Top 50 Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 (Cánh diều 2023) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 (Cánh diều 2023) có đáp án gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Top 50 Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 (Cánh diều 2023) có đáp án

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về

A. chất.

B. năng lượng.

C. mối quan hệ giữa chất và năng lượng.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là

A. mô hình hệ vật lí.

B. năng lượng và sóng.

C. lực và trường.

D. mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Câu 3. Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.

A. Tấm pin năng lượng mặt trời.

B. Hiện tượng quang hợp.

C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.

D. Ô tô điện.

Câu 4. Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là

A. định luật vạn vật hấp dẫn.

B. hiện tượng phản xạ âm.

C. âm thanh không truyền được trong chân không.

D. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 5. Tích của 10,5 m; 17 m và 20,18 m là:

A. 3602,13 m3.

B. 3,6021.103 m3.

C. 3,602.103 m3.

D. 3,6.103 m3.

Câu 6. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:

A. Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

B. Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

C. Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

D. Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 5)

Câu 7. Tốc độ trung bình được tính bằng

A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 8. Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?

A.Vận tốc trung bình.

B. Tốc độ trung bình.

C. Vận tốc tức thời.

D. Tốc độ tức thời.

Câu 9. Tốc độ trung bình là đại lượng

A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B. đặc trưng cho hướng của chuyển động.

C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.

D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.

Câu 10. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của một ô tô.

A. Ô tô A chuyển động theo hướng tây bắc với tốc độ 50 km/h.

B. Ô tô A có vận tốc là 50 km/h.

C. Mỗi giờ, ô tô A đi được 50 km.

D. Ô tô A đã đi 50 km theo hướng tây bắc.

Câu 12. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 6)

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 13. Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 7)

A. 20 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 10 km/h.

D. 7,5 km/h.

Câu 14. Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là v1 và v2. Vận tốc tổng hợp v của vật có độ lớn bằng:

A. v = v1 + v2 nếu v1 và v2 cùng hướng.

B. v = |v1-v2| nếu v1 và v2 ngược hướng.

C. v = v12+v22 nếu v1 và v2 vuông góc với nhau.

D. Tất cả các kết luận trên đều đúng.

Câu 15.Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 8)

A. 83m/s.

B. 4 m/s.

C. – 4 m/s.

D. -83m/s

Câu 16. Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2s. Gia tốc của xe là

A. 2,5 m/s2.

B. 5 m/s2.

C. 7,5 m/s2.

D. 12,5 m/s2.

Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi 17, 18, 19.

Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống còn 18km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.

Câu 17. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là

A. - 1 m/s2.

B. - 3,6 m/s2.

C. 1 m/s2.

D. 3,6 m/s2.

Câu 18.Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là

A. 5 m/s2.

B. 3,6 m/s2.

C. 1 m/s2.

D. 0 m/s2.

Câu 19.Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là

A. 0,5 m/s2.

B. 1 m/s2.

C. - 0,5 m/s2.

D. - 1 m/s2.

Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là sai.

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.

Câu 21. Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một cái lá cây rụng.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc khăn tay.

D. Một mẩu phấn.

Câu 22. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã bung dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một tờ giấy được thả rơi.

Câu 23. Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g = 10m/s2

A. 1 s.

B. 0,1 s.

C. 2 s.

D. 3 s.

Câu 24. Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

A. vận tốc ném.

B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.

C. khối lượng của vật.

D. thời điểm ném.

Câu 25. Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 26. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là

A. 0,35 s.

B. 0,125 s.

C. 0,5 s.

D. 0,25 s.

Câu 27. Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.

B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.

C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.

D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 28. Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:

(250-23,1.0,3451) + 0,1034 - 4,56

A. 237,57159.

B. 237.

C. 237,5.

D. 237,57.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1 (1 điểm). Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 60o. Vận tốc của giọt nước mưa là bao nhiêu?

Bài 2 (1 điểm).Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s:

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 9)

Bài 3 ( 1 điểm). Một ô tô đang đi trên đường thẳng với tốc độ không đổi 24 m/s. Ô tô này đã chạy quá tốc độ và vượt qua một cảnh sát giao thông đang ngồi trên một xe mô tô đứng yên. Người cảnh sát ngay lập tức đuổi theo ô tô với gia tốc 2,1 m/s2. Kể từ thời điểm ô tô vượt qua xe cảnh sát:

a. Sau bao lâu thì xe cảnh sát đuổi kịp ô tô?

b. Các xe sẽ đi được quãng đường bao nhiêu mét trong thời gian đó?

Đáp án đề số 1

Câu 1. Đáp án đúng là: D

Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.

Câu 2. Đáp án đúng là: D

Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Câu 3. Đáp án đúng là: B

Hiện tượng quang hợp là đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời, thuộc lĩnh vực Sinh học.

Câu 4. Đáp án đúng là: C

A – Định luật vạn vật hấp dẫn được Newton xây dựng xuất phát từ quan sát sự rơi của các vật và nhận thấy chúng đều rơi về phía Trái Đất.

B – Hiện tượng phản xạ âm được hình thành bởi quan sát thực nghiệm: khi ta hét to trong hang động hay trong các phòng có diện tích lớn và trống thì ta nghe được tiếng của chính ta vọng lại.

C – Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín (hình 8). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí, cũng gần như không nghe được tiếng chuông nữa. Sau đó, nếu cho không khí vào bình, bạn lại nghe được tiếng chuông.

Vậy trong chân không, sóng âm có truyền được không?

Ta biết rằng, sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vì các phân tử tạo nên các chất ấy đã dao động và truyền sóng âm từ nguồn âm ra xung quanh. Như vậy, nếu không có các phân tử dao động thì sóng âm không truyền được từ nguồn âm ra xung quanh.

 Từ đây có thể suy luận rằng: vì trong chân không có các phần tử dao động nên sóng âm không truyền được trong chân không.

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 10)

D – Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng. Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng? Sau đó, đưa ra giả thuyết: ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Câu 5. Đáp án đúng là: D

Tích của các giá trị đo là: 10,5 x 17 x 20,18 = 3602,13 m3.

Kết quả cuối cùng của các phép tính nhân (chia) có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính. Số 17 có ít chữ số có nghĩa nhất nên kết quả của phép tính được viết là 3,6.103 m3.

Câu 6. Đáp án đúng là: A

A – Biển cảnh báo chất độc.

B – Biển cảnh báo chất phóng xạ.

C – Biển cảnh báo nguy hiểm về điện.

D – Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.

Câu 7. Đáp án đúng là: A

Tốc độ trung bình được tính bằng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 8. Đáp án đúng là: D

Khi nhìn vào đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông đang di chuyển, ta không biết tốc độ trung bình của chúng, mà chỉ biết tốc độ vào đúng lúc ta nhìn đồng hồ, đây là tốc độ tức thời của phương tiện giao thông.

Câu 9. Đáp án đúng là: A

Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 10. Đáp án đúng là: B

Ô tô đi từ A đến B, sau đó lại về A.

Quãng đường ô tô đó đi được là: 10 + 10 = 20 km

Vị trí đầu của ô tô là ở A. Vị trí cuối của ô tô vẫn là A.

Vậy độ dịch chuyển của ô tô bằng 0.

Câu 11. Đáp án đúng là: A

Khi nói về vận tốc của một vật nào đó, chúng ta phải xác định hướng mà nó đang chuyển độngvà tốc độ chuyển động của vật.

A – Cung cấp đầy đủ thông tin về hướng và độ lớn tốc độ. Hướng: Tây Bắc. Tốc độ: 50 km/h.

B – Chỉ nói về giá trị tốc độ là 50 km/h.

C – Chỉ nói về giá trị tốc độ 50 km trong 1 giờ.

D – Nói về độ dịch chuyển của ô tô A. Độ lớn độ dịch chuyển: 50 km. Hướng: Tây Bắc.

Câu 12. Đáp án đúng là: B

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.

Đồ thị trên có 2 đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng khác nhau, đường nào có độ dốc lớn hơn, thì có tốc độ lớn hơn.

Câu 13. Đáp án đúng là: C

Ta thấy độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian không đổi nên tốc độ của vật cũng không đổi.

Ta tính độ dốc của đồ thị trong khoảng từ giây thứ nhất đến giây thứ 4. Vẽ tam giác vuông như hình, chia độ dịch chuyển Δd cho khoảng thời gian Δt, ta được tốc độ.

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 11)

Tốc độ của vật là: v = ΔdΔt=502041=303 = 10 km/h

Câu 14. Đáp án đúng là: D

Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốclần lượt là v1 và v2 thì vận tốc tổng hợp sẽ bằng tổng các vận tốc này: v = v1+v2

A – Khi v1 và v2 cùng hướng. Độ lớn của v = v1 + v2

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 12)

B – Khi v1 và v2 ngược hướng. Độ lớn của v = |v1 - v2|

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 13)

C - Khi v1 và v2 vuông góc với nhau. Độ lớn của v = v12+v22

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 14)

Câu 15. Đáp án đúng là: B

Thời điểm đổi chiều của vật ứng với thời điểm 250 s và có độ dịch chuyển là 1000 m.

Tốc độ trước khi đổi chiều = độ dốc của đồ thị = 1000250= 4 m/s

Câu 16. Đáp án đúng là: A

Gia tốc của xe là: a = v2v1Δt=15102=52= 2,5 m/s2

Câu 17.Đáp án đúng là: A

Đổi đơn vị: 54 km/h = 15 m/s.

18 km/h = 5 m/s.

Đoạn đầu tiên, sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống còn 18km/h.

Gia tốc của đoàn tàu là: a = v2v1Δt=51510=1010= -1 m/s2

Câu 18. Đáp án đúng là: D

Ở đoạn thứ 2, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Do không có sự thay đổi vận tốc nên gia tốc của đoàn tàu bằng 0.

Câu 19. Đáp án đúng là: C

Ở đoạn cuối, đoàn tàu chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.

Gia tốc của đoàn tàu là: a = v3v2Δt=0510=510= -0,5 m/s2

Câu 20. Đáp án đúng là: D

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường được xác định là: s = v0t+12at2. Do đó, ngoài thời gian, quãng đường đi được còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu và độ lớn gia tốc của vật.

Câu 21. Đáp án đúng là: D

Trọng lượng của mẩu phấn rất lớn so với sức cản của không khí tác dụng lên nó, do đó ta có thể bỏ qua sức cản của không khí, coi như mẩu phấn chỉ rơi dưới tác dụng của trọng lực và coi sự rơi của mẩu phấn là rơi tự do.

Câu 22. Đáp án đúng là: B

A- Sai vì: khi đã bung dù, lực cản của không khí rất lớn tác dụng vào dù làm cho chuyển động của vận động viên không phải là sự rơi tự do.

B- Đúng vì: lực cản của không khí tác dụng vào quả táo không đáng kể nên coi là rơi tự do.

C- Sai vì: lực cản của không khí tác dụng vào chiếc lá đáng kể nên không thể coi là rơi tự do.

D- Sai vì: tờ giấy còn chịu thêm tác dụng lực cản của không khí nên không coi là rơi tự do.

Câu 23. Đáp án đúng là: A

Độ cao: h = 12gt2=12.10.102= 500 (m)

Thời gian rơi trong 95 m cuối cùng bằng tổng thời gian rơi trừ đi thời gian rơi trong 405 m đầu tiên:

t2=tt1=1025009510 = 1(s)

Câu 24.Đáp án đúng là: B

B - đúng vì công thức tính thời gian rơi trong chuyển động ném ngang là t = 2hg

Câu 25. Đáp án đúng là: B

Nhiều thí nghiệm do các nhà khoa học tiến hành đã cho thấy gia tốc của một vật rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, gia tốc g có giá trị phụ thuộc vào vị trí mà vật rơi. Nên nếu các vật rơi ở cùng 1 vị trí, chúng sẽ có gia tốc như nhau.

Câu 26. Đáp án đúng là: C

Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.

Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là: t = 2hg= 0,5 s

Câu 27. Đáp án đúng là: B

A, C, D - Ứng dụng của vật lí

B - Ứng dụng của ngành sinh học.

Câu 28. Đáp án đúng là: B

(250 - 23,1.0,3451) + 0,1034 - 4,56 = 237,57159

Trong phép tính, khi viết kết quả của phép tính phải có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất, mà trong phép tính số 250 hay 23,1 hay 4,56 là số hạng có số chữ số có nghĩa ít nhất.

Nên kết quả phép tính được viết là 237.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Bài 1 (1 điểm).

Gọi v1 là vận tốc của ô tô.

v2 là hạt mưa rơi.

v là vận tốc tổng hợp của hạt mưa khi chạm vào kính xe.

Ta có sơ đồ vectơ sau:

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 15)

Áp dụng tỉ số lượng giác góc nhọn: tan60 = v1v2.

Vận tốc của hạt mưa rơi là: v2=v1tan60=50tan6028,87 km/h

Bài 2 (1 điểm).Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc – thời gian.

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 16)

Độ lớn độ dịch chuyển là diện tích hình thang được tô màu: d=(6+2).52=402= 20m

Bài 3 (1 điểm).

a. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô. Ô tô và người cảnh sát trong trường hợp này chuyển động cùng chiều dương.

Gọi thời gian từ thời điểm ô tô bắt đầu vượt đến thời điểm cảnh sát đuổi kịp ô tô là t.

Quãng đường ô tô đi được từ thời điểm bắt đầu vượt qua cảnh sát đến thời điểm gặp nhau được xác định là: s1= 24t

Quãng đường cảnh sát đuổi đến khi gặp ô tô là: s2=12at2=12.2,1.t2=1,05t2

Khi gặp nhau, quãng đường xe ô tô và cảnh sát đi được bằng nhau:

s1=s224t = 1,05t2  t = 22,9s

b. Quãng đường đi được trong khoảng thời gian trên là:

s = s1=s2 = 24.22,9 = 549,6 m

MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 2. Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết:

A. d = (1245 ± 2) mm.

B. d = (1,245 ± 0,001) m.

C. d = (1245 ± 3) mm.

D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:

A. Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.

B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.

C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Câu 4.Quy ước: 1 - tháo bóng đèn hỏng, 2 - ngắt công tắc, 3 - tháo cầu chì; 4 - thay bóng mới. Khi thay bóng đèn hỏng để đảm bảo an toàn điện cần tiến hành theo quy trình các bước

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4, 1.

C. 3, 2, 1, 4.

D. 4, 3, 2, 1.

Câu 5.Cách sử dụng nào tiết kiệm điện năng?

A. sử dụng đèn công suất 100W.

B. sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.

C. cho quạt chạy khi mọi người đi khỏi nhà.

D. bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.

Câu 6. Điều nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên trong quá trình đo một đại lượng vật lý?

A. Thao tác đo không chuẩn.

B. Dụng cụ đo không chuẩn.

C. Điều kiện làm thí nghiệm không ổn định.

D. Mắt người đọc không chuẩn.

Câu 7. Sai số dụng cụ thường lấy bằng

A. nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo.

B. nửa hoặc một phần tư độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo.

C. nửa hoặc hai độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo.

D. một hoặc hai độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo.

Câu 8. Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 26)

A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Câu 9. Độ dịch chuyển là

A. một đại lượng vô hướng, cho biết độ dài của vật đi được.

B. một đại lượng vô hướng, cho biết sự thay đổi vị trí của vật.

C. một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

D. một đại lượng vecto, cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

Câu 10. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau

A. khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.

B. khi vật chuyển động thẳng, đổi chiều.

C. khi vật chuyển động thẳng.

D. xảy ra ở mọi trường hợp.

(Dùng dữ kiện trả lời câu 11, 12)

Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.

Câu 11. Quãng đường bơi được của anh và em lần lượt là

A. 25 m, 50 m.

B. 50 m, 25 m.

C. 0 m, 25 m.

D. 25 m, 0 m.

Câu 12. Độ dịch chuyển của anh và em lần lượt là

A. 25 m, 50 m.

B. 50 m, 25 m.

C. 0 m, 25 m.

D. 25 m, 0 m.

Câu 13. Tốc độ trung bình được tính bằng đơn vị theo hệ SI

A. m.

B. s.

C. m/s.

D. s/m.

Câu 14. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải là tốc độ của một chuyển động.

A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.

B. Có đơn vị km/h.

C. Không thể có độ lớn bằng O.

D. Có phương xác định.

Câu 15. Chọn phát biểu đúng.

A. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Vận tốc cho biết quãng đường đi được.

C. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc.

D. Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác.

Câu 16. Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5 h. Biết 2 h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h và 3 h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

A. 48 (km/h).

B. 20 (km/h).

C. 40 (km/h).

D. 60 (km/h).

Câu 17. Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện có

A. kết quả đo chính xác, giảm thiểu sai số.

B. kết quả đo chưa chính xác, sai số nhiều.

C. đo chưa chính xác, thiết bị cồng kềnh.

D. kết quả đo chính xác, thiết bị nhỏ gọn.

Câu 18. Thả một viên bi chuyển động đi qua cổng quang điện trên máng nhôm. Làm thế nào để xác định được tốc độ trung bình của viên bi khi đi qua cổng quang điện E hoặc F.

A. Đo quãng đường từ cổng quang điện E đến F. Đặt đồng hồ từ cổng quang điện AB để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F. Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức.

B. Đo quãng đường từ cổng quang điện E đến F. Đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B. Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức.

C. Đo đường kính viên bi. Đặt đồng hồ từ cổng quang điện AB để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F. Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức.

D. Đo đường kính viên bi. Đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B. Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức.

Câu 19.Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 27)

A. 20 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 10 km/h.

D. 7,5 km/h.

Sử dụng đồ thị dưới đây để trả lời câu 20, 21

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 28)

Câu 20. Vị trí của xe so với điểm xuất phát ở giây thứ 2.

A. Xe cách điểm xuất phát 170 m.

B. Xe cách điểm xuất phát 85 m.

C. Xe cách điểm xuất phát 255 m.

D. Xe cách điểm xuất phát 340 m.

Câu 21. Vận tốc của xe trong 2 giây đầu?

A. 85 m/s.

B. 75 m/s.

C. 90 m/s.

D. 45 m/s.

Câu 22. Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.

B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian .

D. Chuyển động tròn đều.

Câu 23. Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Biết rằng sau 5 s kể từ khi tăng tốc xe đạt vận tốc 12 m/s. Gia tốc của xe là

A. 0,4 m/s2

B. 0,2 m/s2

C. 0,3 m/s2

D. 0,5 m/s2

Câu 24.Đặc điểm nào sau đây phù hợp với sự rơi tự do?

A. Chuyển động thẳng đều.

B. Lực cản của không khí lớn.

C. Có vận tốc v = gt.

D. Vận tốc giảm dần theo thời gian.

Câu 25. Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính tốc độ của vật ngay khi vừa chạm đất là

A. v = 2gh.

B. v = 2gh.

C. v = gh.

D. v = gh2.

Câu 26. Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa

A. lớn hơn.

B. nhỏ hơn.

C. bằng nhau.

D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Câu 27. Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một cái lá cây rụng.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc khăn tay.

D. Một mẩu phấn.

Câu 10. Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2.

A. 6,7 km.

B. 8,6 km.

C. 8,2 km.

D. 8,9 km.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1 điểm). Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s. Sự thay đổi tốc độ của quả bóng là bao nhiêu?

Bài 2 (1 điểm).Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt qua xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Hãy tính:

a. Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu, kể từ lúc t = 0.

b. Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.

Bài 3 (1 điểm). Một vật rơi từ độ cao s xuống mặt đất. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 7. Lấy g = 10 m/s2.

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

A. Quan sát, suy luận.

B. Đề xuất vấn đề.

C. Hình thành giả thuyết.

D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Câu 2. Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?

A. Thao tác bấm đồng hồ.

B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.

C. Điều kiện thời tiết khi đo.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3. Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ?

A. Quãng đường và tốc độ.

B. Độ dịch chuyển và vận tốc.

C. Quãng đường và độ dịch chuyển.

D. Tốc độ và vận tốc.

Câu 4. Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Trong một khoảng thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn tốc độ trung bình của nó?

A. Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.

B. Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.

C. Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó.

D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Câu 5. Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết

A. d = (1245 ± 2) mm.

B. d = (1,245 ± 0,001) m.

C. d = (1245 ± 3) mm.

D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Câu 6. Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 17)

A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Câu 7. Tốc độ trung bình được tính bằng

A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 8. Vận tốc được tính bằng

A. quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 9. Tốc độ trung bình là đại lượng

A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B. đặc trưng cho hướng của chuyển động.

C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.

D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.

Câu 10. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 20 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 40 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 40 km.

D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

Câu 11.Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là:

A. 1,4 m.

B. 1,5 m.

C. 1,6 m.

D. 1,7 m.

Sử dụng dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi 12, 13, 14, 15.

Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km.

Câu 12.Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2 là:

A. 15 km.

B. 20 km.

C. 30 km.

D. 35 km.

Câu 13.Tốc độ của xe máy trong khoảng thời gian tlà bao nhiêu?

A. 45 km/h.

B. 55 km/h.

C. 45 km/h theo hướng Đông – Tây.

D. 55 km/h theo hướng Đông – Tây.

Câu 14. Vận tốc của xe máy trong khoảng thời gian t2 là bao nhiêu?

A. 70 km/h.

B. 40 km/h.

C. 70 km/h theo hướng Đông – Tây.

D. 40 km/htheo hướng Đông – Tây.

Câu 15.Tốc độ trung bình của xe máy trên toàn bộ đoạn đường là bao nhiêu?

A. 35 km/h.

B. 30 km/h.

C. 15 km/h.

D. 42 km/h.

Câu 16. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 18)

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 17. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 19)

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 18: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 20)

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t.

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.

Câu 19. Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là

A. 20 m/s.

B. 16 m/s.

C. 13 m/s.

D. 2 m/s.

Câu 20. Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

A. Vận tốc.

B. Độ dịch chuyển.

C. Quãng đường.

D. Gia tốc.

Câu 21. Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

A. Thời gian.

B. Gia tốc.

C. Độ dịch chuyển.

D. Vận tốc.

Câu 22. Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 21)

A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe đứng yên.

B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9 s.

C. Trong 4 s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2.

D. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2.

Câu 23. Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là

A. 8 m/s.

B. 10 m/s.

C. 12 m/s.

D. 14 m/s.

Câu 24. Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?

A. 10 m/s.

B. 20 m/s.

C. 15 m/s.

D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.

Câu 25. Phát biểu nào dưới đây là sai.

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.

Câu 26.Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là

A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.

Câu 27.Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 28: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của viên bi khi nó bắt đầu rời khỏi mép bàn là

A. 1 m/s.

B. 2 m/s.

C. 3 m/s.

D. 4 m/s.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1,0 điểm). Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm:

a. Tốc độ trung bình của thuyền.

b. Độ dịch chuyển của thuyền.

c. Vận tốc trung bình của thuyền.

Bài 2 (1,0 điểm). Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s.

a. Quả bóng lên cao bao nhiêu?

b. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném?

Bài 3 (1,0 điểm). Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động dọc theo trục x được thể hiện trong hình 1.5. Xác định gia tốc trung bình của vật trong các khoảng thời gian:

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 22)

a. t = 5,00 s đến t = 15,0 s.

b. t = 0 đến t = 20,0 s.

Đáp án đề số 3

Câu 1. Đáp án đúng là: D

Phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí được thực hiện theo tiến trình gồm các bước:

Bước 1: Quan sát, suy luận.

Bước 2: Đề xuất vấn đề.

Bước 3: Hình thành giả thuyết.

Bước 4: Kiểm tra giả thuyết

Bước 5: Rút ra kết luận.

Câu 2. Đáp án đúng là: D

Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên gây ra. Giá trị những sai lệch này khác nhau trong các lần đo. Tất cả các yếu tố như: thao tác bấm đồng hồ, vị trí đặt mắt nhìn thước, điều kiện thời tiết khi đo đều là các sai số ngẫu nhiên.

Câu 3. Đáp án đúng là: B

Đại lượng vecto là đại lượng cho biết phương, chiều và độ lớn.

Độ dịch chuyển và vận tốc là các đại lượng vecto.

Câu 4. Đáp án đúng là: C

Nếu vật chuyển động dọc theo một đường thẳng mà không đổi chiều thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong bất kì khoảng thời gian nào cũng như nhau. Kết quả là, độ lớn của vận tốc trung bình và tốc độ trung bình sẽ giống nhau. Tuy nhiên, nếu vật đảo ngược chiều chuyển động thì độ dịch chuyển sẽ nhỏ hơn quãng đường đi được. Trong trường hợp này, độ lớn của vận tốc trung bình sẽ nhỏ hơn tốc độ trung bình.

Câu 5. Đáp án đúng là: D

Ta có:

- Giá trị trung bình: d = 1,245 m.

- Sai số ngẫu nhiên: Δd¯ = 0

- Sai số hệ thống bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ: Δd′ = 0,0005 m

 Sai số của phép đo: Δd=Δd¯+Δd'= 0 + 0,0005 = 0,0005 m

 Kết quả của phép đo: d = (1,245 ± 0,0005) m

Câu 6. Đáp án đúng là: D

Biển báo có dạng nền trắng. Biển báo trên là biển báo đeo mặt nạ phòng độc

Câu 7. Đáp án đúng là: A

Tốc độ trung bình được tính bằng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 8. Đáp án đúng là: C

Vận tốc được tính bằng độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 9. Đáp án đúng là: A

Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 10. Đáp án đúng là: B

Ô tô đi từ A đến B, sau đó lại về A.

Quãng đường ô tô đó đi được là: 20 + 20 = 40 km

Vị trí đầu của ô tô là ở A. Vị trí cuối của ô tô vẫn là A.

Vậy độ dịch chuyển của ô tô bằng 0.

Câu 11.Đáp án đúng là: A

Khi con nhện đi được quãng đường 2 m.

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 23)

Độ dịch chuyển: d = 0,82+1,22 = 1,44 m

Câu 12. Đáp án đúng là: B

Sau khoảng thời gian t1, xe máy cách vị trí xuất phát là 15 km.

Sau khoảng thời gian t2, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km.

Do đó, độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2:

35 – 15 = 20 km.

Câu 13. Đáp án đúng là: A

Quãng đường xe máy đã đi trong khoảng thời gian t1 là 15 km.

Thời gian xe máy đi là: 20 p = 13 h.

Tốc độ của xe máy trong khoảng thời gian t1 là:

vtbs1t1= 15:13 = 45 km/h.

Câu 14. Đáp án đúng là: D

Độ dịch chuyển của xe máy trong khoảng thời gian t2 là 20 km.

Khoảng thời gian dịch chuyển là 30 p = 0,5 h.

Vận tốc của xe máy trong khoảng thời gian này là:

v = dt=200,5= 40 km/h

Xe máy chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây.

Nên vận tốc của xe là 40 km/h theo hướng Đông – Tây.

Câu 15. Đáp án đúng là: D

Quãng đường xe máy đã đi là 35 km.

Thời gian xe máy đi hết quãng đường là: 20 + 30 = 50 p = 56 h.

Tốc độ trung bình của xe máy trên cả đoạn đường là: vtb=st= 35 : 56 = 42 km/h

Câu 16. Đáp án đúng là: B

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.

Đồ thị trên có 2 đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng khác nhau, đường nào có độ dốc lớn hơn, thì có tốc độ lớn hơn.

Câu 17. Đáp án đúng là: C

Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.

Đồ thị trên có độ dốc bằng không, vật đứng yên.

Câu 18. Đáp án đúng là: A

Trong khoảng thời gian từ O đến t1 đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.

Câu 19. Đáp án đúng là: B

Vận tốc tổng hợp của ca nô lớn nhất khi α = 0  vmax = 16 + 2 = 18 m/s.

Vận tốc tổng hợp của ca nô nhỏ nhất khi α = 180°  vmin = 16 – 2 = 14 m/s.

Do vậy khi 0 < α < 180° thì 14 m/s < v < 18 m/s.

 v = 16 m/s là giá trị có thể có của độ lớn vận tốc tổng hợp của cano.

Câu 20. Đáp án đúng là: D

Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng gia tốc.

Câu 21. Đáp án đúng là: C

Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng độ dịch chuyển.

Câu 22.Đáp án đúng là: D

A – Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe chuyển động với vận tốc không đổi là 12 m/s.

B – Tại thời điểm t = 9 s, vận tốc của xe là 0 m/s.

C – Trong 4 s cuối, gia tốc của xe là: a = ΔvΔt=01295=124= -3 m/s2

Có nghĩa là, trong 4 s cuối vận tốc của xe giảm dần, gia tốc của xe lúc đó có độ lớn là 3 m/s2.

D. Trong 2 s đầu, gia tốc của xe là: a = ΔvΔt=12020=122= 6 m/s2

Câu 23. Đáp án đúng là: C

Ta có: a = ΔvΔt=v2v1Δtv2=a.Δt+v1

Vận tốc ban đầu của vật là v1 = 0 m/s

Vậy vận tốc của vật sau 3 s là: v2=a.Δt+v1= 4.3 + 0 = 12 m/s

Câu 24. Đáp án đúng là: B

Ta có: a = ΔvΔtΔv = a.Δt = 2.10 = 20 m/s

Vậy độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là 20 m/s.

Câu 25. Đáp án đúng là: D

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường được xác định là: s = v0t+12at2. Do đó, ngoài thời gian, quãng đường đi được còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu và độ lớn gia tốc của vật.

Câu 26. Đáp án đúng là: B

Gia tốc của ô tô là: a = ΔvΔt=141020=420= 0,2 m/s2

Vận tốc của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:

v = v0 + a.t = 10 + 0,2.40 = 18 m/s.

Câu 27. Đáp án đúng là: B

Nhiều thì nghiệm do các nhà khoa học tiến hành đã cho thấy gia tốc của một vật rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, gia tốc g có giá trị phụ thuộc vào vị trí mà vật rơi. Nên nếu các vật rơi ở cùng 1 vị trí, chúng sẽ có gia tốc như nhau.

Câu 28. Đáp án đúng là: C

Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.

Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là: t = 2hg= 0,5s.

Tầm xa: L=vo.tvo=Lt=1,50,5= 3 m/s

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1,0 điểm).

Đổi 45 phút = 0,75 h

a. Quãng đường đi được: s = 1,6 + 1,2 = 2,8 km

Tốc độ trung bình của thuyền: vtb=st=2,80,75 = 3,7 km/h

b. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu (lúc xuôi dòng).

Độ dịch chuyển: d = 1,6 - 1,2 = 0,4km hướng xuôi dòng

c. Vận tốc trung bình: v=dt=0,40,75= 0,53 km/h hướng xuôi dòng.

Bài 2 (1,0 điểm).

Chọn trục tọa độ có phương thẳng đứng.

Chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng khi được ném lên trên.

Gốc tọa độ tại vị trí ném.

a. Khi quả bóng lên đến độ cao cực đại thì vận tốc tại đó bằng 0.

Gia tốc trọng trường có phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống (ngược chiều chuyển động của quả bóng khi ném lên).

v2v02=2as 0 - 182 = 2.(-9,8).s  s = 16,5 m

b. Thời gian quả bóng trở về vị trí ném ban đầu bằng 2 lần thời gian bóng rơi từ độ cao 16,5 m xuống vị trí ném (thời gian rơi bằng thời gian vật rơi tự do từ độ cao 16,5 m).

t=2t2=2.2sg=2.2.16,59,8= 3,66 s

Bài 3 (1,0 điểm).

a. Gia tốc trung bình trong khoảng thời gian từ t = 5,00 s đến t = 15,0 s

a = 88155= 1,6 m/s2

b. Gia tốc trung bình trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 20,0 s

a = 88200= 0,8 m/s2

Xem thêm các đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 hay, chi tiết khác:

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án)...

Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)...

Xem thêm các đề thi Học kì 1 Vật lí 10 hay, chi tiết khác:

Đề thi Học kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án)...

Đề thi Học kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)...

Đề thi Học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều (Có đáp án)...

Tài liệu có 55 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
570 51 7
Top 50 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
747 59 31
Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
492 58 9
Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
646 41 23
Tải xuống