35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án)

Tải xuống 13 886 20

Mô tả:

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng?

A. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

B. Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

C. Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng và Chính phủ ra mắt nhân dân thủ đô.

D. Ngày 16/5/1955, quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).

Đáp án: D

Câu 2. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào

A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

D. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.

Đáp án: A

Câu 3: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu?

A. Vĩnh Thạnh (Bình Định).

B. Bác Ái (Ninh Thuận).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).

D. Mỏ Cày (Bến Tre).

Đáp án: D

Câu 4: Ngày 10/10/1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.

B. Bộ đội Việt Nam tiến về giải phóng Hà Nội.

C. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.

D. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Đáp án: B

Câu 5: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Đáp án: D

Câu 6: Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch gì nhằm bình định miển Nam trong vòng 18 tháng?

A. Kế hoạch Xtalây – Taylo.

B. Kế hoạch Giơnxơn – Mác Namara.

C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

D. Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

Đáp án: A

Câu 7: Từ năm 1961 đến 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Đáp án: B

Câu 8: Từ năm 1954 đến 1960, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Đáp án: A

Câu 9: Mĩ áp dụng chiến thuật gì trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam?

 (ảnh 1)

A. Trực thăng vận.

B. Tìm diệt.

C. Bình định.

D. Lập ấp chiến lược.

Đáp án: A

Câu 10: Trong 2 năm (1954 – 1956), miền Bắc đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất?

A. 2 đợt.

B. 3 đợt.

C. 4 đợt.

 D. 5 đợt.

Đáp án: C

Câu 11: Ai là người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miển Nam Việt Nam?

A. Nguyễn Thị Bình.

B. Lê Đức Thọ.

C. Nguyễn Hữu Thọ.

D. Huỳnh Tấn Phát.

Đáp án: C

Câu 12: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã bầu ai làm Bí thư thứ nhất?

A. Hồ Chí Minh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Lê Duẩn.

D. Trường Chinh.

Đáp án: C

Câu 13: Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964 – 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Núi Thành (Quảng Nam).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Khe Sanh (Quảng Trị).

Đáp án: C

Câu 14: Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964 – 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Núi Thành (Quảng Nam).

C. An Lão (Bình Định).

D. Khe Sanh (Quảng Trị).

Đáp án: C

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 15: Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Vạn Tường (1965).

B. "Đồng khởi" (1959 - 1960).

C. Tây Nguyên (3/1975).

D. Mậu Thân (1968).

Đáp án: B

Câu 16: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là            

A. dùng người Việt đánh người Việt.

B. bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

C. ngăn cản sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho miền Nam.

D. mở các đợt hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Đáp án: A

Câu 17. Âm mưu chiến lược của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ là

A. phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chiếm lấy Việt Nam.

B. chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

C. biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ không quân của Mỹ ở Đông Dương.

D. dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Đáp án: B

Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. Quyết định nhất.

B. Quyết định trực tiếp.

C. Căn cứ địa cách mạng.

D. Hậu phương kháng chiến.

Đáp án: A

Câu 19: Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đánh đấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam vì

A. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B. dẫn đến sự ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

Đáp án: A

Câu 20: Thủ đoạn đóng vai trò “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là

A. tăng cường viện trợ quân sự, cố vấn quân sự, quân đội Sài Gòn.

B. thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

D. lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

Đáp án: C

Câu 21: Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?

A. Pháp đã hoàn tất chuyền giao trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cho Mỹ.

B. Pháp đã thi hành đầy đủ các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. Miền Nam đã tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

D. Chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam,Bắc.

Đáp án: D

Câu 22: Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là gì?

A. Ưu tiên phát triển công ngiệp nhẹ

B. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Đáp án: C

Câu 23: Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Giơnxơn – Mác Namara (1964 – 1965) là bình định miền Nam Việt Nam có trọng điểm trong vòng

A. 16 tháng.

B. 2 năm.

C. 18 tháng.

D. 1 năm.

Đáp án: B

Câu 24: Ý nghĩa nào sau đây không phải của chiến thắng Ấp Bắc (1/1963)?

A. Làm dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

B. Chứng minh quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Đánh dấu sự phá sản bước đầu của chiến thuật“trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Đáp án: D

Câu 25: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ (1954 – 1960)?

A. Đồng khởi (Bến Tre).

B. Ấp Bắc (Mỹ Tho).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ba Gia (Quảng Ngãi).

Đáp án: A

Câu hỏi vận dụng

Câu 26: Nội dung quan trọng nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) là

A. đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và cách mạng từng miền.

B. thông qua Báo cáo chính trị và Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.

C. thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

D. bầu Ban chấp hành Trung ương mới của Đảng.

Đáp án: A

Câu 27: Nhận định nào không đúng về Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

C. Có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ.

D. Dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Đáp án: C

Câu 28: Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông xuân 1964 – 1965 có ý nghĩa gì?

A. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Đánh dấu sự phá sản vể cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

C. Làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Đáp án: D

Câu 29: Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

B. đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng cách mạng.

C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị - ngoại giao.

D. đấu tranh phá “ấp chiến lược”, thực hiện lập “làng chiến đấu”.

Đáp án: A

Câu 30: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Đáp án: C

Câu 31: Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm 

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án: C

Câu 32: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án: A

Câu 33: Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Đảng Lao động Việt Nam 

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Đáp án: B

Câu 34: Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

A. Tố cộng, diệt cộng        

B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

C. Dồn dân, lập ấp chiến lược

D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Đáp án: A

Câu 35: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều

A. Hình thành liên minh công - nông.                         

B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất

C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.  

D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.

Đáp án: D

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 11
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18
Tải xuống