SBT Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

227

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Toán 11 Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán 11 Bài 23.

SBT Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Bài 7.6 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và đáy là tam giác ABC vuông tại B. Kẻ AM vuông góc với SB tại M và AN vuông góc với SC tại N. Chứng minh rằng:

a) BC  (SAB);

b) AM  (SBC);

c) SC  (AMN).

Lời giải:

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC)

a) Vì SA  (ABC) nên SA  BC mà AB  BC (do tam giác ABC vuông tại B). Do đó BC  (SAB).

b) Vì BC  (SAB) nên BC AM, mà AM  SB (giả thiết). Do đó AM  (SBC).

c) Vì AM  (SBC) nên AM  SC, mà AN  SC (giả thiết). Do đó SC  (AMN).

Bài 7.7 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O đến mặt phẳng (ABC). Chứng minh rằng:

a) BC  (OAH);

b) H là trực tâm của tam giác ABC;

c) 1OH2=1OA2+1OB2+1OC2 .

Lời giải:

Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc

a) Vì OA  OB, OA  OC nên OA  (OBC). Suy ra OA  BC.

Mà OH  (ABC) nên OH  BC. Do đó BC  (OAH).

b) Vì BC  (OAH) nên BC  AH, do đó AH là đường cao của tam giác ABC. (1)

Có OH  (ABC) nên OH  AC.

Có OB  OA, OC  OB nên OB  (OAC) nên OB  AC mà OH  AC, từ đó suy ra AC  (OBH), suy ra CA  BH, do đó BH là đường cao của tam giác ABC. (2)

Từ (1) và (2) suy ra H là giao hai đường cao của tam giác ABC.

Do đó H là trực tâm của tam giác ABC.

c) Gọi K là giao điểm của AH với BC.

Vì OA  (OBC) nên OA  OK .

Xét tam giác OAK vuông tại O, có OH là đường cao nên 1OH2=1OA2+1OK2 .

Vì AK  BC mà OA  BC nên BC  (OAK), suy ra OK  BC.

Xét tam giác OBC vuông tại O, có OK là đường cao nên 1OK2=1OB2+1OC2 .

Do đó 1OH2=1OA2+1OB2+1OC2 .

Bài 7.8 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho tứ diện ABCD có AB = AC và DB = DC. Chứng minh rằng AD  BC.

Lời giải:

Cho tứ diện ABCD có AB = AC và DB = DC

Gọi M là trung điểm của BC.

Xét tam giác ABC có AB = AC và AM là trung tuyến nên AM là đường cao.

Do đó AM  BC. (1)

Xét tam giác BCD có DC = DB và DM là trung tuyến nên DM là đường cao.

Do đó DM  BC. (2)

Từ (1) và (2) có: BC  (ADM). Suy ra BC  AD.

Bài 7.9 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có AA' vuông góc với mặt phẳng (ABC) và đáy là tam giác ABC vuông tại B. Chứng minh rằng:

a) BB'  (A'B'C');

b) B'C'  (ABB'A').

Lời giải:

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có AA' vuông góc

a) Vì AA' // BB'; AA'  (ABC) và (ABC) // (A'B'C') nên BB'  (A'B'C').

b) Vì BC  AB (do tam giác ABC vuông tại B).

Vì AA' // BB'; AA'  (ABC) nên BB'  (ABC), suy ra BC  BB' mà BC  AB nên BC  (ABB'A').

Lại có BC // B'C' nên B'C'  (ABB'A').

Bài 7.10 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O và SA = SC, SB = SD. Chứng minh rằng:

a) SO  (ABCD);

b) AC  (SBD) và BD  (SAC).

Lời giải:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O

a)

Vì ABCD là hình thoi, O là giao điểm của AC và BD nên O là trung điểm của AC, BD.

Xét tam giác SAC có SA = SC, SO là trung tuyến nên SO là đường cao hay SO  AC.

Xét tam giác SBD có SB = SD, SO là trung tuyến nên SO là đường cao hay SO  BD.

Do đó SO  (ABCD).

b) Do ABCD là hình thoi nên AC  BD. (1)

Mà SO  (ABCD) nên AC  SO (2) và BD  SO (3).

Từ (1) và (2), suy ra AC  (SBD).

Từ (1) và (3), suy ra BD  (SAC).

Bài 7.11 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Cho hình chóp S.ABC có SA  (ABC), tam giác ABC nhọn. Gọi H, K lần lượt là trực tâm của tam giác ABC và SBC. Chứng minh rằng:

a) BC  (SAH) và các đường thẳng AH, BC, SK đồng quy;

b) SB  (CHK) và HK  (SBC).

Lời giải:

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc (ABC), tam giác ABC nhọn

a) Vì H là trực tâm tam giác ABC nên BC  AH,

mà SA  (ABC) nên SA  BC. Do đó BC  (SAH).

Gọi M là giao điểm của AH và BC, ta có BC  (SAM) nên BC  SM.

Mặt khác, K là trực tâm của tam giác SBC nên SM đi qua K.

Do đó AH, BC, SK đồng quy.

b) Vì SA  (ABC) nên SA  CH, mà CH  AB, suy ra CH  (SAB).

Do đó CH  SB.

Lại có SB  CK nên SB  (CHK).

Xét tam giác SBC, K là trực tâm nên BK  SC.

Vì SA  (ABC) nên SA  BH mà BH  CA nên BH  (SAC), suy ra BH  SC.

Vì BK  SC và BH SC nên SC  (BHK), suy ra SC  HK.

Mà SB  HK (vì SB  (CHK)). Do đó HK  (SBC).

Bài 7.12 trang 28 SBT Toán 11 Tập 2Một cây cột được dựng trên một sàn phẳng. Người ta thả dây dọi và ngắm thấy cột song song với dây dọi. Hỏi có thể khẳng định rằng cây cột vuông góc với sàn hay không? Vì sao?

Lời giải:

Vì dây dọi song song với cây cột và dây dọi vuông góc với mặt phẳng sàn nên cây cột vuông góc với mặt phẳng sàn.

Đánh giá

0

0 đánh giá