12 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

302

Toptailieu.vn xin giới thiệu 12 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á sách Cánh diều. Bài viết gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

12 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Câu 1. Truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm tiêu biểu của

A. Nguyễn Đình Chiểu.

B. Hồ Xuân Hương.

C. Nguyễn Du.

D. Bà huyện Thanh Quan.

Đáp án đúng là: A

Truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu

Câu 2. Trịnh Hoài Đức đã biên soạn tác phẩm nào dưới đây?

A. Đại Nam thực lục.

B. Gia Định thành thông chí.

C. Lịch triều hiến chương loại chí.

D. Đại Nam nhất thống chí.

Đáp án đúng là: B

Tác phẩm “Gia Định thành thông chí” do Trịnh Hoài Đức biên soạn.

Câu 3. Dưới thời Nguyễn, cơ quan nào có nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống ?

A. Quốc sử quán.

B. Đô Sát Viện.

C. Quốc tử giám.

D. Tông nhân phủ.

Đáp án đúng là: A

Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về Quốc sử quán.

Câu 4. Tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” do ai biên soạn?

A. Trịnh Hoài Đức.

B. Phan Huy Ích.

C. Phan Huy Chú.

D. Ngô Cao Lăng.

Đáp án đúng là: C

Tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” do Phan Huy Chú biên soạn.

Câu 5. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?

A. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.

B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.

C. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

D. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Nho giáo.

Đáp án đúng là: C

Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX ?

A. Nhiều cuộc đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân đã diễn ra.

B. Quan lại, địa chủ, cường hào nhũng nhiễu và áp bức nhân dân.

C. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là công nhân và nông dân.

D. Xã hội vẫn coi trọng thi cử để đua chen ra chốn quan trường.

Đáp án đúng là: C

- Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

+ Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là địa chủ và nông dân.

+ Tư tưởng Nho giáo chính thống tạo nên một xã hội theo thứ tự “sĩ, nông, công, thương” nên xã hội vẫn coi trọng thi cử đề đua chen ra chốn quan trường.

+ Tầng lớp thống trị, quan lại, địa chủ, cường hào coi thường luật, nhũng nhiễu và áp bức người dân.

+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra nhằm chống áp bức, chống chính quyền.

Câu 7. Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã

A. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.

B. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.

C. thực hiện cải cách hành chính.

D. thi hành chính sách cấm đạo.

Đáp án đúng là: A

Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ, với các điều luật bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới triều Nguyễn?

A. Thống kê các đảo, bão cát, bãi đá ngầm.

B. Vẽ hình thể, đo đạc, vẽ thành bản đồ.

C. Tập trận, biểu dương lực lượng quân đội.

D. Xác định phương hướng, khoảng cách.

Đáp án đúng là: C

- Một số nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa (dựa theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, quyển 4, trang 867):

+ Thống kê tất cả các đảo, bãi cát, bãi đá ngầm.

+ Đo đạc chiều rộng, chiều cao, chiều dài, chu vi, nước biển bốn mặt nông sâu.

+ Vẽ hình thể, đo đạc, vẽ thành bản đồ.

+ Ước lượng khoảng cách từ biển khởi hành đến quần đảo.

+ Xác định phương hướng từ đảo vào đất liền và ngược lại.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

A. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

B. Thực hiện chính sách doanh điền.

C. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.

D. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.

Đáp án đúng là: D

- Các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn:

+ Khuyến khích nhân dân khẩn hoang, ưu tiên đất trồng lúa; cho phép đất khai hoang thành đất tư,…

+ Thực thi chính sách doanh điền (nhà nước trực tiếp chiêu mộ, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân nghèo đi khai hoang, lập ấp ở những vùng trọng yếu).

+ Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Câu 10. Năm 1803, vua Gia Long đã cho tái lập trở lại hải đội nào sau đây ?

A. Rạng Đông.

B. Hoàng Sa.

C. Hồng Ngọc.

D. Đại Hùng.

Đáp án đúng là: B

Năm 1803, vua Gia Long đã cho tái lập trở lại hải đội Hoàng Sa.

Câu 11. Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

A. Bắc thành.

B. Gia Định thành.

C. 4 doanh và 7 trấn.

D. phủ Thừa Thiên.

Đáp án đúng là: C

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam) và 7 trấn (Thanh Hoa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận).

Câu 12. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Nguyễn?

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật.

D. Hình thư.

Đáp án đúng là: A

Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), bao gồm 7 chương với 398 điều.

Câu 13. Nghề thủ công nào mới xuất hiện dưới thời Nguyễn?

A. Đúc đồng.

B. In tranh.

C. Làm gốm.

D. Làm giấy.

Đáp án đúng là: B

Nghề in tranh mới xuất hiện dưới thời Nguyễn với nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình ngoại thương của Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX?

A. Thuế nhẹ, đường xá được mở mang.

B. Hàng loạt các đô thị được hưng khởi.

C. Hoạt động ngoại thương trì trệ, sa sút.

D. Hạn chế giao thương với phương Tây.

Đáp án đúng là: D

Đầu thế kỉ XIX, về ngoại thương, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục duy trì trao đổi, buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn hạn chế trao đổi buôn bán.

Câu 15. Công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Nguyễn là

A. thành Tây Đô.

B. Kinh thành Huế.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. thành Cổ Loa.

Đáp án đúng là: B

Công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Nguyễn là Kinh thành Huế.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Trắc nghiệm Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá