35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9 (có đáp án)

Tải xuống 13 597 11

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ quan hệ đồng minh sang

A. đối đầu.

B. hòa hoãn.

C.liên minh.

D. hợp tác.

Đáp án: A

Câu 2: Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện vào thời gian nào?           

A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

Câu 3: Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ chấm dứt vào thời gian nào?

A.Tháng 8/1989.

B. Tháng 12/1989.

C. Tháng 1/1991.

D. Tháng 5/1991.

Đáp án: B

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta?  

A. Tổ chức hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động năm 1991.

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể năm 1991.

C. Chiến tranh lạnh chấm dứt năm 1989.

D. Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ.

Đáp án: D

Câu 5: Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng

A. một cực.

B. đa cực.

C. xung đột.

D. hòa hoãn.

Đáp án: B

Câu 6: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng tâm?

A. Chính trị.                 

B. Quân sự.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa.

Đáp án: C

Câu 7: Sau khi Liên Xô tan rã giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới

A. đơn cực.

B. đa cực.

C. phát triển kinh tế.

D. hợp tác.

Đáp án: A

Câu 8: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình chung của thế giới phát triển theo xu thế nào?

A. Thế giới luôn xảy ra chiến tranh xung đột.

B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển quốc phòng.

C. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển giữ vai trò chủ đạo.

D. Các cuộc khủng bố thường xảy ra.

Đáp án: B

Câu 9: Tháng 12/1989 lãnh đạo hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là

A. M. Goócbachốp và G.Busơ (cha).

C. M. Goócbachốp và R. Rigân.

B. M. Goócbachốp và G.Busơ (con).

D. M. Goócbachốp và B.Clintơn.

Đáp án: A

Câu 10: Kế hoạch Mácsan của Mĩ còn được gọi là

A. kế hoạch bá chủ thế giới.

B. kế hoạch Chiến tranh lạnh.

C. kế hoạch đẩy lùi cộng sản. 

D. kế hoạch phục hưng châu Âu.

Đáp án: D

Câu 11: Năm 1991, diễn ra sự kiện gì trong quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta được thiết lập.

B. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.

C. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.

D. Xô-Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.

Đáp án: C

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu dựa vào kế hoạch nào của Mĩ để khôi phục và phát triển kinh tế?

A. Kế hoạch Rudơven.

B. Kế hoạch Mácsan.

C.Kế hoạch Truman.

D. Kế hoạch Mácnamara.

Đáp án: A

Câu 13: Tháng 4/1949 diễn ra sự kiện nào dưới đây?           

A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.

B. Mĩ triển khai “Kế hoạch Mác-san”

C. Mĩ thành lập khối CENTO.

D. Mĩ thành lập khối SEATO.

Đáp án: B

Câu hỏi thông hiểu

Câu 14. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.

B. do Chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới.

C. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.

D. do mâu thuẫn Liên Xô và Mĩ ngày càng gay gắt.

Đáp án: C

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991?

A. do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

B. Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

C. Mĩ vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

D. sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước trên thế giới.

Đáp án: D

Câu 16: Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên cuộc chiến tranh lạnh là

A. thông điệp của tổng thống Truman (3/1947).

C. thực hiện kế hoạch Mácsan (1947).

B. thành lập NATO (1949).

D. thành lập tổ chức hiệp ước Vácsava (1955).

Đáp án: A

Câu 17: Tháng 4/1949 Mĩ và 11 nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm

A. giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

B. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. khống chế và chi phối các nước Tư bản đồng minh.

D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đáp án: B

Câu 18: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san (6/1947) nhằm mục đích gì?      

A. Tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa.

B. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế và chi phối các nước này.   

D. Giúp các nước Đông Âu khôi phục kinh tế.

Đáp án: C

Câu 19: Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập là gì ?

A. giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Âu.

B. hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. thúc đẩy kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

D. biến các nước Đông Âu thành con nợ của Liên Xô.

Đáp án: B

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

A. Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức(1972).

B. Định ước Hensinxki được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada (1975).

C. Hiệp ước ABM, hiệp định SALT-1(1/1972) giữa Mĩ và Liên Xô.

D. Học thuyết của tổng thống Truman đưa ra tại quốc hội Mĩ (3/1947).

Đáp án: D

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân để Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?                                 

A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Sức mạnh của Liên Xô và Mĩ đạt thế cân bằng.

C. Nền kinh tế của Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

D. Cuộc chạy đua vũ trang làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Đáp án: B

Câu 22: Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là gì?

A. Chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

C. Xây dựng căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Là cuộc chạy đua vũ trang, làm thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

Đáp án: D

Câu 23: Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã dẫn đến tình trạng gì trong quan hệ quốc tế?

A. Chiến tranh lạnh chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc.

B. Tình trạng căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ bắt đầu.

C. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

D. Chiến tranh lạnh ở giai đoạn căng thẳng nhất, ảnh hưởng đến nhiều nước.

Đáp án: C

Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện mục tiêu chiến lược

A. chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. chống phá Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.

C. đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.

D. muốn thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới.

Đáp án: A

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề gì trên thế giới?

A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.

B. Duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.

C. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu.

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Đáp án: D

Câu 26: Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện nào đã gây những khó khăn, thách thức đối với hòa bình, an ninh của các quốc gia?

A. Chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giới.

C. Chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh đi xâm chiếm thuộc địa.

B. Nền kinh tế các quốc gia bị giảm sút.

D. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ.

Đáp án: D

Câu 27. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc (12/1989) đã tác động gì đến khu vực Đông Nam Á ?

A. Đa số các nước thoát khỏi sự chi phối của Liên Xô và Mĩ.

B. Tạo điều kiện tiên quyết cho các nước Đông Dương hội nhập quốc tế

C. Giúp các nước Đông Nam Á thoát khỏi lệ thuộc và nguồn viện trợ bên ngoài.

D. Thúc đẩy đối thoại hợp tác với các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN. 

Đáp án: D

Câu 28. Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21 thì hòa bình ổn định hợp tác cùng phát triển được coi là

A. nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

B. trách nhiệm lớn của nhóm nước phát triển.

C. trách nhiệm của nước tư bản chủ nghĩa.

D. thời cơ và thách thức đối với các dân tộc. 

Đáp án: D

Câu 29. Hậu quả nặng nề nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là gì?

A. Mĩ và các nước đồng minh cùng ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.

B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh.

C. Mỹ và Liên Xô có hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn thế giới.

D. Liên Xô và Mĩ đầu tư mạnh về quân sự để sản xuất vũ khí hủy diệt.

Đáp án: B

Câu 30. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh diễn ra, Nhật Bản có điểm gì khác biệt so với Mỹ và các nước tư bản Tây Âu?

A. Không trở thành đồng minh của Mĩ.

B. Không liên minh với bất kì nước nào.

C. Không có quân đội thường trực.

D. Không chấp nhận liên minh với Mĩ.

Đáp án: C

Câu 31: Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức hiệp ước Vacsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Xác lập cục diện hai phe, hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

C. Đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

D. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.

Đáp án: B

Câu 32: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.               

D. Liên Xô. 

Đáp án: B

Câu 33: Định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ giữa các nước ở khu vực châu Âu?

A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

C. Làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

D. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Đáp án: A

Câu 34: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh là

A. Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược

C. Do tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ

D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Đáp án: B

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên Xô giúp đỡ các nước giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mỹ.

B. Do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.

C. Mỹ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực".

D. Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc.

Đáp án: D

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.8 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18
Tải xuống