35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập trên cơ sở của tổ chức nào?

A. Cộng sản đoàn.

B.  Hội Phục Việt.

C. Đảng Thanh niên.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Đáp án: A

Câu 2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 5- 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

B. Tháng 6- 1925 tại Hương cảng ( Trung Quốc).

C. Tháng 6- 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

D. Tháng 7-1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

Đáp án: C

Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Viêt nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Báo Thanh niên.

B. Tác phẩm Đường Kách mệnh.

C. Bản án chế độ thực dân Pháp.

D. Báo Người cùng khổ.

Đáp án: A

Câu 4. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên vào ngày tháng năm nào?

A. 26-1-1925.

B. 21-6-1925. 

C. 21-7-1925.

D. 21-6-1926.

Đáp án: B

Câu 5. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?  

A. Hương Cảng (Trung Quốc).

B. Tuyên Quang (Việt Nam).

C. Hà Nội (Việt Nam).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Đáp án: A

Câu 6. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

A. Tháng 3-1929, nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.

B. Tháng 3-1929, Vạn Phúc, Hà Đông.

C. Tháng 3-1929, nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.

D. Tháng 6-1929, nhà số 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Đáp án: C

Câu 7. Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập trên cơ sở của Tổ chức nào dưới đây?

A. Cộng sản đoàn.

B. Hội Phục Việt.

C. Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên.

D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Đáp án: B

Câu 8. Cơ sở đầu tiên của Việt Nam quốc dân đảng là

A. Cường học thư xã.

B. Quan hải tùng thư

C. Hội Liên hiệp Thanh niên.

D. Nam đồng thư xã.

Đáp án: D

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2-1930 tại Yên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

A. Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh.

B. Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

C. Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình.

D. Thái Bình, Hòa Bình, Sơn La, Hải Dương.

Đáp án: C

Câu 10. Hình ảnh bên dưới nói đến nhân vật nào trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ?

 (ảnh 1)

A. Phó Đức Chính.

B. Nguyễn Thái Học.

C. Phạm Tuấn Tài.

D. Nguyễn Đình Kiên.

Đáp án: B

Câu 11. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của

A. thanh niên học sinh.

B. trí thức Việt Nam.

C. tư sản dân tộc Việt Nam.

D. tư sản mại bản Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 12. Tờ báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở Việt Nam ?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

Đáp án: B

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở Việt Nam ?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Tân Việt cách mạng đảng.

Đáp án: A

Câu 14. Mục đích chủ yếu của báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là

A. tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân.

B. tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc.

C. trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ, nhân dân Việt Nam.

D. kêu gọi mọi người đoàn kết để cùng nhau đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

Đáp án: C

Câu 15. Ý nào sau đây không phản ánh đúng những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.

B. Hoạt động quân sự là chủ yếu, thiên về ám sát cá nhân.

C. Dùng báo chí để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

D. Thực hiện chủ trương “ vô sản hóa”, tuyên truyền cách mạng.

Đáp án: B

Câu 16. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời vào tháng 6-1925 nhằm mục đích gì?

A. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh, đánh đổ Pháp và tay sai.

B. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.

C. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức làm cách mạng.

D. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng bác ái.

Đáp án: A

Câu 17. Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì

A. phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.

B. phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại.

D. sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Đáp án: D

Câu 17. Tác động của hệ tư tưởng nào đã khiến cho Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa?

A. Tư tưởng dân chủ tư sản

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin.

C. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Đáp án: B

Câu 18. Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.

B. chưa được giác ngộ về chính trị.

C. nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.

D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.

Đáp án: C

Câu 19. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào ?

A. Giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu.

B. Khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động.

C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

D. Thực dân Pháp còn mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại.

Đáp án: D

Câu 20. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì

A. phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác.

B. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.

C. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.

Đáp án: C

Câu 21. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. tự do và dân chủ.

B. độc lập và tự do.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Đáp án: B

Câu 22. Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Đáp án: A

Câu 23. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do

A phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.

B. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.

C. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.

D. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Đáp án: B

Câu 24. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Đáp án: C

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đáng vô sản.

B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.

C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.

D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.

Đáp án: C

Câu 26. Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện lịch sử nào?

A. Thành Lập Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Thành lập An Nam Cộng sản đảng.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: D

Câu 27. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa

A. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.

B. tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác- Lênin.

C. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước, phong trào vô sản hóa.

Đáp án: C

Câu 28. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.

B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.

C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Đáp án: D

Câu 29. Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.

C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.

D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.

Đáp án: A

Câu 30. Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là

A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.

B. khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.

C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.

D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối trong phong trào yêu nước.

Đáp án: B

Câu 31: Tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá?

A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Đáp án: C

Câu 32: Nội dung nào không phản ánh sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.

B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.

C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Đáp án: D

Câu 33: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển mạnh.

B. Phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nhân phát triển mạnh.

C. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.

D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng.

Đáp án: B

Câu 34: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính trị (10/1930)?

A. Cách mạng phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng dân chủ tư sản.

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.

Đáp án: D

Câu 35: Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là

A. Bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.

C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản.

D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: B

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 11
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18
Tải xuống