35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (có đáp án) chọn lọc

Câu 1. Hội nghị Ianta quyết định thành lập tổ chức mang tính chất quốc tế với mục đích duy trì hòa bình, an ninh thế giới là

A. Hội quốc liên                                        

B. Liên hợp quốc

C. Tổ chức Hòa bình thế giới.          

D. Tổ chức theo dõi Nhân quyền.

Đáp án: B

Câu 2: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là

A. trật tự Vécxai- Oasinh tơn.                    

B. trật tự hai cực Ianta.

C. trật tự hai cực Đông – Tây.                    

D. trật tự đa cực, nhiều trung tâm.

Đáp án: B

Câu 3: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Các nước Đông Âu.                              

B. Các nước phương Tây.

C. Mĩ, Anh và Liên Xô.                             

D. Đức, Pháp và Nhật Bản.

Đáp án: B

Câu 4: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vĩ tuyến 38 là giới tuyến chia cắt

A. bán đảo Đông Dương.                 

B.Trung Quốc.              

C. Đức.         

D. bán đảo Triều Tiên.

Đáp án: D

Câu 5: Dựa vào hình ảnh bên dưới, hãy cho biết: tham dự hội nghị Ianta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?

35 câu trắc nghiệm Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.docx (ảnh 1)

A. Anh, Pháp, Mĩ.                                         

B. Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh.                                    

D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

Đáp án: C

Câu 6: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của tổ chức nào?

A. Liên minh châu Âu.

B. Liên minh châu Phi.

C. ASEAN.

D. Liên hợp quốc.

Đáp án: D

Câu 7: Ianta là địa điểm thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Anh.      

B. Mĩ.        

C. Liên Xô.          

D. Pháp.

Đáp án: C

Câu 8: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối thắng lợi thuộc về

A. phe Đồng minh.                          

B. các lực lượng dân chủ tiến bộ.

C. Mĩ và Liên Xô.                                      

D. Anh và Pháp.

Đáp án: A

Câu 9: Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 3 đến ngày 11/2/1945                     

B. Ngày 3 đến ngày 12/2/1945

C. Ngày 4 đến ngày 11/2/1945

D. Ngày 3 đến ngày 12/2/1945

Đáp án: C

Câu 10. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, việc chiếm đóng để giải giáp quân đội phát xít tại Đông Đức và Đông Béclin sẽ được giao cho

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

Đáp án: C

Câu 11: Nguyên thủ 3 quốc gia Liên Xô, Mĩ, Anh dự Hội nghị Ianta đã thống nhất mục tiêu chung là

A. ủng hộ sự bành trướng thế lực của các nước phát xít.

B. thành lập tổ chức Hội quốc liên để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.

C. phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Phi.

D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Đáp án: D

Câu 12: Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít để kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Thành lập Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu.

D. Hỗ trợ các nước châu Âu khắc phục hậu quả chiến tranh.

Đáp án: C

Câu 13. Mục tiêu chung được các cường quốc Liên Xô, Mĩ , Anh đề ra trong Hội nghị Ianta là gì?

A. Viện trợ các nước châu Âu và châu Á để khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt tận gốc các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận ở khu vực châu Phi.

D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Đáp án: D

Câu 14. Quyết định nào của Hội nghị Ianta đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam ?

A. Mĩ chiếm đóng phía Nam bán đảo Triều Tiên.

B. Liên Xô tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

C. Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.

D. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Đáp án: D

Câu 15. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới của Liên hợp quốc là

A. Đại hội đồng.                                        

B. Hội đồng Bảo an.

C. Hội đồng kinh tế - xã hội                      

D. Tòa án Quốc tế.

Đáp án: B

Câu 16. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chỉ được thông qua khi

A. có sự chấp thuận của Mĩ và Liên Xô.

B. có sự nhất trí của 3/5 nước ủy viên thường trực.

C. có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực.

D. có sự chấp thuận của Mĩ và Trung Quốc.

Đáp án: C

Câu 17. Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do

A. Mĩ, Anh, Liên Xô muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.

B. Mĩ có tham vọng làm bá chủ thế giới,

C. mâu thuẫn giữa các cường quốc về phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Phi.

D. các cường quốc có quan điểm khác nhau về vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Đáp án: A

Câu 18. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Trật tự thế giới đơn cực, nhiều trung tâm.

B. Hoàn toàn do các nước tư bản chủ nghĩa chủ thao túng.

C. Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Hoàn toàn do các nước xã hội chủ nghĩa thao túng.

Đáp án: C

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về Hội nghị Ianta?

A.Tham dự hội nghị có nguyên thủ của 3 nước Anh, Liên Xô và Mĩ

B. Có liên quan mật thiết tới hòa bình và an ninh trật tự thế giới sau này.

C. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh cần phải tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Mĩ được quyền đóng quân ở Nhật Bản, toàn bộ bán đảo Triều Tiên.

Đáp án: D

Câu 20: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?

A. Đông Đức.                                            

B. Đông Âu.

C. Đông Bec-lin.                              

D. Tây Đức.

Đáp án: D

Câu 21. Hội nghị Ianta đã có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc

A. thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

C. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. thiết lập trật tự thế giới mới theo hướng đơn cực, nhiều trung tâm.

Đáp án: D

Câu 22. Nội dung nào sau đây không nằm trong quyết định của hội nghị Ianta?

A. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C. Hợp tác giữa các nước nhằm khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

D. Thỏa thuận về việc đóng quân giữa các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

Đáp án: C

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để Liên Xô tham chiến chống quân phiệt Nhật?

A. Giữ nguyên trạng Mông Cổ.

B. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

C. Liên Xô được đóng quân ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.

D. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Đáp án: C

Câu 24. Nội dung nào sau đây không đúng về “Trật tự 2 cực Ianta” ?

A. Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Hình thành trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta.

C. Có sự phân tuyến triệt để giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Khiến quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Đáp án: D

Câu 25. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Mĩ không được đóng quân tại khu vực nào dưới đây?

A. Nhật Bản. 

B. Tây Đức.

C.Tây Béc-lin.

D. Bắc Triều Tiên.

Đáp án: D

Câu 26. Quyết định quan trọng nào dưới đây không phải của Hội nghị Ianta (2/1945)?

A. Thỏa thuận việc giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương.

B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.

D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Đáp án: A

Câu 27. Thỏa thuận nào tại Hội nghị Ianta dẫn đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật.

C. Thỏa thuận về việc thành lập Liên hợp quốc.

D. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh.

Đáp án: D

Câu 28. Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn đến hệ quả gì đối với tình hình thế giới?

A. Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.

B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

C. Khuôn khổ trật tự thế giới mới từng bước thiết lập - trật tự hai cực Ianta

D. Đánh dấu sự xác lập vai trò duy nhất thống trị toàn cầu của Mĩ.   

Đáp án: C

Câu 29: Một trong những đóng góp của Việt Nam khi gia nhập, hoạt động trong tổ chức Liên hợp quốc là

A. gửi lực lượng hỗ trợ hòa bình đến giải quyết vấn đề Triều Tiên.

B. hoàn thành nhiệm vụ Ủy viên không thường trực ở Hội đồng Bảo an.

C. đệ trình đề xuất phi thực dân hóa lên Đại hội đồng.

D. đệ trình đề xuất giải trừ vũ khí hạt nhân lên Đại hội đồng.

Đáp án: B

Câu 30: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với đặc trưng lớn là:  

A. Thế giới chia làm 2 phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe   

B. Mĩ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang   

C. Thế giới chìm trong "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động   

D. Loài người đứng trước thảm hoạ "đung đưa trên miệng hố chiến tranh"

Đáp án: A

Câu 31: Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào năm  

A. 2006

B. 2007                

C. 2008          

D. 2009 

Đáp án: C

Câu 32: Để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc, Hội nghị tại San Francisco đã diễn ra với sự tham gia của  

A. 45 nước

B. 50 nước

C. 55 nước              

D. 60 nước

Đáp án: B

Câu 33: Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày  

A. 24/10/1945

B. 25/10/1945

C. 26/10/1945

D. 27/10/1945 

Đáp án: A

Câu 34: Ban thư kí Liên hợp có nhiệm kì 

A. 3 năm

B. 2 năm                  

C. 1 năm

D. 5 năm

Đáp án: D

Câu 35: Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?  

A. 149

B. 150                

C. 151            

D. 152

Đáp án: A

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.8 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18
Tải xuống