Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập Chương 2 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Sinh học 11 từ đó học tốt môn Sinh học 11.
Lời giải:
- Giải thích: Ở Hình a, trước khi chất cảnh báo được đưa vào trong môi trường, các con cá phân bố rộng rãi trong bể. Sau khi chất cảnh báo được đưa vào bể (Hình b), pheromone tiết ra từ một số con cá phân tán trong nước và cảnh báo cho cả đàn → đàn cá tập trung lại ở đáy bể, nơi mà chúng có thể đảm bảo được sự an toàn.
- Việc đàn cá tập trung lại có ý nghĩa giúp đàn cá có thể tránh khỏi tác nhân gây hại, đảm bảo được sự an toàn.
Lời giải:
Các hiện tượng được nhắc đến mô tả tập tính xã hội (tập tính thứ bậc) ở động vật. Dạng tập tính này đảm bảo trật tự trong bầy đàn.
Lời giải:
Thành phần của bình xịt thường là CO2 lạnh và ethyl chloride có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời. Ethyl chloride có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 °C, khi xịt lên da (khoảng 37 °C), chất này sẽ sôi và bốc hơi, kéo theo nhiệt mạnh, khiến da bị tê cứng và đông lạnh cục bộ. Từ đó, dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não bộ. Khí CO2 lạnh có chức năng gây tê, giảm đau, làm mát vết thương. Nguyên lí hoạt động của bình xịt tương tự khi ta cầm cục đá lạnh trên tay, dây thần kinh cảm giác bị tê và không truyền được cơn đau.
Lời giải:
- Thuốc A: Tăng giải phóng chất trung gian hoá học ban đầu do lượng chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều nên sẽ làm cơ co mạnh, liên tục nhưng sau do chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều → quá trình tái tổng hợp chất trung gian hoá học diễn ra không kịp → hết chất trung gian hoá học → cơ ngừng co một thời gian.
- Thuốc B: Ức chế hoạt động enzyme acetylcholinesterase → acetylcholine không bị phân giải, vẫn bám vào thụ thể ở màng sau synapse, liên tục kích thích vào màng sau → cơ co liên tục → sau một thời gian dẫn tới liệt cơ.
- Thuốc C: gây đóng kênh Ca2+ → khi xung thần kinh đi đến, Ca2+ không đi vào chùy synapse → chất trung gian hoá học không được giải phóng không gây hiện tượng co cơ dù có bị kích thích.
Câu 5 trang 68 SBT Sinh học 11: Hình 2 mô tả hiện tượng xảy ra ở củ khoai tây sau khi bị "bỏ quên" ở nơi không có ánh sáng lâu ngày.
a) Người ta cho rằng, hiện tượng này là một trong những phản ứng của khoai tây nhằm chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Theo em, ý kiến đó có đúng không? Giải thích.
b) Khi đem củ khoai tây ở Hình 2 ra ngoài sáng, khoai tây sẽ có đáp ứng như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng, việc đáp ứng của khoai tây khi có ánh sáng liên quan đến một loại protein. Đó là protein gì? Protein này có vai trò gì?
Lời giải:
a) Ý kiến này là đúng. Hình 2 mô tả hiện tượng mọc vống ở khoai tây, đây là hiện tượng cây sinh trưởng nhanh một cách bất thường trong bóng tối, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém. Hiện tượng mọc vống giúp cây khoai tây thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng: lá không mở rộng để tránh tổn thương và tránh mất nước, không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng, cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên trước khi sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ trong củ.
b) - Khi đem củ khoai tây ở Hình 2 ra ngoài sáng, khoai tây sẽ sinh trưởng bình thường, lá xanh và mở rộng, rễ dài ra, thân phát triển theo chiều ngang.
- Loại protein liên quan đến sự đáp ứng của khoai tây khi có ánh sáng là phytochrome nằm trong tế bào chất. Khi có ánh sáng, phytochrome đóng vai trò là quang thụ thể thu nhận ánh sáng và kích hoạt quá trình truyền tín hiệu. Tín hiệu được truyền đến các gene trong nhân tế bào gây các đáp ứng khử vống như tổng hợp các protein tham gia tổng hợp chlorophyll,...
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19 : Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 20 : Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.