15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Đặc điểm địa hình

279

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Đặc điểm địa hình đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Đặc điểm địa hình

Câu 1. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?

A. Trung sinh.

B. Tiền Cambri.

C. Cổ sinh.

D. Tân kiến tạo.

Đáp án đúng là: D

Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau. Đến thời kì Tân kiến tạo được nâng lên và phần thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.

Câu 2. Ở nước ta, đồng bằng chiếm

A. 2/3 diện tích đất liền.

B. 1/2 diện tích đất liền.

C. 3/4 diện tích đất liền.

D. 1/4 diện tích đất liền.

Đáp án đúng là: D

Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất. Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Câu 3. Ở nước ta, dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?

A. Con Voi.

B. Tam Đảo.

C. Bạch Mã.

D. Sông Gâm.

Đáp án đúng là: D

Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...; Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Ngoài ra, còn có một số dãy núi chạy theo hướng đông - tây như Bạch Mã, Hoành Sơn,…

Câu 4. Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Đông triều.

B. Sông gâm.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Ngân sơn.

Đáp án đúng là: C

Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...; Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc với các dãy núi tiêu biểu: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

Câu 5. Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?

A. Cac-xtơ.

B. Hầm mỏ.

C. Thềm biển.

D. Đê, đập.

Đáp án đúng là: A

Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là cac-xtơ (karst), cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.

Câu 6. Sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Sông Hồng.

B. Sông Tiền.

C. Sông Thương.

D. Sông Mã.

Đáp án đúng là: C

Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.

Câu 7. Ở nước ta, dãy núi nào sau đây cao và đồ sộ nhất?

A. Pu Đen Đinh.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Pu Sam Sao.

D. Trường Sơn Bắc.

Đáp án đúng là: B

Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta với khối núi cao nhất là Phan-xi-păng. Theo Cục Đo đạc - Bản đồ và Thông tin địa lí Việt Nam đã công bố độ cao mới của đỉnh Phan-xi-păng là 3147,3m (cao hơn 4,3m so với số liệu năm 1909 - 3143m).

Câu 8. “Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng” là đặc điểm của vùng đồi núi nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án đúng là: C

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là: Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. Đây là vùng có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2000m. Trường Sơn Bắc có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

Câu 9. Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng

A. 15000 km2.

B. 25000 km2.

C. 35000 km2.

D. 40000 km2.

Đáp án đúng là: A

Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, lớn thứ hai nước ta, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?

A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.

B. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.

C. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.

D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.

Đáp án đúng là: C

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc có một số đặc điểm sau:

- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. Đây là vùng có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).

- Trường Sơn Bắc có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

Câu 11. Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

B. điều tiết nước, chống lũ quét.

C. hạn chế triều cường, rửa phèn.

D. chống ngập úng, thoát nước.

Đáp án đúng là: A

Trên mặt đồng bằng sông Cửu Long không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên. Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

Câu 12. Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do

A. phù sa sông và biển hình thành.

B. phù sa biển và địa hình ven biển.

C. vật liệu bồi đắp đồng bằng rất ít.

D. nhiều dãy núi lan sát với bờ biển.

Đáp án đúng là: A

Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.

Câu 13. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

A. đồi núi.

B. đồng bằng.

C. hải đảo.

D. trung du.

Đáp án đúng là: A

Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ.

Câu 14. Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?

A. Đồng bằng.

B. Đồi núi.

C. Cao nguyên.

D. Sơn nguyên.

Đáp án đúng là: B

Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó, đồi núi thấp có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích; các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

Câu 15. Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.

B. Địa hình chịu tác động của con người.

C. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.

D. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là

- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

- Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

- Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người

=> Nhận định “Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn” là không đúng.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trắc nghiệm Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Trắc nghiệm Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Trắc nghiệm Bài 6: Đặc điểm khí hậu

Trắc nghiệm Bài 8: Đặc điểm thủy sản

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá