Với soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 133 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Văn 11.
Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 133 (Cánh diều)
1. Chuẩn bị
- Liên hệ với những hiểu biết về truyện Chữ người tử tù đã học ở Bài 3 để hiểu văn bản nghị luận này.
Trả lời:
- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.
Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.
Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn người tử tù.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Trả lời:
Người viết đã nếu vấn đề phong cách của các nhà văn. Ông nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
Trả lời:
Tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.
Trả lời:
Huấn Cao: con người "chọc trời khuấy nước", đến "chết chém ông còn chẳng sợ".
Viên quản ngục: Gan góc, ngang tàng.
=> Cả hai người đều những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu.
Trả lời:
Phân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngời cái biết sợ của những nhân vật này.
Trả lời:
Phần 3 khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật quản ngục. Cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương khiến con người ông trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, sang trọng hơn.
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là: Con người cũng có lúc phải cúi đầu nhưng hãy chỉ cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
Qua văn bản trên, ta có thể thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn Chữ người tử từ:
+ Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.
+ Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật.
Qua văn bản trên, ta có thể thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử từ:
+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả.
+ Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
Trả lời:
Trong phần 2, người viết đã tạo ra ba luận điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù:
* Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân:
- Lí lẽ:
+ Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
→ Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu.
* Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng:
- Lí lẽ:
+ Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất.
+ Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi xin chữ một người tử tù.
* Luận điểm 3: Thái độ của Huân Cao với người quản ngục.
- Lí lẽ:
+ Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ đẹp va thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tầm lòng và con người thật của ông.
Phân tích, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao.
“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”
Trả lời:
Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
→ Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
Câu 4. (trang 135 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm gì đáng chú ý?
Trả lời:
Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm rất đáng chú ý: Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất nhẹ nhàng nhưng cũng rõ ràng và dứt khoát.
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.”.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên. Bởi lẽ, trong cuộc sống, mình không phải là duy nhất và chúng ta không thể tồn tại mà chỉ biết mình, không biết sợ người khác. Có thể hiện tại mình hơn rất nhiều người nhưng vẫn kém hơn rất nhiều người. Do đó, cũng có đôi lúc chúng ta phải cúi đầu trước những người có quyền lực cao quý hơn. Tùy từng trường hợp mà chúng ta phải xem xét rồi mới quyết định có cúi đầu hay không. Do đó, “có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn”.
Trả lời:
“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối. Đối với Huân Cao - người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng mà không phải ai trên đời ông cũng cho chữ. Ông chỉ tin tưởng và coi trọng ba người bạn tri kỉ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, em có thể rút ra trong mình bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp không chỉ có ở những nơi đẹp đẽ nhất mà nó còn tồn tại trong những môi trường xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng tỏ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn và cao hơn trong cuộc sống.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Một thời đại trong thi ca
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 136
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.