15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ­

391

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ­ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ­ đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ­

Câu 1. Nhận định nào không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kỳ hiện nay?

A. Là sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì.

B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

C. Hoạt động dịch vụ chủ yếu là du lịch.

D. Các hoạt động dịch vụ rất đa dạng.

Chọn C

Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ với quy mô và mức độ hiện đại đứng đầu thế giới. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 80,1% GDP và thu hút khoảng 80% lực lượng lao động. Hoạt động dịch vụ của Hoa Kỳ rất đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới -> Nhận định: Hoạt động dịch vụ chủ yếu là du lịch là không đúng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.

B. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng giảm.

C. Giá trị đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp không ngừng tăng.

D. Các trung tâm công nghiệp chỉ phân bố nhiều ven Thái Bình Dương.

Chọn C

Ngành công nghiệp đóng góp hơn 18% GDP của Hoa Kỳ (năm 2020). Đây là ngành quan trọng đối với việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Giá trị đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp không ngừng tăng, từ hơn 3 300 tỉ USD (năm 2015) tăng lên hơn 3 800 USD (năm 2020).

Câu 3. Sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Phía tây bắc (ngành CN hiện đại); vùng ven Thái Bình Dương (ngành CN truyền thống).

B. Vùng đông bắc (ngành CN truyền thống); vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN hiện đại).

C. Vùng đông bắc (ngành CN hiện đại), vùng Thái Bình Dương (ngành CN truyền thống).

D. Phía bắc (ngành CN hiện đại); phía Nam, ven Đại Tây Dương (ngành CN truyền thống).

Chọn B

Trước đây, sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng đông bắc ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay, mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn.

Câu 4. Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì?

A. Ngân hàng và tài chính.

B. Du lịch và thương mại.

C. Hàng không và viễn thông.

D. Vận tải biển và du lịch.

Chọn A

Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì. Niu Y-oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ. Đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới (hơn 232 tỉ USD, năm 2020).

Câu 5. Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?

A. Nhiệt điện.

B. Điện địa nhiệt.

C. Điện gió.

D. Điện mặt trời.

Chọn A

Hoạt động điện lực ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo là ngành công nghiệp nhiệt điện.

Câu 6. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống các bang

A. phía Tây và ven Thái Bình Dương.

B. phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. phía Tây Nam và ven vịnh Mêhicô.

D. ven Thái Bình Dương và phía Bắc.

Chọn B

Hoạt động công nghiệp Hoa Kỳ mở rộng xuống các bang ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương và tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các trung tâm công nghiệp nổi bật ở vùng này là Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn,...

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?

A. Là cường quốc về ngoại thương và xuất khẩu lớn.

B. Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới.

C. Thị trường nội địa có sức mua yếu và trung bình.

D. Đối tác thương mại chính là ca-na-đa và Mê-hi-cô.

Chọn C

- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.

- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì?

A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào.

C. Kinh tế không bị chiến tranh tàn phá.

D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời.

Chọn D

Hoa Kì là quốc gia nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây nên không chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mà còn kiến được lợi nhuận lớn từ việc buôn bán vũ khí. Đồng thời, Hoa Kì là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và có lực lượng lao động chuyên môn, kĩ thuật cao rất lớn.

Câu 9. Động lực phát triển nền kinh tế của Hoa Kì là

A. sức mua của dân cư lớn.

B. bán sản phẩm công nghiệp.

C. chính sách phát triển tốt.

D. chuyên môn hoá sản xuất.

Chọn A

Hoa Kì có dân số đông thứ 3 trên thế giới (trên 300 triệu người) -> Tạo nên một thị trường nội địa nhộn nhịp, sức mua của người dân lớn và là động lực cho nền kinh tế trong nước phát triển.

Câu 10. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu của Hoa Kì?

A. Khai thác.

B. Năng lượng.

C. Chế biến.

D. Điện lực.

Chọn C

Công nghiệp chế biến có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp truyền thống (hóa chất, dệt may, thực phẩm, luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu,...) có xu hướng giảm tỉ trọng; trong khi các ngành công nghiệp hiện đại với công nghệ cao (hàng không - vũ trụ, điện tử - tin học,...) đang được đầu tư phát triển mạnh và tăng tỉ trọng.

Câu 11. Hiện nay, ngành hàng không - vũ trụ của Hoa Kì phân bố tập trung ở khu vực nào sau đây?

A. Vùng núi Cooc-đi-e và ven Ngũ Hồ.

B. Phía nam và vùng Trung tâm.

C. Ven Thái Bình Dương và phía nam.

D. Vùng Đông Bắc và ven Ngũ Hồ.

Chọn C

Công nghiệp hàng không - vũ trụ của Hoa Kỳ phát triển hàng đầu thế giới. Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh,... Các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô (Hao-xtơn, Đa-lát,...) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn,...) có công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển.

Câu 12. Ngành nào sau đây tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu ở Hoa Kì?

A. Nông nghiệp.

B. Ngư nghiệp.

C. Tiểu thủ công.

D. Công nghiệp.

Chọn D

Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp của thế giới. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18,4% GDP. Tuy chỉ có hơn 10% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới. Đây là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.

Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Hoa Kì?

A. Thông tin liên lạc rất hiện đại, nhưng chỉ phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Ngành du lịch phát triển mạnh, doanh thu du lịch thấp và du khách ít.

C. Ngành ngân hàng và tài chính chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước.

D. Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.

Chọn D

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Hoa Kì thể hiện ở việc hệ thống giao thông vận tải hiện đại bậc nhất thế giới và trải rộng trên khắp lãnh thổ với đầy đủ các loại hình.

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?

A. Đối tác thương mại chính là Việt Nam, Mê-hi-cô.

B. Thị trường nội địa có sức mua yếu và trung bình.

C. Là cường quốc về ngoại thương và xuất khẩu nhỏ.

D. Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới.

Chọn D

- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.

- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?

A. Nội thương Hoa Kỳ có quy mô nhỏ nhất thế giới.

B. Là cường quốc về ngoại thương và xuất khẩu lớn.

C. Thị trường nội địa có sức mua yếu và trung bình.

D. Đối tác thương mại chính là Việt Nam, Nhật Bản.

Chọn B

- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.

- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm KTPL 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 17: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá