, 3 là công tắc đèn.
- Sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn, công tắc, bóng đèn (Hình 22.1 G).
- Pin là nguồn điện; bóng đèn pin là vật tiêu thụ điện; công tắc đèn pin là công tắc trên sơ đồ; dây dẫn là vỏ đèn pin.
Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập KHTN 8: Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là
A. chiều quay của kim đồng hổ khi nhìn vào sơ đổ mạch điện kín.
B. chiều ngược chiểu quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đổ mạch điện kín.
C. chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguổn điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguổn điện.
Lời giải:
Đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động vì còn có một dây nối nữa chính là khung xe đạp.
Sơ đồ mạch điện từ đinamô xe đạp tới bóng đèn gổm nguồn điện (đinamô), đoạn dây dẫn thứ nhất là dây nối đinamô với đèn, bóng đèn, đoạn dây nối thứ hai là khung xe đạp.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.