Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Công nghệ 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Công nghệ 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 2: Hình chiếu vuông góc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện thường gặp theo phương pháp chiếu thứ nhất.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được hình chiếu vật thể. Nhận biết được phương pháp chiếu thứ nhất. Nhận biết được khối đa diệncủa chúng.
- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được một số thuật ngữ để trình bày được hình chiếu vuông góc.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét các bước của quy vẽ hình chiếu khối hình học đơn giản.
- Thiết kế kỹ thuật: Vẽ được hình chiếu vuông góc khối đa diện thường gặp theo phương pháp chiếu thứ nhất.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến hình chiếu vuông góc, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến hình chiếu vuông góc.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về hình chiếu vuông góc đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (4’)
a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về hình chiếu vuông góc
b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi
Hình ảnh của chiếc ghế trong Hình 2.1 sẽ như thế nào khi nhìn theo hai hướng khác nhau a và b? Hãy vẽ phác hình ảnh thu được từ mỗi hướng nhìn đó.
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi
trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Khối hình học có những dạng nào? Thế nào là phép chiếu vuông góc thứ nhất? Để vẽ hình chiếu khối hình học và khối vật thể đơn giản cần tiến hành theo quy trình nào? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu phép chiếu vuông góc (5’)
a.Mục tiêu: Trình bày được phép chiếu vuông góc
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
GV đưa ra câu hỏi
Quan sát hình dưới đây và hãy mô tả phép chiếu vuông góc
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
- Mặt phẳng P được gọi là mặt phẳng chiếu.
- Các điểm A’; B’; C’; D’ tương ứng là hình chiếu vuông góc của các điểm A, B, C, D trên mặt phẳng P
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV yêu cầu HS đưa ra khái niệm về hình chiếu vật thể |
I. Phương pháp các hình chiếu vuông góc Phương pháp các hình chiếu vuông góc là phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể 1.Phép chiếu vuông góc Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phảng hình chiếu. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc (10’)
a.Mục tiêu: Trình bày được các hình chiếu vuông góc
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Quan sát hình 2.3 và xác định các mặt phẳng chiếu
2. Quan sát hình 2.4 cho biết cách xác định hướng chiếu và các hình chiếu?
3. Quan sát Hình 2.5b và cho biết:
a. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
b. Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu bằng, giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.
- Mặt phẳng chiếu chính diện P1 được gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng
- Mặt phẳng nằm ngang P2 được gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng
- Mặt phẳng bên phải P3 được gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh.
2. Để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể ta cần đặt vật thể trong không gian được tạo bởi ba mặt phẳng hình chiếu vuông góc với nhau từng đôi một (MPHC đứng, MPHC bằng, MPHC cạnh) rồi lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo các hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải để nhận được các hình chiếu:
- Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng).
- Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
3.
a. Vị trí các hình chiếu được sắp xếp: hình chiếu đứng nằm phía trên hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng
b. Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu bằng: hình chiếu đứng phía trên hình chiếu bằng
Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh: hình chiếu đứng nằm bên trái hình chiếu cạnh.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi phiếu học tập GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành câu hỏi trong thời gian 2 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi của GV trong phiếu học tập. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV yêu cầu 1-2 HS kể tên các phép chiếu, ứng dụng các phép chiếu đó. 1-2 HS hoàn thành yêu cầu, HS khác nhận xét và bổ sung. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. |
2. Các hình chiếu vuông góc - Có các mặt phẳng chiếu là + Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng + Mặt phẳng nằm ngang gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng - Mặt phẳng nằm cạnh bên phải gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh - Các hình chiếu + Hình chiếu đứng: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trước lên mặt phẳng chiếu đứng. + Hình chiếu bằng: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng hình chiểu bằng + Hình chiếu cạnh: là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng hình chiểu cạnh. - Vị trí các hình chiếu + hình chiếu đứng nằm phía trên hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng
|
................................
................................
................................
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 2: Hình chiếu vuông góc.
Để mua Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án 8 Công nghệ (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 6: Vật liệu cơ khí
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.