Bất phương trình nào dưới đây có cùng tập nghiệm với bất phương trình 7x + 5 > 4x – 7?
A. −3x + 5 > −4x + 3.
B. −5x + 3 > 9 – 8x.
C. 2x – 5 < 4x + 3.
D. 3x + (−6 – 2x) ≤ 3(x – 4).
Đáp án đúng là: C
Giải bất phương trình 7x + 5 > 4x – 7, ta có:
7x + 5 > 4x – 7
7x – 4x > −7 – 5
3x > −12
x > −4.
Vậy nghiệm của bất phương trình 7x + 5 > 4x – 7 là x > −4.
Xét các đáp án, ta có:
a) Ta có: −3x + 5 > −4x + 3. −3x + 4x > 3 – 5 x > −2. Vậy nghiệm của bất phương trình là x > −2. | b) −5x + 3 > 9 – 8x −5x + 3 – 9 + 8x > 0 3x – 6 > 0 3x > 6 x > 2. Vậy bất phương trình có nghiệm x > 2. |
c) 2x – 5 < 4x + 3. 2x – 5 – 4x – 3 < 0 −2x – 8 < 0 −2x < 8 x > −4. Vậy nghiệm của bất phương trình là x > −4. | d) 3x + (−6 – 2x) ≤ 3(x – 4). 3x – 6 – 2x ≤ 3x – 12 x – 6 – 3x + 12 ≤ 0 6 – 2x ≤ 0 x ≥ 3. Vậy nghiệm của bất phương trình là x ≥ 3. |
12 bài tập Giải bất phương trình bậc nhất cơ bản có lời giải
Giải các bất phương trình sau:
a) 5x + 7 > 8x – 5;
b) −4x + 3 ≤ 3x – 1;
c) 2(x – 0,5) – 1,4 ≥ 1,5 – (x + 12).
Giải các bất phương trình sau:
a) −2x – 4 ≥ 0; b) 0,5x – 6 ≤ 0; c) 6x + 5 < 0.
Với giá trị nào của tham số m thì bất phương trình bậc nhất một ẩn
2(m – 1)x – 3 > 5 có nghiệm là x > 4?
Với giá trị nào của tham số m thì bất phương trình bậc nhất một ẩn
2(m−2)x9<5−3x6 có nghiệm là x < 2?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.