35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 19 (có đáp án)

Tải xuống 13 653 12

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịchsử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương ngày 23/12/1950 được kí kết bởi những nước nào?

A. Anh và Nhật.

B. Mĩ và Nhật.

C. Mĩ và Pháp.

D. Anh và Pháp.

Đáp án: C

Câu 2: Ngày 23/12/1950 Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm viện trợ cho Pháp về

A. quân sự.

B. kinh tế - tài chính.

C. kinh tế - tài chính, y tế.

D. quân sự, kinh tế - tài chính.

Đáp án: D

Câu 3: Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ 9/1951 được kí kết giữa

A. Mĩ  và Pháp.

B. Mĩ và Ngô Đình Diệm.

C. Mĩ và Trung Hoa Dân Quốc.

D. Mĩ và Bảo Đại.

Đáp án: D

Câu 4: Để ràng buộc chính phủ Bảo Đại, Mĩ đã kí với Bảo Đại hiệp ước nào sau đây?

A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ (1951).

B. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950).

C. Hiệp ước ABM (1972).

D. Hiệp định SALT-1(1972).

Đáp án: A

Câu 5: Cuối 1950, Pháp dựa vào viện trợ của Mĩ đã đề ra kế hoạch nào sau đây?

A. Kế  hoạch Rơ ve.

B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

C. Kế hoạch Nava.

D. Kế hoạch ”đánh nhanh thắng nhanh”.

Đáp án: B

Câu 6: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) diễn ra ở đâu?

A. Pác Bó (Cao Bằng)

B. Hóc Môn (Gia Định).

C. Hương Cảng (Trung Quốc).

D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Đáp án: D

Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai báo cáo quan trọng của ai?

A. Hồ Chí Minh và Trường Chinh.

B. Hồ Chí Minh và Trần Phú.

C. Trường Chinh và Lê Hồng Phong.

D. Trần Phú và Trường Chinh.

Đáp án: A

Câu 8: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

A. Đảng Dân chủ Việt Nam.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Dân chủ Đông Dương.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 9: Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lấy tờ báo nào làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?

A. Báo Tuổi trẻ.

B. Báo Nhân dân.

C. Báo Thanh niên.

D. Báo An ninh.

Đáp án: B

Câu 10: Ai được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951)?

A. Trần Phú.

B. Hồ Chí Minh.

C. Trường Chinh.

D. Lê Hồng Phong.

Đáp án: C

Câu 11: Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành một mặt trận duy nhất lấy tên là

A. Liên minh Việt – Miên – Lào.

B. Mặt trận phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Liên Việt.

Đáp án: D

Câu 12: Tháng 3/1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập

A. Liên minh Việt – Miên – Lào.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân Việt – Miên – Lào.

C. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

D. Mặt trận Việt – Miên – Lào.

Đáp án: C

Câu 13: Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất ngày 1/5/1952 đã chọn được bao nhiêu anh hùng ?

A. 5 anh hùng.

B. 6 anh hùng.

C. 7 anh hùng.

D. 8 anh hùng.

Đáp án: C

Câu 14: Đến 7/1954, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã tiến hành được bao nhiêu đợt giảm tô và cải cách ruộng đất.

A. 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

B. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

C. 6 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

D. 7 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

Đáp án: B

Câu hỏi thông hiểu

Câu 15. Đại hội Đảng nào sau đây được đánh coi là “ Đại hội kháng chiến thắng lợi”?

A. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986)

B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (1945).

C. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951). 

D. Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng (1960).

Đáp án: C

Câu 16. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi?

A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4.

B. Thiết lập hành lang Đông – Tây.

C. Xây dựng phòng tuyến boong ke, thành lập vành đai trắng.

D. Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

Đáp án: C

Câu 17: “ Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân”. Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch nào?

A.Kế hoạch Rơ ve.

B. Kế hoạch Na va.

C. Kế hoạch Đờ Lat đơ Tátxinhi.

D. Kế hoạch Mácsan.

Đáp án: C

Câu 18: “ Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ những tàn tích phong kiến…” đó là nhiệm vụ được nêu ra trong văn kiện nào?

A. Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội.

B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

D. Bản đề cương văn hóa Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 19: “Là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. đó là ý nghĩa của

A. Hội nghị lần I Ban chấp hành Trung ương Đảng 1935.

B. Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương 1951.        

C. Hội nghị thành lập Đảng 1930          

D. Đại hội lần thứ III của Đảng 1960.

Đáp án: B

Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1950)?

A. Thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.

B. Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng.

C. Thông qua bản “Báo cáo chính trị” và “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 21: Lập phòng tuyến bong ke và vành đai trắng ở đồng bằng Bắc Bộ, đó là kế hoạch quân sự nào của Pháp?

A. Kế hoạch Rơve.

B. Kế hoạch Nava.

C. Kế hoạch Đờ Lat đơ Tátxinhi.

D. Kế hoạch Bôlaéc.

Đáp án: C

Câu 22: Mục đích Mĩ kí “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp năm 1950 và “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ” với Bảo Đại năm 1951 là gì?

A. Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. Viện trợ kinh tế, tài chính cho Pháp và Bảo Đại.

C. Tạo sự ràng buộc về kinh tế, quân sự với Pháp.

D. Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại.

Đáp án: A

Câu 23: Kế hoạch Đờ Lát đơ Việt Namtxinhi (1950) được thực hiện đã tác động gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam?

A. Gặp khó khăn trong việc tổ chức xây dựng lực lượng kháng chiến.

B. Làm cho cuộc kháng chiến trở nên khó khăn, phức tạp.

C. Thu hẹp vùng tự do, vùng giải phóng của Việt Nam.

D. Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 24: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ nào?

A. Nhà báo Việt Nam

B. Văn nghệ sĩ Việt Nam.

C.Trí thức Việt Nam.

D. Nhà giáo Việt Nam.

Đáp án: B

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1951-1953?

A. Củng cố được niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

B. Quân Việt Nam giành được thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.

C. Việt Nam tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

D. Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao.

Đáp án: D

Câu 26. Sự kiện nào dưới đây thể hiện tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trong đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mĩ?

A. Thành lập tổ chức Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (1951).

B. Phối hợp để phá Việt Namn chiến dịch Thượng Lào xuân hè (1953).

C. Phối hợp để phá Việt Namn chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952).

D. Thành lập tổ chức Liên minh Việt - Miên -Lào (1951).

Đáp án: A

Câu 27. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì

A. muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.

B. cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.

C. muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

D. muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.

Đáp án: C

Câu 28: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12/1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung nào dưới đây?

A. Tăng cường phòng ngự trên Hành lang Đông - Tây.

B. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

C. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

D. Kết hợp chiến tranh tâm lý với chiến tranh kinh tế.

Đáp án: A

Câu 29: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1953?

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.

C. Từng bước thay chân quân Pháp.

D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

Đáp án: B

Câu 30: “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?

A. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh

B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh

C. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh

D. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn

Đáp án: A

Câu 31: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng

B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến

C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đáp án: B

Câu 32: Tháng 9-1951, Mĩ đã kí với Bảo Đại hiệp ước gì để trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ?

A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương

B. Hiệp ước kinh tế Việt- Mĩ

C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

D. Hiệp ước hợp tác Việt- Mĩ

Đáp án: C

Câu 33: Việc Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có tác động như thế nào đến cuộc chiến kháng chiến của nhân dân Việt Nam?

A. Hậu phương của Việt Nam bị đánh phá, sự liên lạc giữa các căn cứ bị cắt đứt

B. Việt Nam bị mất đất, mất dân, vùng kiểm soát bị thu hẹp

C. Quân chủ lực của Việt Nam bị phân tán dễ dẫn đến thất bại.

D. Chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn, vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn

Đáp án: D

Câu 34: Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

A. Chấn chỉnh chế độ thuế khoá

B. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm

C. Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp

D. Phát động quần chúng triệt đề giám tô và cải cách ruộng đất

Đáp án: D

Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ?

A. Cục diện chiến trường Đông Dương

B. Mục tiêu chiến tranh

C. Lực lượng hỗ trợ chiến tranh

D. Kết quả của kế hoạch

Đáp án: A

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.8 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18
Tải xuống