Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Câu 1. Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng tư sản.
C. cách mạng tư sản kiểu mới.
D. chiến tranh giải phóng dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?
A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
B. Mở đường cho Trung Quốc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội.
D. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911) đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục?
A. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc.
B. Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.
C. Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. Thi hành chính sách giáo dục tự nguyện.
Đáp án đúng là: D
- Chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục:
+ Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc;
+ Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật;
+ Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.
Câu 4. Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức
A. nội chiến cách mạng.
B. cải cách, canh tân đất nước.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. nội chiến và chiến tranh giải phóng.
Đáp án đúng là: B
Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị?
A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
B. Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
C. Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.
D. Thiết lập chính quyền Mạc phủ mới thay Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
Đáp án đúng là: D
- Những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị:
+ Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
+ Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
+ Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.
Câu 6. Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Cộng hòa Tổng thống.
Đáp án đúng là: A
Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế quân chủ lập hiến ở Nhật Bản.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
A. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
C. Đưa Nhật Bản phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.
Đáp án đúng là: C
- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản:
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?
A. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc.
C. Lật đổ sự thống trị của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân Trung Quốc.
Đáp án đúng là: A
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Những hạn chế của cuộc cách mạng này là: không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến; không chống lại các nước đế quốc xâm lược; không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
A. Thành công, giúp Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.
B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây.
D. Có ảnh hưởng đến một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
Đáp án đúng là: C
Cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra khi Nhật Bản vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Câu 10. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã
A. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
B. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.
C. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.
Đáp án đúng là: C
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 11. Theo Hiệp ước Nam Kinh (1842), triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho nước Anh vùng đất nào dưới đây?
A. Ma Cao.
B. Sơn Đông.
C. Hồng Công.
D. Vân Nam.
Đáp án đúng là: C
Theo Hiệp ước Nam Kinh (1842), triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho nước Anh vùng đất Hồng Công. Đến năm 1997, Hồng Công mới được trả lại cho Trung Quốc.
Câu 12. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?
A. Sơn Đông.
B. Đông Bắc.
C. Châu thổ sông Trường Giang.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Đáp án đúng là: A
Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
Câu 13. Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước
A. cộng hòa tư sản.
B. quân chủ lập hiến.
C. phong kiến, nửa thuộc địa.
D. thuộc địa, nửa phong kiến.
Đáp án đúng là: C
Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 14. Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là
A. Hồng Tú Toàn.
B. Khang Hữu Vi.
C. Lương Khải Siêu.
D. Tôn Trung Sơn.
Đáp án đúng là: D
Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.
Câu 15. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc bị lật đổ sau thắng lợi của cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Cách mạng tháng Mười.
C. Cách mạng tháng Tám.
D. Cách mạng tháng Hai.
Đáp án đúng là: A
Chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc bị lật đổ sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911).
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:
Trắc nghiệm Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Trắc nghiệm Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.