35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường nào đứng đầu?

A. Mĩ và Trung Quốc.

B. Anh và Liên Xô.

C. Mĩ và Liên Xô.

D. Pháp, Trung Quốc.

Đáp án: C

Câu 2: Sau khi giành được độc lập các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã

A. đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

B. phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. vươn lên trở thành những siêu cường về kinh tế, chính trị.

D. hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đáp án: A

Câu 3: Trong nửa sau thế kỉ XX, nhờ có sự điều chỉnh kịp thời nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa đã

A. tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn.

B. giải quyết triệt để mâu thuẫn giàu - nghèo trong xã hội.

C. phát triển ổn định, bền vững, không bị khủng hoảng.

D. phát triển với quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng thần kì.

Đáp án: A

Câu 4: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 - 1991 là

A. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài.

B. chủ nghĩa khủng bố hình thành đe dọa đến các nước.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại.

D. các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo.

Đáp án: A

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào đoạn trích sau: “Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng  khoa học kỹ thuật hiện đại là …(1)…đã trở thành…(2)... đáp ứng những đòi hỏi mới về……(3)... của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao”

A. (1) kỹ thuật; (1) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) vật chất, tinh thần.

B. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới.

C. (1) kỹ thuật; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) chạy đua lực lượng quân sự, vũ khí hiện đại và tiêu dùng.

D. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) môi trường sống.

Đáp án: B

Câu 6: Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời, vừa khôn ngoan 

A. lợi dụng lẫn nhau để phát triển kinh tế.

B. nắm bắt thời cơ phát triển công nghệ.

C. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

D. vượt qua thách thức, tránh tụt hậu.

Đáp án: C

Câu 7: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền

A. sản xuất phồn vinh, tài chính vững chắc, công nghệ cao, quốc phòng mạnh.

B. sản xuất phồn vinh, nông nghiệp vững mạnh, kinh tế phát triển.

C. sản xuất hàng hóa, công nghệ phần mềm phát hiện, quân sự mạnh.

D. sản xuất công nghệ phần mềm cao, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án: A

Câu 8: Sau chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo chiều hướng 

A. đối đầu, chạy đua vũ trang, xung đột trực tiếp.

B. đối thoại, thỏa hiệp, cạnh tranh lẫn nhau.

C. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

D. đối thoại đại cạnh tranh và hợp tác.

Đáp án: C

Câu 9: Xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là

A. phân biệt chủng tộc và màu da.

B. hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

C. hoàn hoãn, tránh xung đột trực tiếp về quân sự.

D. phân biệt tôn giáo và vùng miền.

Đáp án: B

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển  mạnh mẽ ở khu vực nào?

A. Châu Âu, châu Á và châu Phi.

B. Châu Á, châu Âu và khu vực Mĩ Latinh.

C. Châu Âu, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

D. Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

Đáp án: D

Câu 11: Nửa sau thế kỉ XX hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những chuyển biến quan trọng, Mĩ vươn lên trở thành

A. đế quốc giàu mạnh nhất.

B. trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới.

C. siêu cường tài chính số 1 thế giới.

D. nước có nền kinh tế phát triển thần kì.

Đáp án: B

Câu 12: Hình thức chủ yếu để cạnh tranh giữa các cường quốc sau chiến tranh lạnh là

A. Xây dựng lực lượng quận sự mạnh.

B. Xây dựng và sản xuất nhiều loại vũ khí hủy diệt.

C. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

D. Chạy đua vũ tranh để cạnh tranh giữa các cường quốc.

Đáp án: C

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13: Sự kiện nào chứng tỏ chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của các nước ở Đông Âu.

B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

D. Thắng lợi của cách mạng Cuba.

Đáp án: A

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là tính hai mặt trong mối quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh ?

A. Mâu thuẫn và hài hòa.

B. Cạnh tranh và hợp tác.

C. Tiếp xúc và kiềm chế.

D. Xung đột và mâu thuẫn.

Đáp án: D

Câu 15: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khoa học.

A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ khoa học.

C. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án: B

Câu 16: Xu thế nào diễn ra mạnh mẽ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt ?

A. Đối đầu về quân sự.

B. Chạy đua vũ trang.

C. Toàn cầu hóa.

D. Xung đột và nội chiến.

Đáp án: C

Câu 17: Thắng lợi của cuộc cách mạng nào sau đây không cho thấy sự mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cách mạng Cuba (1959).

B. Cách mạng Trung Quốc (1949).

C. Cách mạng Việt Nam (1945).

D. Cách mạng Pháp (cuối thế kỉ XVIII).

Đáp án: D

Câu 18: Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh đã làm bản đồ chính trị thế giới thay đổi như thế nào ?

A. Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời, có vai trò trong đời sống chính trị thế giới.

B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

C. Chủ nghĩa phát xít và quân phiệt sụp đổ.

D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tiếp tục được duy trì.

Đáp án: A

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấm dứt chiến tranh lạnh là gì ?

A. Các nước Tây Âu, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

B. Nền kinh tế của Liên Xô bị khủng hoảng, suy yếu.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân 2 nước diễn ra mạnh mẽ.

D. Sự suy giảm vị thế của hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.

Đáp án: D

Câu 20: Di chứng mà chiến tranh lạnh để lại là gì?

A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apacthai) xuất hiện.

B. Sự ra đời của các liên minh kinh tế.

C. Các cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

D. Kinh tế khủng hoảng, suy thoái, xã hội đói nghèo.

Đáp án: C

Câu 21. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đặt các dân tộc trước thách thức gì?

A. Thiếu hụt các nguồn năng lượng.

B. Bùng nổ dân số.

C. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

D. Bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất.

Đáp án: D

Câu 22. Một điểm tích cực của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh là gì ?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

B. Lợi dụng các cuộc chiến tranh cục bộ để làm giàu.

C. Điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật.

D. Giải quyết triệt để sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội.

Đáp án: C

Câu 23. Sự khủng hoảng của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản giai đoạn 1973-1991 chủ yếu là do tác động của

A. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

B. khủng hoảng thừa, nguồn cung nhiều hơn cầu.

C. khủng hoảng năng lượng thế giới từ năm 1973.

D. trật tự hai cực Ianta và cuộc chiến tranh lạnh.

Đáp án: C

Câu 24. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

B. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.

C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.

D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

Đáp án: C

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Đáp án: D

Câu 26: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.

D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 27. Yếu tố nào dưới đây quyết định đến sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Sự suy yếu, khủng hoảng của chế độ thực dân ở thuộc địa.

B. Ý thức về dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C. Sự đồng tỉnh và ủng hộ của Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

Đáp án: B

Câu 28: Nét nổi bật chi phối chủ yếu quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Chiến tranh cục bộ diễn ra ở Việt Nam, Triều Tiên...

B. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô - Mĩ.

C. Thế giới chuyển sang xu thế đối thoại và hợp tác.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: B

Câu 29. Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?

A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.

C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.

D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.

Đáp án: C

Câu 30. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

A. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.

C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.

D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.

Đáp án: A

Câu 31: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?

A. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật

B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất

C. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa

D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất

Đáp án: D

Câu 32: Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?

A. Chủ nghĩa khủng bố

B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố

C. Di chứng của Chiến tranh lạnh

D. Sự can thiệp của các nước lớn

Đáp án: B

Câu 33: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án: B

Câu 34: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. Trật tự hai cực - hai phe

B. Chiến tranh lạnh

C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Đáp án: A

Câu 35: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng

Đáp án: D

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.8 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18
Tải xuống