15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 5: Hô hấp ở thực vật

376

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Hô hấp ở thực vật sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Hô hấp ở thực vật đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 5: Hô hấp ở thực vật

Câu 1: Phát biểu nào đúng khi nói về các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật?

A. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là O2 và H2O.

B. Chuỗi truyền electron phân bố ở màng trong của ti thể.

C. Hai phân tử pyruvate được tạo ra từ giai đoạn đường phân được sử dụng trực tiếp trong chu trình Krebs.

D. Chu trình Krebs là giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp ở thực vật.

Đáp án đúng là: B

Chuỗi truyền electron phân bố ở màng trong của ti thể.

A - Sai. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O.

C – Sai. Hai phân tử pyruvate được tạo ra từ giai đoạn đường phân được biến đổi thành 2 phân tử acetyl – CoA, sau đó 2 phân tử acetyl – CoA mới đi vào chu trình Krebs.

D – Sai. Chuỗi truyền electron là giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp ở thực vật.

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Hô hấp giải phóng và chuyển hóa năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ATP, cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật

B. Hô hấp tạo ra năng lượng nhiệt giúp thực vật chống chịu với điều kiện lạnh.

C. Hô hấp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể thực vật và tạo ra oxygen giúp điều hòa không khí.

D. Quá trình hô hấp tạo ra các chất trung gian là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác nhau cho tế bào và cơ thể thực vật.

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Hô hấp oxi hóa hợp chất hữu cơ và tạo ra khí carbon dioxide, không tạo ra khí oxygen.

Câu 3: Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải

A. tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.

B. giảm hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.

C. giảm tối đa hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.

D. loai bỏ hoàn toàn hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.

Đáp án đúng là: A

Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.

Câu 4: Khi cây bị ngập úng hoặc hạt bị ngâm nước trong thời gian dài, các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường nào sau đây?

A. Chỉ chuyển hóa glucose theo chu trình Krebs.

B. Chuyển hóa glucose theo con đường hiếu khí.

C. Chuyển hóa glucose theo con đường lên men.

D. Chuyển hóa glucose theo con đường hiếu khí và lên men.

Đáp án đúng là: C

Khi cây bị ngập úng hoặc hạt bị ngâm nước trong thời gian dài, các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men.

Câu 5: Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp của thực vật trong khoảng

A. 15 – 20oC.

B. 20 – 25oC.

C. 25 – 30oC.

D. 30 – 40oC.

Đáp án đúng là: D

Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp của thực vật trong khoảng 30 – 40oC.

Câu 6: Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao sẽ

A. tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp ở thực vật.

B. làm tăng cường độ hô hấp, tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt.

C. ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí của thực vật.

D. ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, thuận lợi cho quá trình sinh lí của thực vật.

Đáp án đúng là: C

Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao sẽ ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí của thực vật.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?

A. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình độc lập, không liên quan tới nhau.

B. Nguyên liệu của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.

C. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

D. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp không ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây.

Đáp án đúng là: C

Quang hợp và hô hấp là hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, quang hợp tạo ra nguyên liệu cung cấp cho quá trình hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây và quyết định đến năng suất cây trồng.

Câu 8: Quá trình bảo quản nông sản cần dựa trên nguyên tắc nào sau đây?

A. Làm cho quá trình hô hấp diễn ra bình thường.

B. Đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu.

C. Làm cho cường độ hô hấp tăng đến mức tối đa.

D. Làm ngừng hẳn quá trình hô hấp.

Đáp án đúng là: B

Quá trình bảo quản nông sản cần dựa trên nguyên tắc đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu. Do hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản tiêu hao càng nhiều, gây suy giảm khối lượng và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào sẽ chết dẫn đến nông sản bị hỏng → Đáp án B.

Câu 9: Vì sao các loại hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản?

A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.

C. Vì khi hạt khô, hạt sẽ cứng nên động vật không thể ăn được.

D. Vì khi hạt khô sẽ dễ gieo trồng cho vụ sau.

Đáp án đúng là: A

Các loại hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

Câu 10: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường làm gì?

A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxygen, tăng lượng carbon dioxide.

B. Hút bớt khí oxygen và carbon dioxide, rồi bơm khí nitrogen vào phòng.

C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó.

D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40oC.

Đáp án đúng là: C

Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó. Đây là phương pháp truyền thống để bảo quản nông sản (các loại hạt) lâu dài.

A, B thường dùng cho bảo quản rau quả tươi.

D thường dùng để bảo quản giống.

Câu 11: Nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật là

A. CO2 và H2O.

B. CO2 và ATP.

C. O2 và C6H12O6.

D. CO2 và C6H12O6.

Đáp án đúng là: C

Nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật là O2 và C6H12O6.

Câu 12: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, nếu oxi hóa hoàn toàn một phân tử glucose thì tổng hợp được khoảng

A. 15 – 20 ATP.

B. 20 – 30 ATP.

C. 25 – 32 ATP.

D. 30 – 32 ATP.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình hô hấp ở thực vật, nếu oxi hóa hoàn toàn một phân tử glucose thì tổng hợp được khoảng 30 – 32 ATP.

Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về giai đoạn đường phân trong quá trình hô hấp ở thực vật?

A. Giai đoạn đường phân diễn ra ở chất nền của ti thể.

B. Giai đoạn đường phân xảy ra sau chu trình Krebs.

C. Giai đoạn đường phân tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2 ATP và 2 NADH.

D. Giai đoạn đường phân tạo ra CO2 và acetyl – CoA cung cấp cho chu trình Krebs.

Đáp án đúng là: C

Giai đoạn đường phân tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2 ATP và 2 NADH.

A – Sai. Giai đoạn đường phân diễn ra ở tế bào chất.

B – Sai. Giai đoạn đường phân xảy ra trước chu trình Krebs.

C – Sai. Giai đoạn đường phân tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2 ATP và 2 NADH.

Câu 14: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose

A. đến carbon dioxide và nước diễn ra ở tế bào chất.

B. đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.

C. đến acid pyruvic diễn ra ở ti thể.

D. để tạo ra acid lactic.

Đáp án đúng là: B

Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.

Câu 15: Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử acetyl – CoA bị oxi hóa toàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

A. 2 phân tử.

B. 4 phân tử.

C. 6 phân tử.

D. 8 phân tử.

Đáp án đúng là: A

Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử acetyl – CoA bị oxi hóa toàn toàn sẽ tạo ra 2 phân tử CO2.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Trắc nghiệm Bài 7: Hô hấp ở động vật

Trắc nghiệm Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá