Top 50 bài Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

I. Mở bài

- Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết lịch sử dài 120 hồi của La Quán Trung, kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngô, Thục, Ngụy từ năm 184 đến năm 280 của lịch sử Trung Quốc.

- Đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng có kết cấu hoàn chỉnh: Giới thiệu nhân vật Lưu Bị và hoàn cảnh - Tào Tháo mời rượu Lưu Bị - Tào Tháo luận anh hùng - Lưu Bị ứng phó - Lưu Bị cáo từ.

- Tính cách nhân vật Lưu Bị được tác giả La Quán Trung miêu tả bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo và đa dạng, thể hiện được một "tuyệt nhân" trong Tam quốc diễn nghĩa.

II. Thân bài

A. Tân lý, tính cách nhân vật Lưu Bị

- Tào Tháo gọi Lưu Bị đến để thăm dò ý định và thử thách bản lĩnh của Lưu Bị nhưng đã không phát hiện được gì. Trước những câu hỏi, những tình huống mà Tào Tháo đưa ra, Lưu Bị đã tỏ ra rất khiêm nhường, bình tĩnh và khôn ngoan. Trong tình huống gay cấn nhất, khi Tào Tháo gọi Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị giật mình đánh rơi cả thìa đũa nhưng đã nhanh trí lợi dụng tiếng sấm để nói lảng đi.

- Cái hay của đoạn trích là không phải ngay từ đầu Lưu Bị đã tuyệt đối giữ được thái độ bình tĩnh, kín đáo. Vì được Tào Tháo mời đến quá gấp và bất ngờ, "có tật" Lưu Bị không thể không giật mình. Hơn thế, khi Tào Tháo bảo Lưu Bị đang làm một việc "lớn lao”, Lưu Bị đã sợ tái mặt.

- Nhưng rồi dần dà lấy lại được bình tĩnh, Lưu Bị đã ứng phó một cách trót lọt mọi tình huống gay cấn, nhất là khi thấy quả tình Tào Tháo có nhã ý mời mình thưởng thức rượu mơ.

- Khi bị chạm vào chỗ cần giấu kín, bị Tháo chất vấn về vần đề "anh hùng", trước hết, Lưu Bị với vẻ khiêm nhường vốn có, đã chối và xin miễn bình luận.

- Bị Tháo hỏi dồn, Lưu Bị lần lượt nêu những gương mặt đương thời đáng lưu ý nhất như Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách... song đều bị Tào Tháo bác bỏ, cho rằng tất cả đều không đáng gọi là anh hùng.

- May mắn thay, khi Tào Tháo điểm đích danh Lưu Bị thì một tiếng sấm rền vang, giúp Lưu Bị có cớ đích đáng và cơ hội tuyệt vời để che giấu một điều "tuyệt mật": mưu đồ chống lại Tào.

B. Nghệ thuật miêu tả

Trong việc thể hiện tính cách Lưu Bị, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật:

- Miêu tả trực tiếp qua các thái độ và hành động: làm vườn rau sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm, từ giật mình, tái mặt đến trấn tĩnh, ăn uống vui vẻ, rồi sau đó lại từ giật mình, bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất đến ung dung cúi xuống đất nhặt đũa và thìa...

- Miêu tả trực tiếp qua cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách khiêm nhường vốn có của Lưu Bị, nhanh trí, sử dụng cả Luận ngữ để biện hộ cho việc đánh rơi thìa đũa của mình.

- Dùng tính cách của Quan, Trương để làm nổi bật tính cách Lưu Bị. Ban đầu Quan, Trương không hiểu vì sao Lưu Bị "chịu khó làm vườn cuốc đất", đến cuối khi Quan, Trương tuốt kiếm cảnh giới thì Lưu Bị vẫn ung dung uống rượu, cười hòa theo Tào Tháo.

- Miêu tả thiên nhiên để khắc họa bối cảnh và tính cách nhân vật, tạo đà cho truyện phát triển: cảnh vòi rồng xuất hiện mở ra câu chuyện "luận anh hùng", tiếng sấm tạo thành điểm gờ nút.

C. Quan niệm về người anh hùng

Tào Tháo cũng như Lưu Bị giống nhau ở chỗ là ngay từ trẻ đã từng ấp ủ chí lớn.

- Với Tào Tháo, câu nói: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia" đã thể hiện rõ quan niệm của Tào Tháo về anh hùng, đồng thời cũng cho thấy tham vọng lớn của họ Tào Tháo không chỉ muốn làm vua mà còn muốn "nuốt cả trời đất", điều đó chứng tỏ khát vọng làm bá chủ thiên hạ rất ghê gớm và để thực hiện được mục đích đó, ông ta sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn sau này.

- Còn Lưu Bị được mọi người ca ngợi chủ yếu là ở cái đức. Lưu Bị muốn làm vua nhưng là để "trên báo đền ơn nước, dưới yên định lê dân", nghĩa là muốn làm một ông vua tốt. Sở dĩ Lưu Bị không bày tỏ quan điểm của mình vì trong hoàn cảnh thực tế (đang sống dưới trướng Tào Tháo), Lưu Bị phải tuyệt đối giữ bí mật, không thể để cho Tào Tháo biết được chủ định của mình.

III. Kết bài

- Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo thể hiện quan niệm của giai cấp thống trị bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn muốn đè đầu dân chúng, làm bá chủ trong thiên hạ.

- Đoạn trích cho thấy "chí lớn, mưu cao" của Tào Tháo đã bị thua cuộc ngay trong pha đấu trí này với Lưu Bị, gợi cho người đọc những bài học mới trong đấu tranh giữa cuộc đời.

Video Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Video Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng – Mẫu 1

Có biết bao nhiêu tác phẩm để đời mà mỗi lần ai nhắc đến đều cảm thấy yêu mến và muốn đọc đi đọc lại nhiều lần, có những vị anh hùng người ta đem ra là chuẩn mực là thước đo để so sánh. Trong số những tác phẩm đó không thể không kể đến tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Những vị anh hùng của tam quốc diễn nghĩa đến nay ai cũng biết. Điều gì đã làm nên được sự hấp dẫn và khó quên như vậy?. Tiêu biểu trong tác phẩm này ta phải kể tới đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Có thể nói đây là một đoạn trích hay và hấp dẫn.

Có lẽ do tài văn chương rất giỏi về từ khúc, câu đối, kịch nhưng nổi bật là tiểu thuyết đã khiến cho La Quán Trung thành công với tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để mang cuốn tiểu thuyết ấy đến bạn đọc. Tam quốc diễn nghĩa còn có tên gọi thông tục khác là Tam Quốc, Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa. Nó là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc đựơc La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn của lịch sử Trung Quốc tiểu thuyết này được coi là một trong bốn tác phẩm hay nhất của văn học Trung Quốc. Dung lượng của nó lên tới 75 vạn chữ.

Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc chương thứ 21 của bộ tiểu thuyết. Đoạn trích kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo. Cốt truyện rõ ràng gây cấn hấp dẫn người đọc muốn biết kết quả sẽ ra sao. Lúc thì thắt nút đẩy nhân vật vào nguy hiểm khi đi tới cao trào đỉnh điểm thì mở nút giải thoát cho nhân vật của mình. Qua đó ta cũng thấy được nét đặc sắc qua việc xây dựng nhân vật của La Quán Trung.

Ba anh em Lưu, Quan, Trương muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức trồng một vườn rau sau nhà hàng ngày vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.

Trước tiên là Lưu Bị - một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo, Lưu quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cảm nhận thấy rất rõ chí anh hùng và sự thông minh nhạy bén của ông. Lưu không mù quáng mà không suy xét tình hình. Ông biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến.

Tào Tháo cũng thông minh không kém, ông ta toát lên một vẻ gian hùng tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta là một người có tài và rất thông minh. Tào Tháo sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu, Quan, Trương nhưng muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Tuy nhiên việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiện ra.

Vì muốn ẩn dấu mình cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời uống rượu thì Lưu Bị đã mất bình tĩnh và "tái mét mặt". Tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt khi Tào Tháo nói: "Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ? Lưu Bị giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời: "không có việc gì làm để tiêu khiển đó thôi".

Tiếp sau đó Tào hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân. Lưu Bị đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Vừa trả lời những câu hỏi của Tháo Huyền Đức vừa thận trọng, kín đáo, do xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu. Và Lưu Bị đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể. Tháo nói: "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Cái giật mình của và tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Đây giống như một cuộc đấu trí chứ không phải là uống rượu bình thường, vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính.

Qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Tào Tháo quan niệm anh hùng là: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất" điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, ngay từ nhỏ Lưu Bị đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này, phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc thì sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, đó là màn kịch của người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ.

Các vị anh hùng được Lưu Bị kể ra đều bị Tháo gạt phăng đi. Nào là "Viên Thiệu mặt béo mà gan non, háo mưu mà vô đoán, gánh việc lớn thì tiếc thân, thấy lợi nhỏ lại quên mệnh, không phải là anh hùng" rồi đến "Lưu Biểu chỉ có hư danh, không có thực tài. Ðâu phải là anh hùng". Khi Lưu Bị hỏi thế ra ai mới là người anh hùng trong thiên hạ Tháo bèn thẳng thắn chỉ tay vào Lưu và ngực mình mà nói: "Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!". Lưu Bị nghe thấy thế thì không khỏi giật mình ông đánh rơi hết cả bát đũa xuống. Thế nhưng ngay lúc đó sấm cũng đồng thời vang lên che đi sự giật mình ấy. Phải chăng bậc anh hùng hiền tài không chỉ được nhân dân yêu mến mà còn được trời thương. Lưu Bị lấy ngay lý do "sợ sấm" để che đậy cái sợ thật sự của mình. May thay cũng chính cái lí do sợ sấm đó mà che được mắt được Tào Tháo, hắn nghĩ Huyền Đức là kẻ tầm thường không đáng để hắn phải bận tâm, đàng hoàng là một bậc trương phu mà lại sợ sấm. Chính sự trùng hợp và lí do khôn khéo đó mà Huyền Đức vừa vẫn được an thân nương nhờ Tháo vừa lại có thời gian đợi thời cơ đến.

Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:

"Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

Tùy cơ ứng biến lẹ như thần"

Người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Một bậc anh hùng thật sự thì không thể có quan niệm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để làm bá chủ thiên hạ được. Anh hùng thật sự là phải coi trọng nhân dân và biết làm việc nghĩa như Huyền Đức chứ không phải như Tháo kia. Như thế có thể nói cuộc uống rượu lần một Tháo đã thua Huyền Đức.

Cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu. Khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ nếu không thì đã hỏng hết việc lớn. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội "Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!" Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đó lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả xứng đáng là một bậc thiên tài một bậc anh hùng thực sự.

Qua đoạn trích này ta càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc và đồng thời thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Không những thế đoạn trích còn giúp ta mường tượng được lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ. Dường như đoạn trích này cũng góp phần ca ngợi những bậc anh hùng uyên thâm trận sư biết ẩn nấu khi yêu và khởi sự khi có thời cơ. Với cốt truyện hoàn chỉnh ly kỳ hấp dẫn, với hàng loạt các tình tiết trùng hợp như cơn mưa và tiếng sấm, ngôn ngữ trang trọng đã làm cho đoạn trích khó quên khi người ta đọc nó.

Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng – Mẫu 2

"Tam quốc diễn nghĩa" là kiệt tác của La Quán Trung, bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, gồm có 120 hồi. Với tài kể chuyện siêu việt, ‘Tam quốc diễn nghĩa" cuốn hút người đọc mãi mãi không thôi.

Hồi nào cũng hay, cũng mới lạ, đủ mặt anh hùng và gian hùng: "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng", "Hồi trống cổ thành", "Hoa Dung lộ", "Trận Xích Bích", "Trận Quan Độ", "Khổng Minh bảy lần bắt Mạnh Hoạch",...

"Tào Tháo uống rượu luận anh hùng "là một hồi cực kỳ hấp dẫn và thú vị. Tào Tháo và Lưu Bị cùng đối tửu, cùng luận anh hùng, người thì kín đáo, kẻ thì kiêu hùng, chuyện trò "vui vẻ" hôm nay, nhưng mai kia thì một mất một còn giữa cõi sa trường với trăm vạn hùng binh, hàng nghìn chiến mã, máu chảy thành suối, thây chất thành đồi…

Nói về thế thì lúc bấy giờ ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương nhờ Tào Tháo, khác nào cá nằm trên thớt, vô cùng hiểm nghèo. Nếu lộ tung tích Thiên cơ thì cái chết cầm chắc, vì Tào Tháo là một tay đa nghi, quỷ quyệt.

Lưu Bị làm vườn, bề ngoài tựa như vui thú điền viên, nhưng bên trong là để Tào Tháo khỏi ngờ. Với Quan Trường thì việc làm đó của anh mình là không xứng đáng, vì đó là "việc của kẻ tiểu nhân" và khẽ nhắc "sao anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ". Câu nói: "Hai em biết đâu ý anh!" thể hiện đức tính kín đáo, cẩn trọng của Lưu Bị.

Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu dũng tướng thân cận đến mời Lưu Bị là một tình huống bất ngờ và bất lợi, vì Quan Vũ và Trương Phi thì đi vắng, mời đến dinh Thừa tướng để làm gì, nên Lưu Bị đã "giật mình’ hỏi: "việc gì khẩn cấp thế, hai ông?". Không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều không ổn. Lưu Bị phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến dinh yết kiến Thừa tướng.

Lưu Bị "sợ tái mặt" khi nghe Tào Tháo cười và hỏi về chuyện làm vườn. Khi Tào Tháo "cầm tay… dắt vào sau vườn nhà", Lưu Bị nói một cách tự nhiên: "Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi".

Tháo nhắc lại chuyện "rừng mơ" khi trước đi đánh Trương Tú. Chuyện nhãn có mơ xanh trên cành mai hái xuống và thưởng, có rượu nấu vừa chín. "Cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu". Cũng là một cách dàn cảnh "rỉnh mồi"

Cảnh Tào Tháo và Lưu Bị ngồi uống rượu có phải là cảnh "tri kỷ tửu phùng thiên bôi thiểu" hay là cảnh "anh hùng tương ngộ đối tửu", hay là canh con hổ đang sắp vồ mồi? Tào Tháo và Lưu Bị. Chủ và khách "ngồi đối diện uống vui vẻ". Cả hai đều "đóng kịch" và "thủ vai diễn" tài tình!

Chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến, nghe quân sĩ nói đến vòi rồng, khi Tào Tháo và Lưu Bị "đang cùng dựa vào bao lơn ngắm xem", thì câu chuyện lại chuyển sang để tài mới. Không phải vô cớ mà Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hoá của con rồng. Không phải là chuyện vui, vô cớ. Sâu xa là một điều ám chỉ, một sự thăm dò. Sự biến hoá của con rồng là sự biến hoá của Lưu Bị hay của Tào Tháo?

Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hoá của con rồng thật hay và nhiều ngụ ý:

"Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến họá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bề. Rồng ví như anh hùng trong đời…"

Tào Tháo là một tay đa mưu túc kế, nên đã chủ động lái câu chuyên sang một hướng khác rất tự nhiên. Tào Tháo đã đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử, khi hỏi: "Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng (đời nay, hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe".

Cuộc đối tửu giữa chủ và khách, hay là cuộc đấu trí giữa hai con người đều biết lòng dạ của nhau "muốn nuốt cổ trời đất", hay là hai con hổ đang tạo thế rình mồi. Lưu Bị tự coi mình là "người trần mắt thịt…" khi nghe Tào Tháo hỏi về anh hùng thời nay. Khi Tào Tháo nói: "Huyền Đức không nên nhún mình quá /" thì Lưu Bị như phân bua: "Bị này được nhớ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ không được biết". Khi bị ép "không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ?" thì Lưu Bị mới lần lượt nêu ra tên tuổi 5 người: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Cách nói của Lưu Bị rất tôn kính (gọi họ kèm tước hiệu): gọi Lưu Biểu là Lưu Cánh Thăng, Tôn Sách là Tôn Bá Phù, gọi Lưu Chương là Lưu Quý Ngọc. Mỗi người được nhắc đến, Lưu Bị đều chỉ ra được sức mạnh và thế lực của từng người.

Viên Thuật binh lương nhiều ở Hoài Nam.

Viên Thiệu như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ có nhiều tay tài giỏi.

Lưu Biểu nổi tiếng trong 8 kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu.

Tôn Sách sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông…

Lưu Quý Ngọc đang hùng cứ ở Ích Châu…

Lưu Bị vừa chỉ ra cái mạnh của từng người đổ giới thuyết, vừa sử dụng câu nghi vấn để hỏi lại Tào Tháo như: "Có thể cho là anh hùng được chăng?", "có phải là anh hùng không ?". Chỉ có trường hợp Tôn Bá Phù thì Lưu Bị vừa khẳng định vừa nghi vấn: "Có một người, sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giàng Đông, là Tôn Bá Phù, hẳn là anh hùng?".

Qua cách nói đó. ta thấy Lưu Bị rất khôn khéo, kín đáo, chỉ nói về cái sức mạnh quá khứ và hiện tại của mỗi người, có vẻ "thật thà" nói lên sự hiểu biết các anh hùng trong thiên hạ, và quan niệm về người anh hùng thời loạn như thế nào. Lưu Bị không hề nhắc đến Tào Tháo chắc có nhiều lí do. Đó là sự khéo léo, khôn ngoan, kín đáo rất mực.

Trái lại, Tào Tháo rất khinh bạc, coi thường, gọi thẳng họ tên, dùng ẩn dụ, chỉ ra sự bại vong tất yếu hoặc sự tầm thường của tình người mà Lưu Bị đã nêu lên. Tào Tháo lúc thì nói, lúc thì cười nói, và sử dụng toàn câu phủ định.

Với Viên Thuật thì Tào Tháo khinh ra mặt, coi là "Xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được".

Tào Tháo cho rằng Viên Thiệu "Không thể gọi là anh hùng được /" vì con người này "nhút nhát, không quyết đoán", rất tầm thường: "thấy lợi nhỏ thì lợi quên mình…".

Tào Tháo cho Lưu Biểu "chỉ có hư danh không có thực tài".

Tốn Sách "nhờ danh tiếng của bố, không phải anh hùng".

Lưu Chương thì bị Tào Tháo coi thường và khinh ra mặt. "… tuy là nhà tôn thất, nhưng chỉ là con chó giữ nhà, sao gọi là anh hùng được? ".

Việc Tào Tháo uống rượu luận anh hùng khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra. trong tay có hàng vạn hùng binh và ngựa tốt, có nhiều kiện tướng, đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chỉ ra cái yếu, cái tầm thường, sự bại vong tất yếu của họ. Cái tầm nhìn của Tào Tháo là một tầm nhìn chiến lược, rất sâu sắc, ơn tuệ hơn người. Nghĩ về chuyện Tào Tháo luận anh hùng, ta chợt nhớ đến câu nói của Từ Hải trong "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du:

"Khiến cho con mối tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già".

Khi cái thế chân vạc "Nguỵ - Thục - Ngô" chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài lình.

Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo cũng rất sâu sắc: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ. có chí nuốt cả trời đất kia".

Bốn tiêu chí mà Tào Tháo nêu ra phải chăng là tự nói về mình? Nếu coi "nhân, trí, dũng" là phẩm chất của người anh hùng là quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo chưa đầy đủ, nhưng sự thật là với thanh gươm yên ngựa giữa thời Tam quốc loạn lạc, con người này đã giành được chức Thừa tướng, dưới trướng có hàng trăm vạn hùng binh, hàng nghìn kiện tướng đang tung hoành bốn cõi.

Một tình huống đầy kịch tính xảy ra khi Tào Tháo lấy tay trỏ vào Lưu Bị rồi lại trỏ vào mình nói rằng: "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Câu nói ấy đã làm cho Lưu Bị "giật nảy mình" đánh rơi cả thìa và đũa xuống đất. Lưu Bị sợ vì tưởng Tào Tháo đã biết rõ mưu cao chí lớn của mình, biết rõ mình là một con rồng đang ẩn nấp. Tiếng sét cơn mưa nổ ra. Bất ngờ và ngẫu nhiên. Nhờ thế mà Lưu Bị nói như phân trần: "Gớm ghê! Tiếng sét dữ quá" Câu trả lời của Lưu Bị như một sự bộc bạch "thật thà" về sự tầm thường của mình: "Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt. Huống chỉ là tôi đây sao lại không sợ!"

Trong cuộc luận anh hùng này, thực chất là cuộc đấu trí giữa Tài Tháo và Lưu Bị. La Quán Trung đã khép lại câu chuyện một cách khá nhanh gọn và hóm hỉnh như hạ màn một vở kịch đặc sắc:

"Huyền Đức đã che đậy được hết việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng. Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa".

Trong "Tam quốc diền nghĩa", Tào Tháo được mô tả là một tay gian hùng quỷ quyệt. Còn trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo lại được đánh giá khá cao. Trong hồi thứ 21 "Tam quốc diễn nghĩa", ta thấy Tào Tháo rất trân trọng và lịch sự gọi Lưu Bị là Huyền Đức, là sứ quân. Qua việc luận anh hùng, ta thấy Tào Tháo đã dự báo diễn biến thời cuộc lịch sử rất đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng về thời thế sự thắng bại. Đó là một Thừa tướng "có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất".

Việc Tào Tháo mời Lưu Bị đến dinh ăn tiệc mơ, uống rượu… để dò xét. Việc làm ấy là rất tự nhiên đối với những người đang tranh hùng xưng bá giữa thời loạn.

Nhân vật Lưu Bị kín đáo, khôn khéo, tự hạ thấp, tự tầm thường mình,… và đã "đóng kịch" rất giỏi. Nếu không có tiếng sét cơn mưa bất ngờ nổ ra, liệu Lưu Bị có che giấu nổi "thiên cơ" của mình khi đánh rơi thìa đũa?

Nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại rất sống và linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện và khắc họa, tô đậm tính cách của Tào Tháo, Lưu Bị - kì phùng địch thủ ngày mai. Qua đó, ta càng thấy rõ ngòi bút của La Quán Trung thật già dặn, điêu luyện và thâm hậu.

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống