Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

317

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX). Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

Bài giảng Bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX): 

A. Lý thuyết Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

1. Cách mạng công nghiệp Anh

Cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Anh vào giữa thế kỉ XVIII, nhờ có đầy đủ vốn, nhân công và kĩ thuật phát triển.

- Máy kéo sợi Gien-ni phát minh năm 1764, làm đột phá trong ngành dệt và lan rộng sang các ngành khác.

- R. Ác-rai phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước năm 1769 và xây dựng xưởng dệt đầu tiên ở Man-che-xtơ năm 1771.

- Giêm Oát phát minh máy hơi nước năm 1784, cho phép xây dựng các nhà máy ở nhiều nơi khác nhau.

- Năm 1785, E. Các-rai phát minh máy dệt, tăng tốc độ sản xuất 39 lần.

- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

- Năm 1825, Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối liền Man-che-xtơ với Li-vơ-pun.

- Đến năm 1850, Anh có khoảng 10,000km đường sắt.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX) (ảnh 1)

Cách mạng công nghiệp Anh biến nước này từ nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và Mỹ

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp Anh lan đến châu Âu và Mỹ:

- Pháp: cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830, kinh tế phát triển nhanh.

- Đức: cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX, kinh tế phát triển với tốc độ cao, trở thành nước công nghiệp sau khi thống nhất đất nước.

- Mỹ: quá trình công nghiệp hoá bắt đầu từ công nghiệp nhẹ vì liên hệ với Anh.

- Mỹ phát minh máy tách hạt bông (1793) và máy thu hoạch bông (1831) để tăng năng suất lao động.

- Nước Mỹ phát triển công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,... và đứng thứ tư về giá trị sản xuất công nghiệp giữa thế kỉ XIX.

3. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội

- Cách mạng công nghiệp tạo năng suất lao động cao, phát triển kinh tế và xây dựng nhiều khu công nghiệp và thành phố đông dân.

- Nó chuyển đổi xã hội từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, tạo ra hai giai cấp chính là tư sản và vô sản.

- Giai cấp tư sản trở thành thống trị xã hội, trong khi giai cấp vô sản làm công nhân bị áp bức và bóc lột.

- Cách mạng công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, cũng như xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

B. Câu hỏi trắc nghiệm bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

Câu 1: Pháp đã xâm chiếm những nước nào?

A. Việt Nam

B. Lào

C. Cam-pu-chia

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 2: Đối với ba nước Đông Dương, từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp:

A. Tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng

B. Tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm chiếm đóng cho nhau.

C. Liên minh để xâm chiếm các nước này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Đối với ba nước Đông Dương, từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp: Tìm mọi cách tranh giành, chiếm lấy phạm vi ảnh hưởng 

Câu 3:  Trong các thế kỉ XVI – XIX, thực dân phương Tây xâm nhập bằng cách thức và thủ đoạn nào?

A. Ngoại giao, buôn bán

B. Truyền giáo

C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Xâm nhập bằng thủ đoạn truyền đạo (truyền giáo), giao , buôn bán, khống chế chính trị bắt ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thao túng

Câu 4: Về kinh tế, thực dân phương Tây đã làm gì khi áp đặt được ách đô hộ lên cách nước Đông Nam Á?

A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ

B. Không chú trọng mở mang công nghiệp nặng

C. Chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

- Đẩy mạnh áp bức, bóc lột, vơ vét tài nguyên, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu cho xây dựng các công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Nhiều hệ thống đường giao thông được mở rộng để phục vụ cho hoạt động khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Cướp đoạt ruộng đất phục vụ cho lập đồn điền.

Câu 5: Thực dân Anh bắt đầu chiếm Miến Điện khi nào?

A. Từ thế kỉ XVI

B. Cuối thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XX

D. Giữa thế kỉ XX

Đáp án đúng: B

Câu 6: Khởi nghĩa Nô-va-lét được diễn ra vào năm?

A. 1825

B. 1826

C. 1824

D. 1823

Đáp án đúng: D

Câu 7: Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan khi nào?

A. Từ thế kỉ XVI

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XX

D. Giữa thế kỉ XX

Đáp án đúng: B

Câu 8: Ở Indonesia, sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ thì:

A. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra

B. Người dân nơi đây được hưởng chế độ của người Hà Lan bản địa.

C. Đất nước trở nên hoang tàn, không còn sức sống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: A

Giải thích: 

Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ nhân dân Indonesia phải chịu sự áp bức bóc lột nặng nề => nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra

Câu 9: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?

A. Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.

B. Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau

C. Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa chính quyền thực dân đã: Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau

Câu 10:  Vì sao Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng

B. Giàu tài nguyên khoáng sản

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

C. Sơ đồ tư duy Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX) (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá