Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
A. Lý thuyết Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Quá trình xâm lược của các nước đế quốc
- Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé vào giữa thế kỉ XIX.
- Chiến tranh thuốc phiện giữa Anh và Trung Quốc kéo dài từ 1840 đến 1842, khiến chính quyền Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho Anh.
- Hiệp ước Nam Kinh quy định Trung Quốc phải mở cửa biển cho thương nhân người Anh vào buôn bán, bồi thường chiến tranh và nhượng cho Anh vùng đất Hồng Công.
- Nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc chiếm lĩnh nhiều vùng đất Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử, Nga và Nhật Bản chiếm Đông Bắc, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.
- Sau khi kí hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc vào năm 1901, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.
b) Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Tháng 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc.
- Sự kiện này gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng, châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Cách mạng Tân Hợi do lãnh đạo của Tôn Trung Sơn với cương lĩnh “Dân tộc độc lập,dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
- Cách mạng nhằm tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Cách mạng nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Cuộc Duy tân Minh Trị (1868)
- Tháng 1 – 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, một loạt cải cách mang tính cách mạng tư sản, giúp Nhật Bản phát triển vượt bậc và trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
b) Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Nhờ tiền bồi thường Chiến tranh Trung-Nhật, Nhật Bản phát triển kinh tế mạnh mẽ, đẩy mạnh công nghiệp hoá và tập trung sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.
- Các công ti độc quyền như Mít-xơi, Mít-su-bi-si, Su-mi-tô-mô,.. đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Sau khi giành thắng lợi trong Chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản mở rộng thuộc địa tại bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông,...
B. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án)
Câu 1: Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ?
A. Tư bản chủ nghĩa
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Thực dân
D. Phong kiến
Đáp án đúng: D
Giải thích: Cách mạng Tân Hợi 1911 - cuộc cách mạng dân chủ tư sản tiên phong có đường lối, giai cấp lãnh đạo cụ thể. Cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đại Mãn Thanh; chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản tăng trưởng. Từ đó đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến cổ hủ, kết thúc hơn 2000 năm lịch sử quân chủ Trung Quốc.
Câu 2: Năm 1905, Tôn Trung Sơn lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh thành lập?
A. Trung Quốc Liên minh hội
B. Trung Quốc Hiệp ước hội
C. Trung Quốc Đồng minh hội
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 3: Bước sang thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách?
A. Xâm lược và bành trướng
B. Công nghiệp hóa
C. Đưa người giỏi sang học ở phương Tây
D. Xoá bỏ chế độ nông nô
Đáp án đúng: A
Câu 4: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là?
A. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á
C. Sau cải cách nền chính trị - xã hội Nhật ổn định
D. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản
Đáp án đúng: D
Giải thích: Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và đứng trước nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc.
Câu 5: Giáo dục thời Duy tân Minh Trị có gì nổi bật?
A. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
B. Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy
C. Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích: Tháng 1 – 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành một loạt cải cách mà lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị. Giáo dục thời Duy tân Minh Trị có những đặc điểm nổi bật: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; Nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy được chú trọng hơn; Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
C. Sơ đồ tư duy Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.