15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

373

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam?

A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.

B. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, cân đối.

C. Kinh tế Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Pháp.

D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Đáp án đúng là: D

- Dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam đã trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. tư sản, công nhân và địa chủ.

B. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Câu 3. Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước nào?

A. Huỳnh Thúc Kháng.

B. Lương Văn Can.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Đáp án đúng là: D

Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Câu 4. Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?

A. Việt Nam Nghĩa đoàn.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Việt Nam Quang phục hội.

Đáp án đúng là: C

Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Câu 5. Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?

A. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.

B. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

C. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.

D. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.

Đáp án đúng là: C

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ, ở một số ngành kinh tế (khai mỏ, giao thông vận tải,...), một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...). Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn trong trình trạng nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Câu 6. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã

A. ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

B. tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì.

C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. thành lập Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Đáp án đúng là: A

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, sang phương Tây, tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 7. Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?

A. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.

B. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.

C. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Đáp án đúng là: A

- Nội dung đáp án A không phù hợp, vì: con đường cách mạng vô sản chỉ xuất hiện sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.

Câu 8. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hòa trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Phan Bội Châu.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Châu Trinh.

Đáp án đúng là: D

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hòa trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 9. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng?

A. Có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến.

C. Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

Đáp án đúng là: C

- Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đều: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 10. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

B. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

C. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

D. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Đáp án đúng là: C

- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục. Trong quá trình đó, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng: từ sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động; nhận biết về bạn và thù,… => những nhận thức của Nguyễn Tất Thành tuy mới bước đầu nhưng đúng hướng, đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

Câu 11. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. thành lập Hội Duy tân.

B. mở cuộc vận động Duy Tân.

C. tổ chức phong trào Đông Du.

D. mở trường Đông Kinh nghĩa thục.

Đáp án đúng là: B

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.....

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam?

A. Hình thành 2 giai cấp cơ bản: địa chủ, nông dân.

B. Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa.

C. Xuất hiện thêm các lực lượng xã hội mới.

D. Cơ cấu xã hội Việt Nam dần có sự thay đổi.

Đáp án đúng là: A

- Tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội (nông dân, địa chủ phong kiến) có sự phân hóa.

+ Xuất hiện thêm các lực lượng xã hội mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản)

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam dần có sự thay đổi: chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sống nghèo khổ; lực lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp,…

Câu 13. Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?

A. Hội Duy tân.

B. Việt Nam Nghĩa đoàn.

C. Việt Nam Quang phục hội.

D. Việt Nam Quốc dân Đảng.

Đáp án đúng là: A

Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 14. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX không có nội dung nào dưới đây?

A. Giương cao ngọn cờ dân chủ và cải cách xã hội.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

C. Dựa vào Pháp để chống phong kiến và cải cách xã hội.

D. Cổ động thực nghiệp, lập các hội buôn, phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

- Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh:

+ Giương cao ngọn cờ dân chủ và cải cách xã hội.

+ Dựa vào Pháp để chống phong kiến và cải cách xã hội.

+ Cổ động thực nghiệp, lập các hội buôn, phát triển kinh tế.

Câu 15. Trong những năm 1897 - 1914, thực dân Pháp đã tiến hành

A. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự.

C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Trắc nghiệm Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá