Top 50 bài Phân tích bài thơ Tôi yêu em hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích bài thơ Tôi yêu em hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Tôi yêu em (Pu-Skin)

Dàn ý phân tích bài thơ Tôi yêu em

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Tôi yêu em.

II. Thân bài: Phân tích bài thơ tôi yêu em của Puskin

1. Bốn câu thơ đầu:

- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong anh

Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình

Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim

- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.

2. Hai câu thơ 5-6:

- Tình yêu như sóng dâng tràn bờ, lí trí con người không thể khống chế được cảm xúc, tình yêu của mình

- Tình yêu thắng lí trí, thể hiện sự khát vọng được thể hiện tình yêu, giãi bày tất cả

3. Hai câu thơ 7-8:

- Lời cầu chúc, khẳng định sự tôn thờ tình yêu

- Khẳng định tình yêu không bị dập tắt

- Trân trọng tình yêu đối với người hơn tình yêu bản thân mình

- Tình yêu chân thành

III. Kết bài: 

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ tôi yêu em của Puskin.

Video phân tích bài thơ Tôi yêu em

Video phân tích bài thơ Tôi yêu em

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 1

Pu-skin (1799 - 1837) là nhà thơ Nga thiên tài. Xuất thân trong một gia đình quý tộc. Mê thơ và làm thơ hay , từ thuở học sinh. Khát vọng tự do thấm đượm trong hồn thơ Pu- skin. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng nồng nàn trong nhiều bài thơ của Pu-skin.

Tác phẩm gồm có: Trường ca Người tù Cap-ca, Những người Xu-gan, Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin. Chết trong bi kịch đau thương lúc 38 tuổi. Go-rơ-ki coi Pu-skin là "Khởi đầu của mọi khởi đầu".

"Tôi yêu em" là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Pu-skin, sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm "hoàn hảo" nâng tầm vóc Pu-skim lên đài vinh quang thi ca Nga. Chỉ có tám dòng thơ mà ba tiếng "tôi yêu em" như một điệp khúc "dịu ngọt" tha thiết vang lên ba lần:

"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

... Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

... Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm..."

Mối tình ấy "chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi" nghĩa là vẫn âm ỉ cháy, vẫn nồng nàn, vẫn thiết tha. Không tầm thường, cũng không ích kỉ. Cao thượng, vị tha, mà không thấp hèn. Sang trọng và có văn hoá, yêu nồng nàn tha thiết nhưng không bao giờ muốn đem đến sự bận lòng, nỗi u buồn cho người yêu:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".

"Bể ái lúc vơi lúc đầy" - đã có người nói như vậy. Tình yêu cũng chứa đầy nghịch lí: gần đấy mà xạ vời, xa vời mà gần đấy. Có lúc lúng túng, rụt rè khó nói nên lời. Cũng có lúc ghen tuông, giận hờn. Bến bờ của hạnh phúc đâu dễ chiếc thuyền tình nào cũng cập bến xuôi mái êm chèo? Bởi vậy mới có tâm trạng:

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen"

Dòng thơ thứ 7 nói lên cung bậc của tình yêu: chân thành và đằm thắm. Chân thành trong tình yêu là sự hướng tới bạn đời trăm, năm. Không vụ lợi. Không dối lừa. Có chân thành thì mới có đằm thắm. Câu thứ 8 dịch nghĩa: "Cầu trời cho em được một người khác yêu" đó chỉ là một cách nói "làm duyên" mà thôi. Chỉ có tôi là yêu em đằm thắm chân thành. Tình yêu ấy là niềm tự hào của tôi - một tình yêu xứng đáng. Chẳng có ngưòi con trai nào có thể mang "đến" cho em một tình yêu như tôi đã yêu em. Đối diện với bi kịch tình yêu, người con trai vẫn tế nhị, khiêm nhường, vẫn tự hào và kiêu hãnh:

"Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

Bài thơ Tôi yêu em là sự thổ lộ tâm tình của người con trai khi đối diện người yêu. Phẩm chất tình yêu cho thấy một nhân cách sang trọng. Rất đa tình mà cũng rất đàng hoàng, tự tin. Tình yêu là khát vọng, nhưng bi kịch trong tình yêu cũng không hiếm trong cuộc đời:

"Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu".

("Yêu" - Xuân Diệu)

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 2

      Tình yêu là một đề tài hấp dẫn, cuốn hút trong cả văn học Việt Nam và thế giới, là nguồn cảm hứng sáng tạo không bao giờ vơi cạn. Với đề tài này, Puskin, “mặt trời của thi ca” nước Nga đã đóng góp một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng. Bài thơ “Tôi yêu em” của ông gây xúc động cho người đọc bởi giá trị tinh thần, như Bie – lin – xki đã từng nói: “Đây là tình cảm của con người từng trải và ta cũng thấy ở đấy lòng nhân ái làm lay động lòng người.”

      Mở đầu bằng lời ngỏ “Tôi yêu em”, Puskin giãi bày lòng mình với một tình yêu trinh nguyên nồng cháy:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể 

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai 

Nhưng không để em bận lòng thêm bữa 

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

      Dịch giả khéo léo lựa chọn nhân xưng “tôi-em”, không quá khách sáo, trang trọng, không quá xô bồ, thân thiết, “tôi yêu em” thể hiện mối quan hệ vừa gần vừa xa, vừa dang dở vừa nguyên vẹn, thể hiện rõ sự đằm thắm, tha thiết giữa hai nhân vật. Nhân vật trữ tình giài bày cụ thể tâm trạng, tình cảm của mình qua những chi tiết “ngọn lửa tình, bận lòng, u hoài”, cho thấy một xúc cảm giằng xé, đấu tranh giữa lý trí và tình cảm. Lý trí nói rằng “không để em bận lòng thêm nữa”, nhưng con tim yêu thì “ chưa hẳn tàn phai”. Bốn câu thơ đầu khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn của nhân vật tôi: Say mê và chối bỏ say mê, ngọn lửa tình rực cháy và chấp nhận dập tắt ngọn lửa ấy. Tình yêu cao thượng thôi thúc nhân vật tôi rút lui vì không muốn em phải bận lòng vì không muốn thì em u sầu. Một trái tim vị tha, một tình yêu cao thượng. Người đọc dường như đang cảm thấy một tình yêu tuy sai trái tuy đơn phương nhưng vô cùng cháy bỏng.

      Tiếp nối mạch cảm xúc, nhà thơ lại bày tỏ lòng mình: tôi yêu em. Đây không chỉ là điệp khúc tình yêu mà còn được sắp xếp như cơn sóng trào, ngày càng mãnh liệt, ngày càng dồn dập.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

 Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

      Nhân vật tôi trực tiếp giãi bày những cung bậc tình yêu của mình, chấp nhận dập tắt ngọn lửa tình say mê. Vì em, dường như những đau đớn ấy cũng trở nên thanh thản. “Âm thầm, không hy vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen”, nhân vật tôi vẫn không giấu được những xúc cảm bình thường trong trái tim mình: Cũng giận hờn, cũng buồn thương, cũng ghen tuông. Thứ tình cảm rất đời, cũng như bao trái tim đang yêu khác. Nói ra được cảm xúc của mình cũng đau khổ như việc phải từ bỏ em. Nói về nỗi ghen tuông trong tình yêu, Puskin từng viết:

“Trên đời này không có trò tra tấn nào

Đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông”

      Chính ông cũng phải thừa nhận rằng, ghen tuông giống như nỗi buồn đen tối, làm mụ mẫm đầu óc. Nhưng vượt lên trên tất cả, ông chỉ muốn:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm 

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

      Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng. Điều này thể hiện qua lời chúc phúc chân thành. Điều quan trọng nhất không phải tình yêu của tôi mà là trái tim em có cảm thấy thoải mái hay không. Lòng nhân ái trong tình yêu đã đem đến cảm xúc vĩ đại.

“Chân thành chúc cô cuộc đời hạnh phúc 

Hồn tươi vui, thoải mái vô tư”

Puskin

      Có người cho rằng, câu thơ cuối là sự chối bỏ tình yêu, có người lại nghĩ, đó là sự vun đắp. Phải chăng, nhân vật tôi muốn nhắn nhủ với người tình rằng hãy sáng suốt chọn đúng người tìm được trái tim yêu thương chân thành, đằm thắm. Có lẽ đây là lời tỏ tình vừa tế nhị, vừa kiêu hãnh.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 3

      Puskin được biết đến là đại thi hào của nước Nga, ông không chỉ là nhà văn nhà thơ mà còn là nhà thi sĩ lừng danh, ông có rất nhiều những sáng tác to lớn và để lại cho văn học Nga những dấu ấn mạnh mẽ trong thời đại, Puskin được người đọc biết đến với tác phẩm Tôi yêu em.

      Đây là bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời của tác giả đây là những bộc lộ sâu sắc để thể hiện được tình yêu của ông đối với nàng, những giây phút tuyệt đẹp trong cuộc đời đã đang thấm nhuần trong từng lời thơ của ông. Mở đầu bài thơ tác giả viết Tôi yêu em… đây đã là những lời bộc lộ về tình cảm của ông đối với người con gái mà ông ta yêu, những cảm xúc mang đậm giá trị khi tình yêu đó của ông là vĩnh hằng, ngọn lửa trong trái tim ông chưa bao giờ phôi phai khi yêu em, khi có em trong vòng tay anh sẽ luôn coi trọng và đốt thêm những ngọn lửa tình đang rực cháy trong trái tim của mỗi con người:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

      Những lời bộc lộ của tác giả đối với người tình của mình, mang những cảm giác buồn buồn và đậm tâm trạng, nhưng sự chân thành của tác giả về cuộc tình này vẫn vô cùng mạnh mẽ và đầy cảm xúc khi mỗi chúng ta đều thấy được lời bộc lộ ở đoạn mở đầu, nhưng tiếp theo lại là những cảm xúc như đang tuyệt vọng, khi đang đo đếm ngày tháng đã từng yêu, cụm từ chừng có thể như đang nhắc đến những khoảnh khắc không nói thành lời của tác giả. Ngọn lửa trong tâm hồn của tác giả vẫn đang dạt dào, và vẫn cháy bỏng lên những tình yêu sâu sắc và mạnh mẽ nhất đối với tâm hồn của ông.

      Nhưng không để cho người mình yêu phải buồn hay có những nỗi suy tư ông đã đành lòng ngậm ngùi chịu đựng những cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc đời, và để cho tâm hồn của em không phải vấn vương những suy tư và cảm xúc riêng về những điều này, đây là những khoảnh khắc khiến người đọc hình dung mạnh mẽ nhất về nội dung tư tưởng của tác phẩm.

 Tình yêu của tác giả cũng mãnh liệt từ "tắt" đã diễn tả mạnh mẽ và sâu sắc nhất những cảm xúc đó, những cảm xúc mang đậm giá trị về tình yêu thương và sự quan tâm đối với người mà ông đang thầm thương trộm nhớ, đây là những cảm xúc riêng và mang trong trái tim của tác giả những cảm xúc mạnh mẽ và vô tư nhất về tình yêu của mình. Chính những cung bậc của tác giả đã đang thấm nhuần mạnh mẽ cảm xúc và những nỗi nhớ mong về sự hoài đợi và không để người mình yêu buồn đau vì chuyện gì.

      Tình yêu thì vẫn đang nảy nở từ "tắt" đã nhấn mạnh sâu sắc được điều đó, và nó mang những cảm xúc lớn lao khi tình yêu đó không được đáp lại với một tình cảm chân thành và đáng quý nhất. Những cảm xúc dạt dào và mang đậm màu sắc của tác giả đã thể hiện được những cảm xúc to lớn và ngọt ngào trong trái tim của tác giả. Những tình cảm không được bộc lộ ra nó vẫn âm thầm bên trong trái tim của tác giả, những điều đó đã mang đậm những giá trị to lớn và mạnh mẽ khi trái tim của người vẫn đang rung động lên những khoảnh khắc dạt dào và mang đậm ý nghĩa nhất đối với tâm hồn của tác giả về chính mình.

      Khi cụm từ tôi yêu em được sử dụng với một tần số lớn trong bài nó cũng đủ để nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với cô gái mà mình yêu. Tác giả vẫn đang yêu trong sự thầm lặng, không hy vọng người đó có thể đáp trả được tình cảm của chính mình, những lúc rụt rè không dám biểu lộ là những lúc trái tim của tác giả yếu mềm nhất, và trong lòng có chút ghen tuông và đậm cảm xúc của một người mang trái tim nồng cháy:

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng.

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

      Những cảm xúc dạt dào và đậm giá trị nhất đã được biểu lộ trong tác phẩm với những cung bậc mạnh mẽ và mang những màu sắc hương vị của tình yêu. Có thể nói rằng tình yêu của ông đối với người con gái này là vô cùng mạnh mẽ và chân thành, những tình cảm to lớn và giàu giá trị của cảm xúc nhất được thể hiện qua những lời thơ, khi trái tim còn đang có chút lo sợ, nhưng bên trong nó là một tình yêu mạnh mẽ và to lớn đối với người tình.

      Tình cảm chân thành, đằm thắm và tình yêu to lớn đã thúc giục mạnh mẽ cảm xúc thăng hoa của tác giả trong mỗi trang thơ ca, trái tim bao la của tác giả cũng được thể hiện mạnh mẽ ở đây, những tình cảm to lớn mà tác giả dành cho người mình yêu, để lại những cảm xúc thiêng liêng trong lòng mỗi người đọc, bởi nó mang một giá trị to lớn và mạnh mẽ nhất đối với con người, tình cảm đó là sự thiêng liêng vô bờ bến trong tình yêu. Cảm xúc và những nỗi nhớ mong được được dạt dào và thấm đẫm trong trái tim của mỗi con người.

  Với những từ ngữ chất phát giản dị nhưng nó đã đủ để lột tả được những lời thầm kín và sâu lặng của tác giả đối với người con gái mà ông yêu, dù tình yêu đó là bên trong tâm hồn, không được bộc lộ ra bên ngoài nhưng nó đủ để cho thấy tình yêu của tác giả thật mạnh mẽ và to lớn đến vô ngần.

      Tình cảm mặn nồng và da diết đã được thể hiện một cách sâu sắc, có thể thấy tình yêu đó đang dần biểu lộ những dòng cảm xúc sâu lắng và da diết nhất, trong tâm hồn của mỗi con người, biết bao nhiêu giá trị và ý nghĩa của cuộc sống luôn ngập tràn và da diết trên biết bao nhiêu cảm xúc ngọt ngào, và tình cảm của chính tác giả, biết được những cảm xúc đó tác giả dường như đang ngập tràn và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của tình yêu. Nỗi nhớ mong luôn được thể hiện một cách sâu lắng và ngọt ngào nhất, những cảm xúc đó đang dần được mở rộng và nâng lên trên nền không gian của mình những thiên uyển của cuộc đời.

      Trái tim đang yêu vẫn đang rung động lên những cảm xúc và tình cảm đó đã dạt dào và sống động lên trong từng trang giấy và ngập tràn cảm xúc, tình yêu sâu đậm và mang màu sắc tươi tắn nó đã đẩy mạnh và xoáy sâu vào trong tâm hồn của tác giả, những cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đó đã được thể hiện một cách ngọt ngào và mang màu sắc nhất, chúng ta có thể nhìn thấy được tình cảm yêu thương và sự đằm thắm đang dần biểu lộ trong chính cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, cảm xúc đó đã da diết và chân thành nhất.

      Những giây phút được mở trái tim yêu thương ra để biểu lộ tác giả dường như đang sống những năm tháng hạnh phúc và có giá trị nhất. Tác giả đã thể hiện được cảm xúc của mình, qua những cung bậc nhẹ nhàng nó mang dấu ấn to lớn và có điều cần thiết nhất trong cuộc đời của mỗi người. Bài thơ đã mang đậm màu sắc yêu thương và tình cảm đó rất chân thành và da diết trong cuộc đời của mỗi con người.

TÔI YÊU EM (PUSKIN) | Other Quiz - Quizizz

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 4

     Tình yêu không còn là đề tài xa lạ đối với các thi nhân, nó trở thành nguồn cảm hứng dào dạt khiến họ tốn biết bao giấy mực. Yêu và được yêu luôn là niềm mong muốn của mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải yêu thương nào trao đi cũng được đáp lại một cách trọn vẹn. Có thể nói, Puskin đã rất thành công ở việc thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đơn phương của một chàng trai qua bài thơ "Tôi yêu em".

     Puskin là "Mặt trời của thi ca Nga". Tài năng của ông được thể hiện trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, trường ca, truyện ngụ ngôn, những thể loại mà ông thành công nhất là thơ trữ tình với hơn tám trăm bài thơ. "Tôi yêu em" là tác phẩm nổi tiếng của thi sĩ lừng danh được khơi nguồn từ mối tình cảm đơn phương với nàng A. Ô-lê-nhi-na. Puskin đã cầu hôn nàng vào mùa hè năm 1829 nhưng không được chấp nhận. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông viết nên bài thơ này.

     Nhan đề bài thơ do Thúy Toàn đặt. Nó ẩn chứa dụng ý và sự tinh tế của người dịch khi không đặt nhan đề là "Anh yêu em" hay "Tôi yêu cô". "Tôi yêu em" là một nhan đề hợp lí. Bởi lẽ cách xưng hô "Anh - em" quá thân thiết, tình cảm trong khi mối quan hệ của Puskin và Ô-lê-nhi-na không hẳn như vậy còn cách xưng hô "Tôi - cô" lại quá xa lạ, ít bộc lộ cảm xúc. Vì vậy, không có nhan đề nào phù hợp hơn là "Tôi yêu em" để diễn tả mối quan hệ không phải người dưng nhưng cũng không quá gần gũi, tình cảm.

     Pu-skin đã khắc họa những giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình bằng những lời thơ giản dị:

"Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"

     Tác giả đã khẳng định tình cảm của mình dành cho cô gái qua cụm từ "Tôi yêu em" mở đầu bài thơ. Đây là thứ tình cảm chân thành, đằm thắm, không chút vụ lợi, toan tính. Chàng trai ấy không mượn những hình ảnh ẩn dụ để bày tỏ tình cảm mà anh lại trực tiếp nói ra những tâm tư trong lòng mình. Khi yêu đơn phương, không phải bất cứ ai cũng có đủ can đảm để nói ra điều đó. Biết rằng tình yêu ấy không được em chấp nhận nhưng nó vẫn bùng cháy trong trái tim "tôi", khiến "tôi" bồi hồi không yên. Ngọn lửa tình yêu cứ âm ỉ cháy, nó chưa tắt hẳn và cũng chưa "tàn phai" trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chung thủy chứ không phải thứ tình cảm mua vui, trêu đùa. Vậy nên chàng trai mới có sự vấn vương, không dứt khoát. Tâm trạng này được nhà thơ thể hiện qua các từ ngữ "chừng có thể", "chưa hẳn", để khẳng định tình yêu "tôi" dành cho em là sự thật.

     Nhưng tình cảm là thứ không thể gượng ép. Chúng ta không thể bắt buộc ai đó yêu mình nếu như bản thân họ không muốn. Chàng trai trong mối tình đơn phương kia cũng như vậy, anh không muốn cô gái vì anh mà phải bận lòng, suy nghĩ hay u buồn vì bất cứ điều gì nữa:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".

     Nhân vật trữ tình đã đưa ra một quyết định mang tính lí trí và đầy sự dứt khoát. Nếu tình yêu của anh không mang lại cho cô gái niềm hạnh phúc mà chỉ khiến cô phải khó xử, băn khoăn thì tốt hơn hết là anh nên chấm dứt tình yêu ấy. Anh sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy sự thanh thản trong tâm hồn của người anh yêu. Hành động của nhân vật thật cao thượng và đáng ngưỡng mộ. Có mấy ai làm được như vậy bởi khi đắm say trong tình yêu trần thế con người ta rất dễ mù quáng, họ không ý thức được hành động của bản thân, thậm chí có thể bất chấp các thủ đoạn để tìm mọi cách chiếm đoạt được người mình yêu mà không quan tâm đến chuyện người ấy thực sự có tình cảm với mình hay không.

     Liệu rằng sẽ có bao nhiêu người hành động cao thượng như chàng trai trong bài thơ này? Anh tôn trọng người con gái và nhận lấy những đau khổ, buồn bã về mình. Chắc hẳn anh đã có cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt nhưng vượt lên trên tất cả, anh luôn mong người ấy được hạnh phúc. Nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu, chối bỏ những cảm xúc say đắm của mình và nhẫn tâm dập tắt đi ngọn lửa tình đang ấp ủ để cô gái không phải suy tư về anh nữa.

     Trong tình yêu luôn tồn tại những trạng thái cảm xúc khác nhau, khi thì nồng nàn, tha thiết, khi lại giận dỗi, hờn ghen:

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

     Vì là tình cảm đơn phương nên nó diễn ra trong sự "âm thầm", im lặng không được ai khác biết đến và cũng không có nhiều hi vọng, niềm tin vào tương lai. Chàng trai có lòng ghen nhưng cũng chỉ riêng bản thân mình biết và chịu đựng điều đó. Anh yêu cô gái chân thành, mãnh liệt nhưng cũng có lúc "rụt rè", "hậm hực" bởi không được thể hiện những cảm xúc của bản thân. Tình yêu luôn đi đôi với sự ghen tuông, nó là một trong những biểu hiện của tình yêu đôi lứa. Nhưng nhân vật trữ tình lại ghen trong âm thầm, ghen nhưng không được nói ra mà lại phải chịu những nỗi đau, nỗi tuyệt vọng giày vò, giằng xé tâm can. "Tôi yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế" nhưng không được em đền đáp. Phải chăng chàng trai đang trách móc cô gái? Câu thơ mang nặng nỗi buồn u ám, sự nặng nề trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Dường như, anh đang rơi vào sự tuyệt vọng, bất lực khi không có tư cách gì để thể hiện những trạng thái đó với người mình yêu.

     Điệp ngữ "Tôi yêu em" được lặp lại ba lần trong bài thơ có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của nhân vật trữ tình. Không chỉ nhận lấy những đau khổ, dằn vặt về mình, chàng trai còn chúc phúc cho cô gái sẽ tìm được tình yêu đích thực: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

     Khác với suy nghĩ của bạn đọc, chàng trai không hề có ý trách móc cô gái mà anh còn cầu chúc những điều tốt đẹp đến với cô. Mặc dù không có được tình yêu của "em", không có được trái tim "em" nhưng nhân vật trữ tình luôn mong "em" sẽ tìm được một người yêu thủy chung, chân thành như "tôi đã yêu em". Lời nguyện cầu ấy đã thể hiện sự cao thượng, vị tha trong con người của chàng trai. Puskin không vì sự ích kỉ của bản thân mà trở nên nhỏ nhen, thù hận. Đó cũng là cách hành xử văn minh mà tất cả chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ, khâm phục và cần phải học tập. Đối với tác giả, yêu là niềm hạnh phúc, dù tình yêu ấy có được đáp lại hay không thì tình yêu luôn mang lại những trải nghiệm ý nghĩa.

     Bằng ngôn từ giản dị, trong sáng cùng với việc sử dụng điệp từ "Tôi yêu em", nhà thơ đã khắc họa nỗi buồn của một tâm hồn rực cháy những tình cảm yêu thương chân thành, nhân hậu. Tình yêu của nhân vật trữ tình đã vượt qua cái tầm thường để hướng đến cái cao cả. Đây cũng là lí do để bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin được đánh giá là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 5

     Tình yêu luôn là đề tài bất diệt với thi ca. Mỗi thi sĩ đều có một cái nhìn riêng, đặc biệt về những cung bậc khi yêu. Chúng ta biết đến Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” với những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt. Đối với nền văn học Nga thì Puskin được xem là “mặt trời thi ca Nga” với những áng thơ bất hủ về tình yêu. Bài thơ “Tôi yêu em” là một điệp khúc tình yêu với những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả.

     Có thể nói “Tôi yêu em” là lời giãi bày tình cảm một cách chân thành và mãnh liệt nhất, đó là tiếng nói con tim, tiếng gọi của những rung động tha thiết và sâu sắc nhất.

     Bài thơ với câu chữ bình dị, gần gũi mà sâu vào trái tim người đọc những xốn xang và dư âm còn mãi.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

     Một câu thơ cất lên bình dị, chân thành như chính tấm lòng và trái tim của tác giả dành cho người mình yêu thương. Lời thơ chậm rãi, đều đều như có chút gì đó ngượng ngùng, chưa mang ý nghĩa khẳng định. Những từ ngữ “chừng có thể”, “chưa hẳn” dường như còn vương chút gì đó chưa dứt khoát. Có lẽ bởi tác giả sợ lời tỏ tình của mình suồng sã quá khiến cho người ta sợ. Tuy nhiên dù chưa dứt khoát nhưng cũng đã phần nào bộc lộ được tình yêu say mê đã từ lâu lắm rồi, đó là một quá trình yêu và thương có thời gian chứ không hề bồng bột.

     Tuy nhiên đến hai câu thơ sau, giọng thơ đột nhiên thay đổi:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

     Mặc dù tình cảm trong trái tim “tôi” đã rõ nhưng nhân vật trữ tình lại không muốn làm khó đối phương, không muốn để cho đối phương phải khó xử. Đó cũng chính là một trái tim đầy lí trí. Hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau được ngắt ra bởi từ "nhưng” vừa có vẻ vô tình nhưng lại phần nào thể hiện sự dứt khoát hơn hết. Nhân vật “tôi” tự ý thức được bản thân mình, dù có chịu ấm ức cũng chịu “không để em phải bận lòng thêm nữa”. Tuy nhiên lúc này nhân vật trữ tình đang trăn trở và thấy chua xót, không biết rằng tâm trạng của người kia như thế nào. Một trái tim đa sầu đa cảm nhưng là một trái tim biết nghĩ cho người khác. Trái tim ấy thật đáng quý và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Cảm xúc ở những câu thơ đầu bị dồn nén, không được thoát ra bên ngoài mà trở nên bức bối hơn.

     Ở 4 câu thơ sau bỗng nhiên cảm xúc vỡ òa, tràn ra. Có lẽ cảm xúc trong tình yêu không còn giữ kín, không còn bó buộc trong trái tim chật chội nữa. Đã đến lúc nó bật tung ra. Và cụm từ “tôi yêu em” lại được điệp lại một lần nữa càng khẳng định hơn nữa tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái:

Tôi yêu em âm thầm không hi vong

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

     Vẫn là tình yêu ấy nhưng giờ nó được tràn ra, nhân vật “tôi” đã giãi bày thành lời. Rằng tình yêu này “thầm lặng”, “không hi vọng” nhưng đó là tình yêu “chân thành”, “đằm thắm”. Nhịp thơ trở nên nhanh và dồn dập hơn, tình yêu cũng trở nên cồn cào và da diết hơn.

     Câu thơ cuối được coi là “điểm nhãn” của cả bài thơ, cũng như là “điểm nhãn” trong trái tim của nhân vật “tôi”. Một cách nói vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm. Ý thơ “cầu em được người tình như tôi đã yêu em” thật sâu sắc. Phải chăng nhân vật trữ tình đang tự khẳng định lại tình yêu của mình dành cho “em” là quá lớn và quá chân thành.

     Dù tình yêu “âm thầm” không được đền đáp nhưng nhân vật trữ tình vẫn yêu chân thành và yêu tha thiết. Không đòi hỏi điều gì, không hi vọng bất cứ một điều gì. Một thứ tình yêu cao cả và vĩ đại. Tuy nhiên trong tình yêu vẫn luôn có những cung bậc, lúc dịu dàng, đằm thắm, lúc ghen tuông, lúc hờn dỗi. Đó như những nốt trầm bổng tạo nên một bản hợp xướng tuyệt vời trong tình yêu, hay nói cách khác đó chính là gia vị khi yêu không thể thiếu được.

     Puskin với một trái tim sống và yêu hết mình đã viết lên những vần thơ vừa bình dị, gần gũi, vừa đằm thắm mượt mà. Những vần thơ chạm đến trái tim của người đọc một cách dữ dội như vậy. “Tôi yêu em” là một bài thơ tình bất hủ, với đầy đủ cung bậc khi yêu đã khiến người nghe có những cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc nhất.

Mối tình với đệ nhất mỹ nhân nước Nga khiến Pushkin chết trong tủi hận

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 6

     Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy, mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác, khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Puskin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.

     Puskin là nhà thơ Nga thiên tài - người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ nổi tiếng Giu-côp-xki đã coi Pu-skin là "người khổng lồ tương lai". Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Puskin. Ông là người ca sĩ của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

     Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, của thi ca Nga và của cả nền thơ ca thế giới. Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có hai câu thơ lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phần đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ Tôi yêu em. Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa,

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

     Con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt.

     Xét bề ngoài câu chữ, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui chối bỏ say mê, dập tắt lửa tình (nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em phải gợn bóng u hoài). Đó là trật tự lôgic trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự logic đó chỉ là bề ngoài, còn trong sâu thẳm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic. Không nén được cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em.

     Hãy bàn rộng một chút về cách dùng đại từ nhân xưng trong bài thơ, cách dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện tình yêu là cả một vấn đề. Người dịch đứng trước nhiều lựa chọn: Tôi yêu chị/ Tôi yêu cô/ Tôi yêu em/ Anh yêu em. Kiểu xưng hô trước có phần trang trọng, khách khí. Kiểu xưng hô sau lại quá tha thiết. Người dịch chọn kiểu xưng hô tôi yêu em là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thẳm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình.

     Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không muốn nói là đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ. Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt mới ở cách thể hiện. Con người luôn chờ mong ở lời thổ lộ ấy những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết,...

     Trong bài thơ, "Tôi yêu em" lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một cách khẳng định không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên từ đáy lòng. Đó là khát vọng cháy bỏng của một trái tim yêu muốn được đáp lại. Đó còn là một lí luận của tình yêu: Tôi có quyền yêu em cho dù em có yêu tôi hay không. Tình yêu là thế. Lí luận của con tim nhiều khi bất chấp lí luận của khối óc.

Trong lời mở đầu, nhân vật trữ tình thú nhận:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể.

Ngọn lửa tình chưa dễ đã tàn phai;

Nhưng không thể để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải đượm bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

     "Ngọn lửa tình" có lúc bùng lên mãnh liệt, có lúc thầm lặng âm ỉ nhưng đó là cái âm ỉ của một, ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể phun trào. Tình yêu âm thầm, đơn phương, có lúc chông chênh "không hi vọng" hỡi nhân vật trữ tình nhiều khi có cảm giác "tôi tìm em, em tìm ai?". Yêu một người là hạnh phúc vì yêu vì khổ đau vì cảm giác tình yêu không được đền đáp. Nhân vật trữ tình có lúc rụt rè như một chàng trai mới lớn không dám đến gần để rồi ghen với cả những ánh mắt qua đường. Puskin trong thơ tình của mình đã nói rất nhiều về lòng ghen:

Trên đời này không có tra tấn nào

Đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông

     Tuy "hậm hực lòng ghen" nhưng nhân vật trữ tình là người dịu dàng, tao nhã, văn hóa tình yêu thể hiện khá rõ. Nét nổi bật nhất trong nhân cách yêu là "chân thành, đằm thắm", đằm thắm, chân thành ngay cả khi "không hi vọng". Đó là một mối tình tự nguyện, một tình cảm trọn vẹn dành cho người mình yêu.

     Tóm lại, tình cảm của nhân vật trữ tình đầy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với những đam mê, những hờn ghen, vừa mang tính lí tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn vẹn.

     Điều bất ngờ ở câu thơ kết là nhân vật trữ tình mặc dù "yêu chân thành, đằm thắm vẫn cầu mong cho người mình yêu có được người yêu "như tôi đã yêu em". Theo logic thông thường, người ta sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình. Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái logic thông thường đó, mang đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị. Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Có chăng là vì thần tình yêu đùa ác đã bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.

     Câu thơ như một lời nhắn nhủ: Em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt nhất, "như tôi đã yêu em". Dường như ẩn chứa trong đó còn có chút gì như là ý vị mỉa mai: "Nếu không có sự can thiệp của siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế. Điều đó có nghĩa là: Không một ai yêu em như tôi đã yêu em!

     Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: Tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra tôi chính là tình yêu thượng đế mang đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Đó chính là sự gặp gỡ của những trái tim nhân văn cao cả.

     Nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích kỉ tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng. Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp.

     Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ "lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó" (Bi-ê-lin-xki). "Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô vẽ điểm nào cả" (Puskin).

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 7

     Puskin (1799-1837) tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin, sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc nhiều đời tại thủ đô Mát-xcơ-va. Là một trong số các đại diện nổi bật và xuất sắc nhất của nền Văn học Nga, cũng như thế giới trong suốt thế kỉ XIX. Puskin thành công trong nhiều thể loại tiêu biểu như trường ca, truyện ngắn, thơ trữ tình với các chủ đề chính mang tính nhân văn cao cả, tinh thần lãng mạn và đề cao khát vọng tự do, giải phóng con người.

     Với tác phẩm Tôi yêu em, lời tự tâm đầy đớn đau và xót xa dành cho mối tình đơn phương của chàng trai si tình, “là một ví dụ chân thực về thái độ tôn trọng của Puskin đối với phụ nữ”, cũng là một “tuyên bố tinh túy về chủ đề tình yêu đã mất”. Để sau này khi nhắc đến Puskin người ta thường nhớ đến ông với tư cách là một nhà thơ tình vĩ đại với tác phẩm thơ tình đã trở thành bất hủ trong thi ca.

     Ở bốn câu thơ đầu ta thấy rõ ràng tâm trạng đớn đau giằng xé của người thi sĩ, trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng.

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

     Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”. Đó là lời tỏ tình kinh điển xưa nay, nhưng lại vừa đủ chân thành, không sến súa, ủy mị, thể hiện vẻ nghiêm túc trong tình cảm của tác giả. Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”.

     Dẫu rằng trái tim ấy đã bị sự vô vọng của mối tình đơn phương làm cho đau đớn, xót xa, thế nhưng thứ tình cảm mãnh liệt, nóng bỏng được ví như “ngọn lửa tình” ấy vẫn mãi mãi một màu nồng đượm “chưa hẳn đã tàn phai”. Điều đó càng là minh chứng cho tình yêu của Puskin là thật lòng đối đãi, đó không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chân thành, đằm thắm của một chàng trai đã trưởng thành.

     Rất chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay, vẫn nhen nhóm trong trái tim của tác giả những cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt dẫu có là đớn đau và xót xa nhiều. Nhưng như lời thơ thấm thía của Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà đã được yêu. Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng được bao nhiêu. Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”.

     Puskin cũng hiểu rằng, mối tình đơn phương của ông sẽ mãi chẳng có kết quả, cũng hiểu rằng có cố gắng thêm nữa chỉ khiến người và cô gái ấy phải mệt mỏi, và khó xử. Nên ông đã quyết tâm rời bỏ mối tình đơn phương này bằng tất cả lý trí, bằng tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát trong tâm hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

     Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, dẫu vẫn còn yêu thương sâu sắc lắm đấy, thế nhưng ông biết rằng tình yêu thực sự là phải để cho người mình yêu được hạnh phúc chứ không phải “u hoài” luẩn quẩn trong sự níu kéo, chờ đợi, mong mỏi ích của của bản thân mình. Trên tất cả, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

     Và trong những dòng thơ ấy, dưới những câu chữ mạnh mẽ cao thượng này người ta vẫn thấy ẩn hiện sự kìm nén, nỗi xót xa khi buộc phải từ bỏ thứ tình yêu mà ông hằng quý trọng, nâng niu suốt một quãng thời gian dài tưởng như đã in sâu vào thịt. Đó là tiếng khóc, là giọt nước mắt chảy ngược vào trái tim đầy thương tổn, để dập tắt ngọn lửa vẫn hừng hực cháy. Quả thật từ bỏ tình yêu muôn đời vẫn luôn là điều nan giải đối với mỗi con người, dù đó có là bậc thi sĩ tài hoa hay kẻ tầm thường phố chợ.

     Đến hai câu thơ tiếp theo “Tôi yêu em âm thầm không hy vọng/ Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” người ta lại càng thấy rõ cái nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác giả. Yêu sâu sắc đến vậy, thế nhưng nói với người không đặng, chỉ sợ người lại càng lánh xa ta, yêu đến mức chỉ dám lặng lẽ, “âm thầm không hy vọng”. Dường như Puskin đã vì tình yêu đơn phương đầy nước mắt này mà từ bỏ hết những niềm tin, bởi ông biết rằng hy vọng càng nhiều thất vọng càng sâu sắc, chi bằng ngay từ đầu đã không mong ước, để thấy thoải mái hơn.

     Yêu đến mức đớn đau và lặng lẽ như vậy, không chỉ mình Puskin mà còn có rất nhiều trái tim ngoài kia cũng như thế. Đắng cay hơn nữa, là dẫu chỉ là tình đơn phương, nhưng có lẽ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, Puskin đã nếm trải chẳng sót một thứ nào. Khi gặp ánh mắt, dáng điệu, nụ cười của người con gái ấy, trái tim chàng trai si tình đã bừng lên những cảm xúc không tên, thế nhưng lại bị ngăn cách bởi bức tường vô hình là sự từ chối của nàng, nên chỉ dám “rụt rè”, e ngại, sợ rằng chỉ một chút sơ sẩy thôi, thì sẽ chẳng còn gì nữa, nàng sẽ không còn dành cho ta sự nhân nhượng, cảm thông cuối cùng.

     Rồi có khi lại “hậm hực lòng ghen” ghen đến phát điên lên được, vì người có tình mới, nhưng đớn đau thay, bất lực và tuyệt vọng thay, bởi tác giả thậm chí còn chẳng có quyền được ghen tức, bởi vốn chẳng là gì của nhau, chỉ là “tự mình đa tình” mà thôi. Thế nên người ta nói ai yêu nhiều hơn người đó thua, là hoàn toàn đúng với tâm trạng của thi sĩ lúc bấy giờ.

     Nhưng có lẽ với Puskin thắng thua trong tình yêu là chẳng có ý nghĩa, bởi ông yêu nàng “yêu chân thành đằm thắm”, Puskin đã thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực hỗn độn, để quay trở về với tình yêu đích thực, chân chính và cao thượng nhất. Người hiểu rằng, tình yêu này đã là vô vọng, vậy chỉ cần một mình ông gánh chịu, còn mong người con gái ấy có được một tình yêu đẹp, được sống cuộc đời hạnh phúc, ở bên một người có dành cho cô ấy tình yêu như ông đã từng.

     Thế mới thấy tình yêu của Puskin thật cao thượng và trong sáng, chân thành đến nhường nào, bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Đồng thời hai câu thơ cuối cũng cho thấy lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.

     Đôi khi ta cũng cảm thấy có lẽ Puskin vẫn còn có chút hy vọng mơ hồ về sự hồi tâm chuyển ý của cô gái, nhưng nhiều hơn cả vẫn là tấm lòng hào sảng, chân thành chúc phúc, vừa lý trí vừa tình cảm của tác giả.

     Tôi yêu em là một bài thơ có cấu tứ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại bộc lộ được hết những cung bậc cảm xúc của con người trong một mối tình đơn phương. Người ta thấy sự đớn đau, tuyệt vọng, tình yêu chân thành, sâu sắc của tác giả, sự giằng xé giữa lý trí và con tim trong việc từ bỏ tình yêu mình hằng trân trọng.

     Qua đó bài thơ cũng cho chúng ta một bài học về lối ứng xử trong tình yêu, cần phải biết bao dung, có nhân cách cao thượng, không nên vì những cảm xúc ích kỷ mà khiến người khác phải lâm vào tình huống khó xử.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 8

     Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói của cõi lòng, của trái tim. Thơ nói hộ lòng người những điều khó nói, những rung động thầm kín trong xúc cảm, đặc biệt trong tình yêu. A.Pu-skin lại được tôn vinh là "mặt trời vĩ đại của thi ca Nga" (Léc-mon-tốp). Một trong những áng thơ nổi tiếng của ông viết về đề tài tình yêu là bài Tôi yêu em, một trong những bài thơ tình hay nhất.

     Nhận xét về màu sắc chung của thơ trữ tình Pu – skin, nhà mỹ học Bi-lê-lin- xki đã cho rằng, đó chính là "vẻ đẹp nội tâm của con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn". Và Tôi yêu em phải chăng là một bài thơ mang đậm màu sắc ấy?

     Bài thơ gồm hai khổ thơ (theo bản dịch tiếng Việt) diễn tả trung thực tâm trạng của nhân vật trữ tình (tôi) trong tình yêu. Nói lên niềm mong mỏi hi vọng người mình yêu được hạnh phúc. Và phải chăng đó là vẻ đẹp cao thượng, thánh thiện nhất.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.

     Mỗi lời tâm sự cũng là lời trái tim muốn nói. Tình yêu này đã nung nấu rất lâu rồi. "Ngọn lửa tình" đã tắt nhưng "chưa hẳn đã tàn phai ", dù cho tình yêu không được em đáp lại.

     Bài thơ dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giả khi sống ở Xanh Pê-téc-bua. Pu-skin thường hay lui tới nhà vị chủ tịch viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp những người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà – nàng Ô-lê-nhi-a xinh đẹp. Nhưng khi nhà thơ ngỏ lời cầu hôn thì nàng đã từ chối.

     Tại sao mở đầu bài thơ, tác giả lại viết: "Tôi yêu em đến nay chừng có thể- Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"? Có gì đáng nói đâu nếu không có hai câu thơ tiếp theo:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

     Nếu ở vế trước chữ "nhưng" là một sự phũ phàng, tình yêu tôi vẫn dành cho em dù em không đáp lại tình tôi. Em quá hờ hững, quá vô tình. Đằng sau chữ "nhưng" là cả một sự cao thượng. Theo lẽ thường, khi bị từ chối lời cầu hôn, người ta sẽ không dễ dàng từ bỏ người mình yêu. Người ta vẫn theo đuổi bằng nhiều cách trước khi tuyệt vọng hoàn toàn.

     Nhưng ở đây A.Pu-skin lại "không để em bận lòng thêm nữa", vì tôi, vì tình yêu của tôi. "Tôi yêu em", nhưng tôi sẽ không để em buồn lòng, dù thực chất người đang buồn lòng là "tôi". Vì thế mà tôi không thể để cho tâm hồn ấy phải "gợn bóng u hoài" Đấy là một tình cảm cao thượng, đầy tính vị tha.

     Đọc toàn bộ khổ thơ đầu, ta thấy cảm xúc dường như đang bị dồn nén để cho một cảm xúc khác trồi lên. Nhân vật tôi hiện lên với một tấm lòng yêu thương rộng lớn. Có thể thấy lời thơ như những lời tâm sự của tác giả. Tâm sự với người mình yêu, tâm sự với chính mình. Tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể nào khác hơn là tâm trạng của chính thi nhân? Mạch thơ tự sự trữ tình tiếp tục chuyển tiếp sang khổ thơ thứ hai. Cũng là cảm xúc ấy:

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

     Cái tình yêu ban đầu còn rụt rè, thầm yêu trộm nhớ ấy cũng tỏ ra có phần ích kỉ. Nhưng cái ích kỉ thật đáng yêu. Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. Tình yêu ban đầu đối với con người dân tộc nào cũng vậy, cũng có hậm hực cũng có ghen tuông, cũng rụt rè, e lệ, nhưng ấy chính là những phẩm chất mãnh liệt thiết tha và cao thượng của tình yêu.

     Tôi yêu em âm thầm không hi vọng. Lời thú nhận của thi nhân cũng chính là cõi lòng của mọi con người trong tình yêu. Nhưng đó là tình yêu đẹp, tình yêu biết đặt người mình yêu lên trên những khát khao mãnh liệt của chính bản thân mình. Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm.

     Đây lại là lời thú nhận nữa, trực tiếp và rõ ràng. Lời nói của chính trái tim đang run rẩy vì yêu, một trái tim chân thành nhất. Đó là một lời giãi bày bộc bạch tâm trạng của "tôi”, cũng là lời tâm sự chân thành để người mình yêu hiểu được trái tim mình. Nhưng cũng như câu thơ trên, ở đây, tình cảm ấy lại một lần nữa nhường chỗ cho sự cao cả: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

     Sự cao thượng, thánh thiện của tình yêu đến đây dường như chợt bừng sáng. Tình yêu đến đây không còn sự nhỏ nhen, ích kỉ. Tình yêu ấy trở nên cao đẹp biết nhường nào: hi sinh tình yêu của mình để cho người mình yêu hạnh phúc.

     Về cách hiểu câu thơ này, có ý kiến cho rằng: đó là lời thách thức kiêu bạc. Nhân vật tôi muốn nói với em rằng liệu có ai yêu em hơn tôi, em có được người tình nào xứng đáng hơn tôi? Trong muôn nẻo đường của tình yêu, cách hiểu này không phải không hợp lí. Nhưng nêu lí giải câu thơ như vậy thì Tôi yêu em không thể nào được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất.

     Cho nên, có thể nói câu thơ cuối chính là điểm sáng của bài thơ. Nó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người và tấm lòng nhân ái của con người trong tình yêu. Một tình yêu chân thành, đằm thắm sẽ nâng đỡ thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng chính là vẻ đẹp cao thượng trong tình yêu của tác giả.

     Có người nói rằng: sự chân thành là chìa khoá mở cửa vào trái tim người khác. Và điều đó đúng trong trường hợp của A.Pu-skin. Tôi yêu em đã đi vào lòng người đọc như những bản tình ca hay nhất cho mọi thời đại. Và Pu-skin mãi là "mùa xuân của văn học Nga", là "mặt trời của thi ca Nga”.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 9

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của nền văn học Nga và thế giới nửa đầu thế kỉ XIX. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cuộc đời Puskin lại gắn bó sâu sắc với số phận của nhân dân, đất nước. Nhà thơ dũng cảm đấu tranh chống chế độ chuyên chế độc đoán của Sa hoàng. Những sáng tác của Puskin thể hiện tâm hồn Nga đôn hậu, trong sáng, khao khát tự do và tình yêu. Tài năng văn chương của Puskin hết sức đa dạng, ông viết được nhiều thể loại và thể loại nào cũng có những tác phẩm được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật, tiêu biểu như: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết thơ), Con đầm pích (truyện ngắn), Bô-rít Gô-đu-nốp (kịch lịch sử),..

Tình yêu là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, bất tận trong thơ Puskin. Vì thế nên thơ lãng mạn của ông thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả. Puskin viết về tình yêu như một sự thôi thúc, khám phá. Qua thơ ông, những cung bậc tình cảm đa dạng, những sắc thái cảm xúc phong phú, những rung động thầm kín của con tim, những ấn tượng khó nắm bắt của tình yêu con người được diễn tả vô cùng chân thực. Sức hấp dẫn tuyệt vời trong thơ tình yêu của Puskin chính là sự chân thành, cao thượng được thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện. Tôi yêu em là bài thơ thể hiện thành công điều đó.

Dịch nghĩa:

Tôi (đã) yêu em; tình yêu, có lẽ,

Tròng tâm hồn tôi chưa lụi tắt hoàn toàn;

Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa;

Tồi chẳng muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì.

Tôi (đã) yêu em không thốt ra lời, không hi vọng,

Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị niềm ghen tuông giày vò;

Tôi (đã) yêu em chân thành, say đắm biết bao,

Cầu trời cho em được người khác yêu cũng như thế.

Dịch thơ:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Bài thơ dường như là lời từ giã của một mối tình đơn phương vô vọng. Điểm độc đáo là lời từ giã này cũng chính là lời giãi bày, thổ lộ, bộc bạch của trái tim yêu luôn sôi nổi, nồng nàn. Bài thơ hấp dẫn người đọc không phải bằng ngôn từ cầu kì, trau chuốt mà là bằng tình cảm chân thành, xúc động, giống như những đợt sóng lúc sôi nổi dạt dào, lúc dịu êm, sầu lắng. Bố cục bài thơ có thể chia làm ba phần:

Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé.

Hai câu giữa: Nỗi khổ đau tuyệt vọng.

Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành.

Nhân vật em trong bài thơ là Ô-lê-nhi-na, một thiếu nữ xinh đẹp mà Puskin yêu say đắm và dã dành cho nàng những vần thơ ca ngợi. Mùa hè năm 1828, thi sĩ đã ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng không chấp nhận. Nỗi thất vọng đắng cay âm thầm ấy là nguyên nhân ra đời của bài thơ nổi tiếng này. Có thể xem đây là một câu chuyện tình thu nhỏ.

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được nhấn mạnh qua điệp khúc Tôi yêu em. Ba lần điệp khúc này vang lên, mỗi lần gắn với một cung bậc tình cảm và diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. Tình yêu mà thi sĩ dành cho người con gái ấy đã được thử thách qua thời gian. Thi sĩ khẳng định thời gian không thể làm cho tình yêu ấy phôi pha và ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt trong lòng mình. Đại từ em được dùng với ý trân trọng, tạo cảm giác vừa thán thiết, vừa xa cách. Cụm từ Tôi yêu em mở đầu bài thơ là lời thú nhận tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Âm điệu thơ ngập ngừng, đứt quãng, giống như nhịp đập bất thường của trái tim đang thổn thức bởi trĩu nặng nỗi đau. Cảm xúc thơ dàn trải, lan toả, phù hợp với tâm trạng suy tư, trái trở, day dứt của nhân vật trữ tình về tình yêu đơn phương của mình.

Những cụm từ có thể, chưa hẳn biểu thị tính chất khó xác định dứt khoát của tâm hồn, tình cảm. Nhân vật trữ tình không giấu giếm những uẩn khúc trong lòng mình. Trong trái tìm thi sĩ, hình bóng người con gái đáng yêu không dễ phai mờ và tình yêu dành cho nàng chưa hẳn đã tàn phai bởi ngọn lửa si mê vẫn âm ỉ cháy. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm được thể hiện khá rõ, qua đó Puskin đã bày tỏ khát vọng tình yêu cùng những băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của nhân vật trữ tình – hình bóng của chính thi sĩ.

Đến câu thơ 3 và 4, mạch thơ đột ngột chuyển hướng. Cụm từ phủ định Nhưng không như nhấn mạnh một quyết định dứt khoát: Nhân vật trữ tình tự buộc mình phải cố mà quên và dường như đã phải dùng đến sự cương quyết của lý trí để chế ngự trái tim đang rớm máu. Tôi yêu em tha thiết, nồng nàn nhưng lại không muốn em phải bận lòng thêm nữa.

Tình cảm của nhân vật em được hé mở qua hai từ: bận lòng và u hoài. Người đọc có thể thấy được sự éo le trong quan hệ tình cảm của nhân vật trữ tình và thiếu nữ anh yêu. Tình yêu của nhân vật trữ tình (Tôi) không đem lại niềm vui và hạnh phúc mà chỉ mang lại nỗi bận lòng và sự u hoài cho em mà thôi. Đó là điều đau xót và đáng tiếc. Tôn trọng người mình yêu, nhân vật trữ tình lòng tự nhủ lòng phải cố quên đi tình yêu đơn phương, cho dù nỗi khổ đau đang giằng xé tâm hồn:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Điệp khúc Tôi yêu em mở đầu khổ thơ thứ hai gắn liền với các động từ chỉ trạng thái. Mỗi từ như cô đặc một trạng thái cảm xúc cụ thể: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè lẫn hậm hực lòng ghen. Chỉ qua hai câu thơ mà tưởng như những tình cảm giấu kín tận đáy sâu tâm hồn đã được bày tỏ và thi sĩ đã thể hiện rất thật cảm xúc của mình lúc này Những từ phủ định liên tiếp nhấn mạnh tính chất đơn phương của mối tình và cho thấy nhân vật trữ tình luôn băn khoăn, đau khổ. Anh đã chân thành giãi bày tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc khuất của tâm hồn – một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, âu lo, thắc thỏm; một tâm hồn vật vã trăn trở, day dứt, không biết đến sự nhẹ nhõm, an bình, thanh thản. Câu thơ nói đến sự bị động tiêu cực mà lại làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ tràn đầy sinh lực của trái tim yêu. Những từ lúc, khi góp phần diễn tả biến động dồn dập trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tôi biết em không nhớ tới tôi nhưng lúc nào trái tim tôi cũng hướng về em, bồn chồn day dứt và cả sự hậm hực đến cồn cào của lòng ghen bị dồn nén.

Trong tình yêu, yêu và ghét là hai trạng thái vừa đối lập vừa thống nhất, giống như hai mặt của một tờ giấy. Ghét thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu nhưng xét về bản chất, đó là biểu hiện của thứ tình yêu sở hữu ích kỉ. Lòng ghen tuông mù quáng dễ làm cho con người rơi vào sự nghi kị thấp hèn. Đối với Puskin, ghen tuông gợi nỗi buồn đen tối. Nhấn mạnh lòng ghen, câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám. Tưởng như nhân vật trữ tình đang rơi vào vực sâu của nỗi đớn đau, tuyệt vọng.

Điệp khúc thứ ba Tôi yêu em gắn với hai câu thơ cuối:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Cảm xúc bị kìm hãm trong hai câu thơ trước giờ đây như được giải tỏa bởi tình yêu cao thượng, chân thành, đằm thắm. Nhịp điệu chậm rãi cùng âm hưởng da diết, sâu lắng góp phần diễn tả cảm xúc thiết tha và đem lại cho câu thơ sức hấp dẫn lạ lùng, vượt lên nỗi buồn đau u ám và lòng ghen tuông ích kỷ, nhân vật trữ tình cầu chúc: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn vừa mang niềm nuối tiếc, xót xa vừa ẩn chứa sự tự tin và niềm kiêu hãnh. Có thể sẽ chẳng có người nào yêu em chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Cũng có thể tôi và em, chúng ta đã để mất một tình yêu quý giá chẳng thể tìm lại được bao giờ. Câu thơ cuối là lời khẳng định, là sự thăng hoa của tình yêu cao thượng. Nó đã đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách của con người.

Bài thơ Tôi yêu em đã phản ánh sinh động tâm hồn trong sáng và tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích kỷ thường tình để trao gửi đến người mình yêu ước mong cho nàng được hạnh phúc. Chàng trai ấy đã giữ lại những khổ đau dằn vặt cho riêng mình để dâng hiến cho người con gái mình yêu tất cả những gì đẹp nhất của tình yêu. Dẫu là lời từ giã tình yêu song nỗi buồn ở đây không sướt mướt, ủy mị mà nhân hậu, vị tha. Đó là tình yêu biết vượt qua những dục vọng ích kỷ của bản thân để cầu mong cho người mình yêu được hạnh phúc.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 10

Puskin được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga” với những tác phẩm vô cùng xuất sắc viết về tình yêu. Hồn thơ của Puskin thường nói đến vẻ đẹp nội tâm con người cùng lòng nhân ái của tâm hồn nhân loại. Trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, “ Tôi yêu em” là một khúc ca về tinh yêu với đầy đủ cung bậc cảm xúc khi yêu, có thổn thức, có mong nhớ nhưng cũng nhiều nuối tiếc về mối tình đơn phương của tác giả.

“Tôi yêu em” dường như là một lời giãi bày tình cảm của tác giả một cách chân thành và sâu sắc nhất.

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Câu thơ cất lên một cảnh giản dị, chân thành như chính nỗi lòng của tác giả đang gửi gắm đến người mà mình yêu thương. Từng câu thơ chậm rãi, mang theo chút ngượng ngùng nào đó. Tác giả dùng từ “ chừng có thể, chưa hẳn” để nói về sự vương vấn gì đó chưa thật sự dứt khoát. Tác giả có lẽ đang sợ điều gì đó, sợ mình làm cho người ta sợ. Mặc dù vậy nhưng câu thơ phần nào đã bày tỏ được tình yêu say mê của tác giả, đó là tình cảm đã xuất phát từ lâu lắm rồi chứ không phải chỉ mới bắt đầu.

Ở hai câu thơ tiếp theo, bỗng nhiên giọng thơ thay đổi hoàn toàn:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tình cảm trong trái tim của người dù đã rõ ràng rồi, nhưng nhân vật lại không muốn làm khó đối phương, làm cho người ta phải khó xử. Một trái tim yêu nồng nàn nhưng cũng rất lý trí. Hai câu thơ được ngắt ra bởi từ “ nhưng”, thể hiện sự dứt khoát, rõ ràng đối với người con gái. Nhân vật “ tôi” tự ý thức được bản thân mình thế nào, dù có phải chịu ấm ức hay chuyện gì thì cũng không muốn để người con gái phải bận lòng thêm. Có lẽ nhân vật lúc này sẽ cảm thấy rất buồn và suy nghĩ, khi không biết đối phương đang nghĩ gì và muốn gì. Nhân vật “ tôi” thật sự có một trái tim đa sầu đa cảm , biết nghĩ cho cảm xúc của người khác chứ không chỉ biết đến bản thân mình. Cảm xúc của nhân vật “ tôi” ở đây chắc chắn đang bị dồn nén, không được thoát ra, không được bày tỏ khiến cho nhân vật trở nên khó chịu mà không biết tỏ cùng ai.

Nhưng rồi cảm xúc bỗng nhiên vỡ òa ở bốn câu thơ tiếp. Tình yêu là như vậy, cảm xúc không thể giữ lại trong trái tim, mà phải được bật tung ra. Điệp từ “ tôi yêu em” một lần nữa xuất hiện, như lời khẳng định chắc chắn về tình yêu của chàng trai:

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em , yêu chân thành đằm thắm.

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Tình yêu của chàng trai vẫn vậy, vẫn vẹn nguyên như thế nhưng giờ đây không chỉ giấu ở trong tim nữa mà đã được giãi bày thẳng thắn với cô gái. Bởi lẽ dù tình yêu âm thầm, không hi vọng nhưng đó dù sao cũng là tình cảm chân thành, không gian dối. Những câu thơ với nhịp thở trở nên nhanh hơn, dồn dập hơn, như là nhịp đập của con tim người đang yêu nồng nàn và mãnh liệt.

Điều đặc biệt xuất hiện ở câu thơ cuối, câu thơ được coi là điểm nhấn của bài thơ. Câu nói của nhân vật rất khéo léo, tinh tế khi thể hiện được tình cảm của bản thân, nhưng cũng thể hiện được sự vị tha, hi sinh vì hạnh phúc của người mình yêu. Có lẽ nhà thơ đang tự khẳng định một lần nữa tình yêu dành cho người con gái. Dù không được đền đáp nhưng tình yêu đó vẫn mãnh liệt và không chấm dứt. Tình yêu đó là một thứ tình yêu cao cả, và đáng khâm phục. Nhưng đâu đó trong tình yêu vẫn có chút ghen tuông, hờn giận. Bởi nếu không ghen thì đã không nghĩ đến người khác cũng dành tình cảm cho cô gái. Một bản hợp xướng tuyệt vời với đầy đủ cung bậc cảm xúc trong tình yêu, những điều không thể thiếu của những người đang yêu.

“ Tôi yêu em “ là một bài thơ vừa chân thật, gần gũi nhưng cũng vô cùng lãng mạn, đẹp đẽ. Đây được coi là một bài thơ tình xuất sắc, không thể thay thế của Puskin khi miêu tả được đầy đủ những cung bậc cảm xúc của tình yêu theo một cách tinh tế nhất.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 11

Puskin không chỉ là “Mặt trời của nền thi ca Nga” ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát tình yêu. “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông… Màu sắc chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình, là vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn” (Biêlinxki). Cùng với Gửi 'K, Tôi yêu em là bài thơ nổi tiếng của Puskin về tình yêu. Thời kỳ sống ở Petecbua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những người làm nghệ thuật, và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A. A. Olenhia, con gái vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thực này.

Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa. Do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ Tôi yêu em đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất.

Bài thơ có thế được chia thành hai phần: Bốn câu đầu, nhân vật trữ tình – tôi, khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không muốn gây phiền muộn cho người mình yêu. Bốn câu cuối, dồn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành.

Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ Trong tiếng Nga, với hai đại từ ya và vư có thể dịch sang tiếng Việt thành một số cặp quan hệ như tôi yêu cô, anh yêu em, tôi yêu em. Đối với tiếng Việt, đại từ xưng hô chỉ đổi thay một chút là quan hệ và sắc thái tình yêu cũng đổi khác. Tôi yêu cô bộc lộ một khoảng cách xa, trang trọng, ít tình cảm, hơn nữa, từ cô trong tiếng Việt ít chỉ quan hệ tình yêu. Còn anh yêu em thì thân thiết, gần gũi quá, trong trường hợp này chưa thật phù hợp. Sử dụng tôi yêu em, bản dịch của Thúy Toàn đã diễn tả chính xác một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh. Khi xưng tôi quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin. đúng mực, có mang ý thức về mình. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.

Mở đầu bài thơ là điệp khúc khẳng định: Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một sự khẳng định pha chút cân nhắc, dề dặt với những từ có thể, chưa hẳn (nguyên văn: Tinh yêu có lẽ chưa hoàn toàn lụi tắt trong tôi). Dùng một ngữ mang tính phủ định, chưa hoàn toàn lụi tắt,nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không phải là sự đam mê bột phát vụt sáng lóe rồi lụi tàn ngay đấy. Mạch thơ chuyển đột ngột:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Điệp từ không (nguyên văn: "Mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa. Tôi chẳng muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì") nhấn mạnh sự dứt khoát: cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù chỉ là âm thầm, dai dẳng) để tránh cho em phải bận lòng, tránh cho hồn em phải gợn bóng u hoài. Lời thơ như một lời tự nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó; có sự chế ngự của lí trí đối với con tim: có cái cao thượng, tế nhị của tình tôi (điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh, thanh thản của hồn em); có cái tôn thờ, sùng kính của bậc nam nhi đối với người phụ nữ. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lý do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.

Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lý trí chi phối thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn tràn, không tuân theo mệnh lệnh của lý trí, khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu với điệp khúc tôi yêu em được nhắc lại lần thứ hai:

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hi vọng, vừa khẳng định lại nét âm thầm (nguyên văn: Không thốt ra lời ) vừa nhấn mạnh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở: Nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ mang tính chất thú nhận đã khơi mở những lớp tình cảm phức tạp và rất con người dưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ, rụt rẽ, qua ý thức cố kìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa li tắt chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt.

Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người bình thường khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé tâm can. Tuy nhiên, có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt, như Mêđê vì thù chồng mà giết chết con mình (Mêđê – Ơriphiđơ), như Otenlô bóp chết Dexđêmôna (Ôtemlô – Sêcxpia), như Lenxki thách Onêghin đấu súng Œpghcrihi Onêghin – Puskin), như Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp con người như vậy không?

Hai câu thơ cuối cùng là câu trả lời, vụt sáng lên một giá trị nhân văn, một tư thế cao thượng của con người đáng yêu ấy

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

Cảm xúc bị dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: Chân thành, đằm thắm. Xin lưu ý, trong điệp ngữ tôi yêu em, ở nguyên bản tiếng Nga, động từ yêu luôn được ở thể chưa hoàn thành, điều ấy có nghĩa là ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhà thơ sẽ không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn, nhạt phai. Chính là sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Nó lí giải vì sao nhân vật trữ tình ở đoạn trên lại có một xử sự dịu dàng, tế nhị, trân trọng người mình yêu và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành đằm thắm như tôi.

Có một điều tế nhị sâu xa trong hoàn cảnh trớ trêu này. Tình yêu khi không được đền đáp thường là nỗi khổ đau, đưa đến lòng tự ái, hận thù. Nhưng nếu đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng, nhân hậu thì dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng, chở che như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác:

Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn

Em thầm thì 'hãy gọi tên lên

Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm

Em vẫn còn sống giữa một trái tim

Chính thái độ trân trọng, tôn thờ, sùng kính, “sự thuần khiết" đối với phụ nữ đã đưa bài thơ của Puskin vươn tới những giá trị nhân văn cao cả trong kho tàng thơ tình nhân loại.

Tôi yêu em, bài thơ đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim con người với một mối tình không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơ toát ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt, đằm thắm mà cao thượng, như Biêlinxki từng nhận định: “Đặc điểm thơ ca Puskin là khả năng phát hiện trong con người mỹ cảm và lòng nhân ái, hiểu theo nghĩa là lòng kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là con người. Tôi yêu em là một khúc hát của trái tim, là một bài thơ tình độc đáo trong thơ ca nhân loại.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 12

Puskin được biết đến là đại thi hào của nước Nga, ông không chỉ là nhà văn nhà thơ mà còn là nhà thi sĩ lừng danh, ông có rất nhiều những sáng tác to lớn và để lại cho văn học Nga những dấu ấn mạnh mẽ trong thời đại, Puskin được người đọc biết đến với tác phẩm Tôi Yêu Em.

Đây là bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời của tác giả đây là những bộc lộ sâu sắc để thể hiện được tình yêu của ông đối với nàng, những giây phút tuyệt đẹp trong cuộc đời đã đang thấm nhuần trong từng lời thơ của ông. Mở đầu bài thơ tác giả viết Tôi yêu em… đây đã là những lời bộc lộ về tình cảm của ông đối với người con gái mà ông ta yêu, những cảm xúc mang đậm giá trị khi tình yêu đó của ông là vĩnh hằng, ngọn lửa trong trái tim ông chưa bao giờ phôi phai khi yêu em, khi có em trong vòng tay anh sẽ luôn coi trọng và đốt thêm những ngọn lửa tình đang rực cháy trong trái tim của mỗi con người:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Những lời bộc lộ của tác giả đối với người tình của mình, mang những cảm giác buồn buồn và đậm tâm trạng, nhưng sự chân thành của tác giả về cuộc tình này vẫn vô cùng mạnh mẽ và đầy cảm xúc khi mỗi chúng ta đều thấy được lời bộc lộ ở đoạn mở đầu, nhưng tiếp theo lại là những cảm xúc như đang tuyệt vọng, khi đang đo đếm ngày tháng đã từng yêu, cụm từ chừng có thể như đang nhắc đến những khoảnh khắc không nói thành lời của tác giả. Ngọn lửa trong tâm hồn của tác giả vẫn đang dạt dào, và vẫn cháy bùng lên những tình yêu sâu sắc và mạnh mẽ nhất đối với tâm hồn của ông. Nhưng không để cho người mình yêu phải buồn hay có những nỗi suy tư ông đã đành lòng ngậm ngùi chịu đựng những cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc đời, và để cho tâm hồn của em không phải vấn vương những suy tư và cảm xúc riêng về những điều này, đây là những khoảnh khắc khiến người đọc hình dung mạnh mẽ nhất về nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tình yêu của tác giả cũng mãnh liệt từ tắt đã diễn tả mạnh mẽ và sâu sắc nhất những cảm xúc đó, những cảm xúc mang đậm giá trị về tình yêu thương và sự quan tâm đối với người mà ông đang thầm thương trộm nhớ, đây là những cảm xúc riêng và mang trong trái tim của tác giả những cảm xúc mạnh mẽ và vô tư nhất về tình yêu của mình. Chính những cung bậc của tác giả đã đang thấm nhuần mạnh mẽ cảm xúc và những nỗi nhớ mong về sự hoài đợi và không để người mình yêu buồn đau vì chuyện gì.

Tình yêu thì vẫn đang nảy nở từ tắt đã nhấn mạnh sâu sắc được điều đó, và nó mang những cảm xúc lớn lao khi tình yêu đó không được đáp lại với một tình cảm chân thành và đáng quý nhất. Những cảm xúc dạt dào và mang đậm màu sắc của tác giả đã thể hiện được những cảm xúc to lớn và ngọt ngào trong trái tim của tác giả. Những tình cảm không được bộc lộ ra nó vẫn âm thầm bên trong trái tim của tác giả, những điều đó đã mang đậm những giá trị to lớn và mạnh mẽ khi trái tim của người vẫn đang rung động lên những khoảnh khắc dạt dào và mang đậm ý nghĩa nhất đối với tâm hồn của tác giả về chính mình.

Khi cụm từ tôi yêu em được sử dụng với một tần số lớn trong bài nó cũng đủ để nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với cô gái mà mình yêu. Tác giả vẫn đang yêu trong sự thầm lặng, không hy vọng người đó có thể đáp trả được tình cảm của chính mình, những lúc rụt rè không dám biểu lộ là những lúc trái tim của tác giả yếu mềm nhất, và trong lòng có chút ghen tuông và đậm cảm xúc của một người mang trái tim nồng cháy:

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng.

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Những cảm xúc dạt dào và đậm giá trị nhất đã được biểu lộ trong tác phẩm với những cung bậc mạnh mẽ và mang những màu sắc hương vị của tình yêu. Có thể nói rằng tình yêu của ông đối với người con gái này là vô cùng mạnh mẽ và chân thành, những tình cảm to lớn và giàu giá trị của cảm xúc nhất được thể hiện qua những lời thơ, khi trái tim còn đang có chút lo sợ, nhưng bên trong nó là một tình yêu mạnh mẽ và to lớn đối với người tình.

Tình cảm chân thành, đằm thắm và tình yêu to lớn đã thúc dục mạnh mẽ cảm xúc thăng hoa của tác giả trong mỗi trang thơ ca, trái tim bao la của tác giả cũng được thể hiện mạnh mẽ ở đây, những tình cảm to lớn mà tác giả dành cho người mình yêu, để lại những cảm xúc thiêng liêng trong lòng mỗi người đọc, bởi nó mang một giá trị to lớn và mạnh mẽ nhất đối với con người, tình cảm đó là sự thiêng liêng vô bờ bến trong tình yêu. Cảm xúc và những nỗi nhớ mong được được dạt dào và thấm đẫm trong trái tim của mỗi con người.

Với những từ ngữ chất phát giản dị nhưng nó đã đủ để lột tả được những lời thầm kín và sâu lặng của tác giả đối với người con gái mà ông yêu, dù tình yêu đó là bên trong tâm hồn, không được bộc lộ ra bên ngoài nhưng nó đủ để cho thấy tình yêu của tác giả thật mạnh mẽ và to lớn đến vô ngần.

Tình cảm mặn nồng và da diết đã được thể hiện một cách sâu sắc, có thể thấy tình yêu đó đang dần biểu lộ những dòng cảm xúc sâu lắng và da diết nhất, trong tâm hồn của mỗi con người, biết bao nhiêu giá trị và ý nghĩa của cuộc sống luôn ngập tràn và da diết trên biết bao nhiêu cảm xúc ngọt ngào, và tình cảm của chính tác giả, biết được những cảm xúc đó tác giả dường như đang ngập tràn và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của tình yêu. Nỗi nhớ mong luôn được thể hiện một cách sâu lắng và ngọt ngào nhất, những cảm xúc đó đang dần được mở rộng và nâng lên trên nền không gian của mình những thiên uyển của cuộc đời.

Trái tim đang yêu vẫn đang rung động lên những cảm xúc và tình cảm đó đã dạt dào và sống động lên trong từng trang giấy và ngập tràn cảm xúc, tình yêu sâu đậm và mang màu sắc tươi tắn nó đã đẩy mạnh và xoáy sâu vào trong tâm hồn của tác giả, những cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đó đã được thể hiện một cách ngọt ngào và mang màu sắc nhất, chúng ta có thể nhìn thấy được tình cảm yêu thương và sự đằm thắm đang dần biểu lộ trong chính cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, cảm xúc đó đã da diết và chân thành nhất. Những giây phút được mở trái tim yêu thương ra để biểu lộ tác giả dường như đang sống những năm tháng hạnh phúc và có giá trị nhất. Tác giả đã thể hiện được cảm xúc của mình, qua những cung bậc nhẹ nhàng nó mang dấu ấn to lớn và có điều cần thiết nhất trong cuộc đời của mỗi người.

Bài thơ đã mang đậm màu sắc yêu thương và tình cảm đó rất chân thành và da diết trong cuộc đời của mỗi con người.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 13

Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy,… mà điều quan trọng-là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác, khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Puskin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.

Puskin là nhà thơ Nga thiên tài,- người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ nổi tiếng Giu-cốp-xki đã nhận xét Puskin là "người khổng lồ tương lai". Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Pus – kin. Ông là người ca sĩ của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, của thi ca Nga và của cả nền thơ ca thế giới. Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có hai câu thơ lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phần đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ Tôi yêu em. Thoạt nhìn tưởng như ý quân, trùng lặp, đọc kỹ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên,

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tay lặp lại những cảm xúc có sự khác biệt.

Xét bề ngoài câu chữ, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui chối bỏ say mê, dập tắt lửa tình (nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em phải gợn bóng u hoài). Đó là trật tự logic trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự logic đó chỉ là bé ngoài, còn trong sâu thầm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic. Không nén được cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em.

Hãy bàn rộng một chút về cách dùng đại từ nhân xưng trong bài thơ, Cách dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện tình yêu là cả một vấn đề.

Người dịch đứng trước nhiều lựa chọn: Tôi yêu chị/ Tôi yêu cô/ Tôi yêu em/ Anh yêu em,.. Kiểu xưng hô trước có phần trang trọng, khách khí-. Kiểu xưng hô sau lại quá thân thiết. Người dịch chọn kiểu xưng hô tôi yêu em là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thẳm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình.

Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không muốn nói là đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ. Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt mới ở cách thể hiện. Con người luôn chờ mong ở lời thổ lộ ấy những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết,…

Trong bài thơ, Tôi yêu em lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một cách khẳng định không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng. Đó là khát vọng cháy bỏng của một trái tim yêu muốn được đáp lại. Đó còn là một lí luận của tình yêu: Tôi có quyền yêu em cho dù em có yêu tôi hay không. Tình yêu là thế. Lý luận của con tim nhiều khi bất chấp lý luận của khối óc.

Trong lời mở đầu, nhân vật trữ tình thú nhận:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể.

Ngọn lửa tình chưa dễ đã tàn phai;

Nhưng không thể để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải đượm bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

"Ngọn lửa tình" có lúc bùng lên mãnh liệt, có lúc đằm lặng âm ỉ nhưng đó là cái âm ỉ của một, ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể phun trào. Tình yêu âm thầm, đơn phương, có lúc chông chênh "không hi vọng" hỡi nhân vật trữ tình nhiều khi có cảm giác "tôi tìm em, em tìm ai?". Yêu một người là hạnh phúc vì yêu Vì khổ đau vì cảm giác tình yêu không được đền đáp. Nhân vật trữ tình có lúc rụt rè như một chàng trai mới lớn không dám đến gần để rồi ghen với cà những ánh mắt qua đường. Puskin trong thơ tình của mình đã nói rất nhiều về lòng ghen:

Trên đời này không có tra tấn nào

Đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông

Tuy "hậm hực lòng ghen" nhưng nhân vật trữ tình là người dịu dàng, tao nhã, văn hóa tình yêu thể hiện khá rõ. Nét nổi bật nhất trong nhân cách yêu là "chân thành, đằm thắm", đằm thắm, chân thành ngay cả khi "không hi vọng". Đó là một mối tình tự nguyện, một tình cảm trọn vẹn dành cho người mình yêu.

Tóm lại, tình cảm của nhân vật trữ tình đầy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với những đam mê, những hờn ghen,… vừa mang tính lý tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn vẹn.

Điều bất ngờ ở câu thơ kết là nhân vật trữ tình mặc dù "yêu chân thành, đằm thắm vẫn cầu mong cho người mình yêu có được người yêu "như tôi đã yêu em". Theo logic thông thường, người ta sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình.

Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái logic thông thường đó, mang đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị. Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Cá chăng là vì thần tình yêu đùa ác đã bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.

Câu thơ như một lời nhắn nhủ: Em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt nhất, "như tôi đã yêu em".

Dường như ẩn chứa trong đó còn có chút gì như là ý vị mỉa mai: "Nếu không có sự can thiệp của siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế (R. Iacốpxơn). Điều đó có nghĩa là: Không một ai yêu em như tôi đã yêu em!

Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra tôi chính là tình yêu thượng đế mang đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Ca dao Việt -Nam.Đó chính là sự gặp gỡ của những trái tim nhân văn cao cả.

Nhân vật trữ tĩnh đã vượt lên thói ích kỷ tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng.

Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp.

Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ "lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó" (Bi-ê-lin-xki). "Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô vẽ điểm nào cả" (Puskin).

Phân tích bài thơ Tôi yêu em – Mẫu 14

Tình yêu luôn là đề tài bất diệt với thi ca. Mỗi thi sĩ đều có một cái nhìn riêng, đặc biệt về những cung bậc khi yêu. Chúng ta biết đến Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” với những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt. Đối với nền văn học Nga thì Puskin được xem là “mặt trời thi ca Nga” với những áng thơ bất hủ về tình yêu.

Bài thơ “Tôi yêu em” là một điệp khúc tình yêu với những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả. Có thể nói “Tôi yêu em” là lời giãi bày tình cảm một cách chân thành và mãnh liệt nhất, đó là tiếng nói con tim, tiếng gọi của những rung động tha thiết và sâu sắc nhất. Bài thơ với câu chữ bình dị, gần gũi mà len sâu vào trái tim người đọc những xốn xang và dư âm còn mãi.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Một câu thơ cất lên bình dị, chân thành như chính tấm lòng và trái tim của tác giả dành cho người mình yêu thương. Lời thơ chậm rãi, đều đều như có chút gì đó ngượng ngùng, chưa mang ý nghĩa khẳng định. Nhưng từ ngữ “chừng có thể”, “chưa hẳn” dường như còn vương chút gì đó chưa dứt khoát.

Có lẽ bởi tác giả sợ lời tỏ tình của mình suồng sã quá khiến cho người ta sợ. Tuy nhiên dù chưa dứt khoát nhưng cũng đã phần nào bộc lộ được tình yêu say mê đã từ lâu lắm rồi, đó là một quá trình yêu và thương có thời gian chứ không hề bồng bột. Tuy nhiên đến hai câu thơ sau, giọng thơ đột nhiên thay đổi:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Mặc dù tình cảm trong trái tim “tôi” đã rõ nhưng nhân vật trữ tình lại không muốn làm khó đối phương, không muốn để cho đối phương phải khó xử. Đó cũng chính là một trái tim đầy lí trí. Hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau được ngắt ra bởi từ "nhưng” vừa có vẻ vô tình nhưng lại phần nào thể hiện sự dứt khoát hơn hết. Nhân vật “tôi” tự ý thức được bản thân mình, dù có chịu ấm ức cũng chịu “không để em phải bận lòng thêm nữa”.

Tuy nhiên lúc này nhân vật trữ tình đang trăn trở và thấy chua xót, không biết rằng tâm trạng của người kia như thế nào. Một trái tim đa sầu đa cảm nhưng là một trái tim biết nghĩ cho người khác. Trái tim ấy thật đáng quý và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Cảm xúc ở những câu thơ đầu bị dồn nén, không được thoát ra bên ngoài mà trở nên bức bối hơn.

Ở 4 câu thơ sau bỗng nhiên cảm xúc vỡ òa, tràn ra. Có lẽ cảm xúc trong tình yêu không còn giữ kín, không còn bó buộc trong trái tim chật chội nữa. Đã đến lúc nó bật tung ra. Và cụm từ “tôi yêu em” lại được điệp lại một lần nữa càng khẳng định hơn nữa tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái:

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Vẫn là tình yêu ấy nhưng giờ nó được tràn ra, nhân vật “tôi” đã giãi bày thành lời. Rằng tình yêu này “thầm lặng”, “không hi vọng” nhưng đó là tình yêu “chân thành”, “đằm thắm”. Nhịp thơ trở nên nhanh và dồn dập hơn, tình yêu cũng trở nên cồn cào và da diết hơn.

Câu thơ cuối được coi là “điểm nhãn” của cả bài thơ, cũng như là “điểm nhãn” trong trái tim của nhân vật “tôi”. Một cách nói vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm. Ý thơ “cầu em được người tình như tôi đã yêu em” thật sâu sắc. Phải chăng nhân vật trữ tình đang tự khẳng định lại tình yêu của mình dành cho “em” là quá lớn và quá chân thành.

Dù tình yêu “âm thầm” không được đền đáp nhưng nhân vật trữ tình vẫn yêu chân thành và yêu tha thiết. Không đòi hỏi điều gì, không hi vọng bất cứ một điều gì. Một thứ tình yêu cao cả và vĩ đại. Tuy nhiên trong tình yêu vẫn luôn có những cung bậc, lúc dịu dàng, đằm thắm, lúc ghen tuông, lúc hờn dỗi. Đó như những nốt trầm bổng tạo nên một bản hợp xướng tuyệt vời trong tình yêu, hay nói cách khác đó chính là gia vị khi yêu không thể thiếu được.

Puskin với một trái tim sống và yêu hết mình đã viết lên những vần thơ vừa bình dị, gần gũi, vừa đằm thắm mượt mà. Những vần thơ chạm đến trái tim của người đọc một cách dữ dội như vậy. “Tôi yêu em” là một bài thơ tình bất hủ, với đầy đủ cung bậc khi yêu đã khiến người nghe có những cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc nhất.

 

Tài liệu có 41 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
768 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
857 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
668 1 0
Tải xuống