35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Nhật Bản (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Nhật Bản (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật     

A. bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. có bước phát triển thấn kì.

C. vẫn tồn tại chế độ phong kiến.

D. bị quân đội phương Tây chiếm đóng.

Đáp án: A

Câu 2. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?        

A.1960-1973.

B.1945-1952.

C.1952-1973.

D.1973-1980.

Đáp án: A

Câu 3. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành

A. trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.

B. nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

C. siêu cường tài chính số 1 thế giới.

D. có nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Đáp án: C

Câu 4. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô được thực hiện trong giai đoạn nào?

A. 1973 - 1991.

B. 1952 – 1973.

C. 1945 – 1952.

D.1991 - 2000.

Đáp án: D

Câu 5: Thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực

A. sản xuất hàng tiêu dung.

B. sản xuất phần mềm.

C. sản xuất ứng dụng dân dụng.

D. chinh phục vũ trụ.

Đáp án: C

Câu 6: Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa khi nào?

A. Năm 1969.

B. Năm 1970.

C. Năm 1968.

D. Năm 1973.

Đáp án: C

Câu 7: Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?

A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô

D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: B

Câu 8: Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX đến 2000, kinh tế Nhật Bản luôn

A. giữ vai trò là một chủ nợ lớn nhất thế giới.

B. phát triển thần kỳ về kinh tế và tài chính.

C. là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới sau nước Mĩ.

D. một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.

Đáp án: D

Câu 9: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới

B. ủng hộ và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa

C. chú trọng quan hệ với các nước phương Tây

D. liên minh chặt chẽ với nước Mĩ.

Đáp án: D

Câu 10. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kí kết năm 1951 có giá trị trong 10 năm, sau đó

A. được kéo dài vĩnh viễn.

B. nâng lên thành 20 năm.

C. nâng lên thành 30 năm.

D. nâng lên thành 40 năm.

Đáp án: A

Câu 12. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

Đáp án: C

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Nhân tố giống nhau giữa Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu giúp những nước này trở thành ba trung tâm kinh - tế tài chính lớn của thế giới là

A. áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

B. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài như viện trợ của Mĩ,..

C. chi phí quốc phòng thấp.

D. coi trọng nhân tố con người.

Đáp án: A

Câu 14. Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản hiện đại là

A. kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

B. lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc.

C. hòa nhập vào văn hóa thế giới.

D. giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.

Đáp án: A

Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất phản ánh sự phát triển về khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản là

A. xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển.

B. chi phí đầu tư nghiên cứu khoa học cao.

C. dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sang chế.

D. mua bằng phát minh sáng chế của nước khác.

Đáp án: D

Câu 16: Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình là nhằm

A. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Liên Xô.

B. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Trung Quốc.

C. chống lại phong trào cách mạng thế giới.

D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng.

Đáp án: D

Câu 17: Trong sự phát triển “Thần kì của Nhật Bản” có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Chi phí đầu tư cho giáo dục cao.

B. Lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Mở rộng thị trường ra bên ngoài.

D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Đáp án: D

Câu 18: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ của Nhật Bản là

A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco.

B. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

C. Học thuyết Phucưđa và Kaiphu.

D. Học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô.

Đáp án: B

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng nhất sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1960 – 1973?

A. Phát triển “thần kỳ”.

B. Phát triển mạnh mẽ.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Phát triển bình thường.

Đáp án: A

Câu 20: Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào sau đây không đúng?

A. Chi phí đầu tư cho giáo dục thấp.

B. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất.

C. Con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

Đáp án: A

Câu 21: Hạn chế lớn đối với nền kinh tế của Nhật Bản đó là

A. nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.

B. dân số ít, thị trường tiêu thụ hẹp.

C. trình độ dân trí thấp.

D. năng lực sản xuất kém.

Đáp án: A

Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973 là         

A. áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.

B. vai trò quản lý có hiệu quả của nhà nước.

C. tài nguyên phóng phú dồi dào.

D. nguồn nhân lực có trình độ cao.

Đáp án: A

Câu 23: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952 là gì?

A. Coi trọng quan hệ ngoại giao với Tây Âu.     

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Đáp án: B

Câu hỏi vận dụng

Câu 24: Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. cùng giúp đỡ nhau phát triển.

B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.

C. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.

D. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

Đáp án: B

Câu 25: Đặc điểm kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là

A. kinh tế phục hồi sau chiến tranh.

B. kinh tế suy thoái kéo dài.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển “thần kỳ”.

D. kinh tế phát triển và xen kẽ suy thoái.

Đáp án: C

Câu 26: Nhân tố chủ quan nào có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

B. Các đơn hàng quân sự của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên.

C. Yếu tố con người được coi là vốn quý giá nhất.

D. Nhận được viện trợ của Mĩ.

Đáp án: C

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

A. Coi trọng nhân tố con người.

B. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại.

C. Đất nước giàu tài nguyên khoáng sản.

D. Vai trò điều tiết của nhà nước.

Đáp án: C

Câu 28. Nước nào dành cho Việt Nam nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều nhất

A. Nhật Bản.

B. Ngân hàng thế giới.

C. Hàn Quốc.

D. Liên minh châu Âu.

Đáp án: A

Câu 29. Một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách phát triển văn hóa của Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế là gì?

A. Giữ nguyên các yếu tố văn hóa của dân tộc.

B. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

C. Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài.

D. Con người gần gũi thân thiện với thiên nhiên.

Đáp án: B

Câu 30. Từ sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ?

A. Tăng cường vai trò lãnh đạo quản lý của bộ máy nhà nước.

B. Đẩy mạnh đầu tư cho quân sự, liên minh các nước lớn.

C. Tăng cường việc liên minh hợp tác trong khu vực và thế giới.

D. Coi trọng yếu tố con người, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.

Đáp án: D

Câu 31: Sau khi loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh, Nhật Bản đi theo chế độ chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến

B. Dân chủ đại nghị tư sản

C. Dân chủ cộng hòa

D. Dân chủ lập hiến

Đáp án: B

Câu 32: Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc

B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc

C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Đáp án: A

Câu 33: Đâu không phải là ý nghĩa của cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lục lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản

B. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại.

C. Khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh

D. Tạo điều kiện để kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau

Đáp án: B

Câu 34: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là cơ hội để làm giàu của Nhật Bản

B. Buộc Nhật Bản phải cắt giảm ngân sách kinh tế để dành cho quốc phòng

C. Thu hẹp thị trường truyền thống của Nhật Bản

D. Mối quan hệ của Nhật với Mĩ có sự rạn nứt nhất định

Đáp án: A

Câu 35: Yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là

A. Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).

B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.

C. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh.

D. Con người Nhật Bản năng động, cần cù, thông minh,…

Đáp án: C

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 11
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18
Tải xuống