Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
A. Lý thuyết Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874
- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở phương Tây tăng trưởng mạnh từ giữa thế kỉ XIX.
- Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực đẩy các nước phương Tây xâm chiếm phương Đông.
- Thực dân Pháp lợi dụng mối quan hệ và lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô để xâm lược Việt Nam, có sự chống cự.
a) Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862)
b) Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 - 1874)
- Triều đình Huế đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp đánh chiếm ba tỉnh Nam Kì.
- Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân tập kích Kiên Giang, bị giặc bắt và tử chiến.
- Trương Định lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, chiến đấu chống Pháp. Con trai ông là Trương Quyền tiếp tục chiến đấu ở Tây Ninh.
- Nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị... phản đối giặc Pháp và ca ngợi nghĩa quân.
- Phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ ở miền Đông, Nguyễn Hữu Huân chống Pháp và bị giặc bắt hai lần.
2. Phong trào kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873-1884)
a) Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874)
- Thực dân Pháp tiếp tục kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì, Trung Kì sau khi chiếm được Nam Kì.
- Cuối năm 1873, Ph. Gác-ni-ê dẫn quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, gặp sự chống cự của binh sĩ do Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy.
- Ph. Gác-ni-ê mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành, gây nổi lên cuộc kháng chiến của quân dân ta.
- Ngày 20-11, quân Pháp bị đánh bại tại Sơn Tây, giết chết tên chỉ huy là Ph. Gác-ni-ê, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
- Năm 1874, triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.
b) Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884)
- Tháng 4 – 1882, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, buộc Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu phải giao thành vì cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt tương tự Hiệp ước Hắc-mãng, chỉ định lại địa bàn các tỉnh do triều Nguyễn quản lí, Bình Thuận và Thanh, Nghệ, Tinh trở lại sáp nhập vào Trung Kì, triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
3. Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX
- Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam trong khủng hoảng chống thực dân Pháp đã gửi bản điều trần, đề nghị cải cách lên triều đình Huế.
- Những đề nghị cải cách gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở kinh tế, tư tưởng bảo thủ của triều đình và nhân dân.
- Tư tưởng cải cách của nửa sau thế kỉ XIX chuẩn bị tiền đề cho phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.
B. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án)
Câu 1: Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước?
A. Paris
B. Hác măng
C. Nhâm Tuất
D. Giáp Tuất
Đáp án đúng: C
Giải thích: Ngày 5-6-1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; đồng thời bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).... Pháp sẽ “trả lại" tỉnh Vĩnh Long khi triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.
Câu 2: Trước tình hình Quân triều đình ở thành Hà Nội thất bại, nhà Nguyễn đã?
A. Bán nước cho nhà Thanh
B. Đầu hàng Pháp
C. Lo sợ, vội cử người sang cầu cứu nhà Thanh.
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 3: Triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất vào năm nào?
A. 1862
B. 1874
C. 1884
D. 1860
Đáp án đúng: B
Giải thích: Triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất vào năm 1874. Theo hiệp ước này triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác. Tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì.
Câu 4: Sang thế kỉ XIX, Việt Nam chịu tác động của?
A. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh
B. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực ở các nước phương Tây
C. Việc đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông của các nước phương Tây
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 5: Ai là người chỉ đạo nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha ?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Tri Phương
D. Trương Quyền
Đáp án đúng: C
Giải thích: Nguyễn Tri Phương là người chỉ đạo nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Nguyễn Tri Phương được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định. Sau đó ông được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công xâm lược. Thực dân Pháp cử Ph. Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc vào cuối năm 1873 dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chiến đấu chống cự.
C. Sơ đồ tư duy Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.