15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

357

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Câu 1. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Chọn B

Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.

Câu 2. Đường kinh tuyến được coi là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là

A. kinh tuyến 1500Đ.

B. kinh tuyến 1000Đ.

C. kinh tuyến 1050Đ.

D. kinh tuyến 1100Đ.

Chọn C

Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,... Địa hình cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau.

Câu 3. Nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở Trung Quốc do

A. đông dân, nhu cầu lớn.

B. nhiều dân tộc sinh sống.

C. nhiều đồng bằng rộng.

D. sản phẩm để xuất khẩu.

Chọn A

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn -> Vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở đây.

Câu 4. Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Chọn A

Các kiểu khí hậu chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

Câu 5. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D. Thái Lan.

Chọn D

Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có đường biên giới với Trung Quốc là Việt Nam, Lào và Mi-an-ma.

Câu 6. Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới lục địa.

B. Cận nhiệt đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa.

D. Ôn đới gió mùa.

Chọn C

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn; lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 250 mm (một số nơi có lượng mưa dưới 100 mm nơi hình thành hoang mạc).

Câu 7. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.

B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.

D. núi thấp và hoang mạc.

Chọn A

Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phía nam, phần lớn đường biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc. Điển hình là dãy núi Hi-ma-lai-a hùng vĩ và dải hoang mạc phía Tây Trung Quốc.

Câu 8. Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.

B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.

C. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.

D. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.

Chọn B

Miền Tây Trung Quốc có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,... Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 9. Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là

A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

B. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.

C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

D. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.

Chọn D

Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp).

Câu 10. Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. kim cương, than đá, đồng.

B. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.

C. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

D. than đá, khí tự nhiên, kẽm.

Chọn C

Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ và quặng sắt.

Câu 11. Nguyên nhân các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở vùng duyên hải và các thành phố lớn không phải do

A. khí hậu ôn đới lục địa.

B. địa hình bằng phẳng hơn.

C. nguồn lao động dồi dào.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở vùng duyên hải và các thành phố lớn chủ yếu là do khu vực này là đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa thuận lợi. Đồng thời, đây cũng là nơi có nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc và có hạ tầng đô thị, cơ sở vật chất tốt,…

Câu 12. Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?

A. Tacla Macan.

B. Kalahari.

C. Victoria Lớn.

D. Colorado.

Chọn A

Hoang mạc thuộc lãnh thổ Trung Quốc là hoang mạc Tacla Macan (lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích hơn 33 700 km2). Hoang mạc Victoria Lớn ở châu Úc, hoang mạc Kalahari ở châu Phi và hoang mạc Colorado ở Bắc Mỹ.

Câu 13. Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào dưới đây?

A. Thái Lan.

B. Cam-pu-chia.

C. Lào.

D. Mi-an-ma.

Chọn C

Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với Lào.

Câu 14. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Chọn D

Đồng bằng chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là đồng bằng Hoa Nam.

Câu 15. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Anh, Ô-xtrây-li-a.

Chọn B

Trung Quốc nằm ở Đông Á, có diện tích khoảng 9,6 triệu km2 lớn thứ 4 trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì).

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá