15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

369

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Câu 1: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.

C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Đáp án đúng là: D

Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Câu 2: Cây sinh trưởng, phát triển bình thường khi

A. lượng nước hút vào nhỏ hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.

B. lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.

C. lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra.

D. lượng nước hút vào nhỏ hơn rất nhiều lượng nước thoát ra.

Đáp án đúng là: B

Cây sinh trưởng, phát triển bình thường khi lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.

Câu 3: Khi cây chịu tác động của hạn hán, có thể hình thành phản ứng chống chịu nào sau đây?

A. Biến đổi hình thái.

B. Tích lũy chất thẩm thấu (proline, đường).

C. Loại bỏ sản phẩm gây độc.

D. Tất cả các phản ứng trên.

Đáp án đúng là: D

Khi cây chịu tác động của hạn hán, sẽ hình thành phản ứng chống chịu như: Biến đổi hình thái (giảm kích thước lá, tăng lớp cutin, phát triển/ thu nhỏ bộ rễ); tích lũy các chất thẩm thấu (proline, đường); loại bỏ sản phẩm gây độc.

Câu 4: Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là

A. cây còi cọc, lá có màu lục nhạt.

B. cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.

C. có vết đốm đen ở lá non.

D. lá nhỏ, mềm, chồi đỉnh bị chết.

Đáp án đúng là: B

Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.

Câu 5: Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, đặt cây cần tây trong ống đong chứa dung dịch nào dưới đây thì màu sắc của lá chuyển sang màu đỏ?

A. Dung dịch xanh methylene.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch eosin.

D. Dung dịch NaOH.

Đáp án đúng là: C

Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, đặt cây cần tây trong ống đong chứa dung dịch eosin thì màu sắc của lá chuyển sang màu đỏ.

Câu 6: Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì

A. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

B. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát sự thay đổi kích thước của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

C. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

D. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát sự thay đổi màu sắc khác nhau của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

Đáp án đúng là: A

Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

Câu 7: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi ống đong để

A. rễ cây có thể hấp thụ dầu.

B. rễ cây có thể hấp thụ được nhiều nước hơn.

C. tăng cường sự thoát hơi nước.

D. tránh sự thoát hơi nước.

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi ống đong để tránh sự thoát hơi nước.

Câu 8: Khi gặp nước mặn, cây bị héo chủ yếu là vì

A. sức hút nước của rễ lớn, gây mất cân bằng nước trong cây.

B. áp suất thẩm thấu của đất tăng, lớn hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

C. áp suất thẩm thấu của đất giảm, nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ hút được nhiều nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

D. các ion Na+ và Cl- gây ngộ độc cho cây, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

Đáp án đúng là: B

Nước mặn làm cho áp suất thẩm thấu của đất tăng, lớn hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ không hút được nước mà còn mất nước → Mất cân bằng nước trong cây → cây bị héo.

Câu 9: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng

A. làm tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới của lá.

B. làm phản xạ ánh sáng mặt trời, hạn chế việc ánh sáng đốt nóng lá cây.

C. tránh nhiệt độ cao làm hư hỏng các tế bào của lá.

D. giảm sự thoát hơi nước ở lá cây.

Đáp án đúng là: D

Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng giảm sự thoát hơi nước ở lá cây.

Câu 10: Vì sao nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cây héo và chết?

A. Vì cây sẽ phát triển quá mạnh, dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến héo và chết.

B. Vì bộ lá của cây phát triển mạnh, không đủ nguồn sáng cung cấp cho cây nên cây héo và chết.

C. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng cao so với trong rễ cây, rễ không hút được nước từ môi trường; đồng thời cây bị mất nước do thoát hơi nước, dẫn đến cây bị héo và chết.

D. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển mạnh, làm chết bộ rễ, dẫn đến cây bị héo và chết.

Đáp án đúng là: C

Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng cao so với trong rễ cây, rễ không hút được nước từ môi trường; đồng thời cây bị mất nước do thoát hơi nước, dẫn đến cây bị héo và chết.

Câu 11: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

A. nhiệt độ và ánh sáng.

B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.

C. hệ vi sinh vật vùng rễ.

D. Tất cả các nhân tố trên

Đáp án đúng là: D

Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là nhiệt độ, ánh sáng, nước trong đất, độ thoáng khí của đất và hệ vi sinh vật vùng rễ.

Câu 12: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm

A. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

B. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

C. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

D. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

Câu 13: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm

A. giảm cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.

B. tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp.

C. tăng cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.

D. tăng cường độ thoát hơi nước, còn cường độ quang hợp không thay đổi.

Đáp án đúng là: B

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ và vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.

Câu 14: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.

B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.

C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Hàm lượng nước trong đất thấp làm hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm giảm sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

Câu 15: Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật?

A. Hệ vi sinh vật vùng rễ cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật, giúp thực vật hấp thụ được các chất một cách có chọn lọc.

B. Hệ vi sinh vật vùng rễ luôn có tác động tích cực giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ khoáng của rễ.

C. Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.

D. Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng đến độ hòa tan các chất khoáng, làm cây trồng khó hấp thụ các chất khoáng hơn.

Đáp án đúng là: C

Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng. Một số nấm rễ còn giúp cây hấp thụ nước và khoáng. Ngược lại, một số vi sinh vật gây bệnh ở rễ hoặc cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Trắc nghiệm Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 5: Hô hấp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá