Toptailieu.vn xin giới thiệu 13 câu trắc nghiệm Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (Cánh Diều) có đáp án - Vật Lí 10 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí.
Mời các bạn đón xem:
13 câu trắc nghiệm Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (Cánh Diều) có đáp án - Vật Lí 10
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Od.
Đáp án: A
Giải thích:
A - Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
B – Đường biểu diễn này có thể là đường gấp khúc, tùy thuộc vào hướng chuyển động của vật.
C - Đường biểu diễn là đường nằm ngang khi độ dịch chuyển không đổi, tức là vật đứng yên.
D - Đường biểu diễn song song với trục Od không tồn tại vì khi đó thời gian không đổi, độ dịch chuyển lại thay đổi.
Câu 2: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong khoảng thời gian từ O đến t1 đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.
Câu 3: Khi vật dịch chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là:
A. Tổng các độ dịch chuyển thành phần.
B. Hiệu các độ dịch chuyển thành phần.
C. Tích các độ dịch chuyển thành phần.
D. Thương các độ dịch chuyển thành phần.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi vật dịch chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là tổng các độ dịch chuyển thành phần.
Câu 4: Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là và . Vận tốc tổng hợp của vật có độ lớn bằng:
A. v = v1 + v2 nếu và cùng hướng.
B. nếu và ngược hướng.
C. nếu và vuông góc với nhau.
D. Tất cả các kết luận trên đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là và thì vận tốc tổng hợp sẽ bằng tổng các vận tốc này:
A – Khi và cùng hướng. Độ lớn của v = v1 + v2
B – Khi và ngược hướng. Độ lớn của
C - Khi và vuông góc với nhau. Độ lớn của
Câu 5: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió mất 2,5h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
A. 360 km/h.
B. 60 km/h.
C. 420 km/h.
D. 180 km/h.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi là vận tốc của máy bay khi không có gió.
là vận tốc gió.
là vận tốc tổng hợp của máy bay.
Vận tốc tổng hợp có độ lớn là: km/h.
Vì máy bay và gió chuyển động cùng hướng, ta có sơ đồ vectơ sau:
Vậy v = v1 + v2
Độ lớn vận tốc của gió là: v2 = v – v1 = 360 – 300 = 60 km/h.
Câu 6: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Đáp án: A
Giải thích:
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Đồ thị trên có độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
Câu 7: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Đáp án: B
Giải thích:
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Đồ thị trên có 2 đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng khác nhau, đường nào có độ dốc lớn hơn, thì có tốc độ lớn hơn.
Câu 8: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Đáp án: C
Giải thích:
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Đồ thị trên có độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 9: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Đáp án: D
Giải thích:
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Từ đồ thị ta thấy, từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Hướng dẫn giải
Câu 10: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
A. 20 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 10 km/h.
D. 7,5 km/h.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta thấy độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian không đổi nên tốc độ của vật cũng không đổi.
Ta tính độ dốc của đồ thị trong khoảng từ giây thứ nhất đến giây thứ 4. Vẽ tam giác vuông như hình, chia độ dịch chuyển Δd cho khoảng thời gian Δt, ta được tốc độ.
Tốc độ của vật là: km/h
Câu 11: Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 60o. Vận tốc của giọt nước mưa là:
A. 62,25 km/h.
B. 57,73 km/h.
C. 28,87 km/h.
D. 43,3 km/h.
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi là vận tốc của ô tô.
là hạt mưa rơi.
là vận tốc tổng hợp của hạt mưa khi chạm vào kính xe.
Ta có sơ đồ vectơ sau:
Áp dụng tỉ số lượng giác góc nhọn: .
Vận tốc của hạt mưa rơi là: km/h
Câu 12: Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là:
A. 20 m/s.
B. 16 m/s.
C. 13 m/s.
D. 2 m/s.
Đáp án: B
Giải thích:
Vận tốc tổng hợp của ca nô lớn nhất khi α = 0 vmax = 16 + 2 = 18 m/s.
Vận tốc tổng hợp của ca nô nhỏ nhất khi α = 180° vmin = 16 – 2 = 14 m/s.
Do vậy khi 0 < α < 180° thì 14 m/s < v < 18 m/s.
v = 16 m/s là giá trị có thể có của độ lớn vận tốc tổng hợp của cano.
Câu 13: Trong một siêu thị, người ta có đặt hệ thống cầu thang cuốn để đưa hành khách lên. Khi hành khách đứng yên trên cầu thang thì thời gian thang cuốn đưa lên là t1 = 1 phút. Khi thang máy đứng yên, thì hành khách đi lên cầu thang này phải mất một khoảng thời gian t2 = 3 phút. Nếu hành khách đi lên cùng chiều chuyển động trong khi thang cuốn hoạt động thì thời gian tiêu tốn là:
A. 45 s.
B. 50 s.
C. 55 s.
D. 60 s
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi L là chiều dài của thang cuốn.
là vận tốc của thang cuốn.
là vận tốc hành khách đi lên cầu thang khi thang cuốn đứng yên.
là vận tốc tổng hợp hành khách khi đi lên cùng chiều chuyển động khi thang cuốn hoạt động.
Ta có sơ đồ vectơ sau:
Vậy
Khi đó, thời gian tiêu tốn sẽ là: phút = 45 s
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.