Top 50 mẫu Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một. sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

 

Dàn ý phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu khái quát cảm nhận về nhân vật.

2. Thân bài:

* Trình bày hoàn cảnh của nhân vật: Sau khi biết tin Hơ Nhị bị bắt đi, Đăm Săn quyết định tìm đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ về.

* Phân tích, đánh giá nhân vật Đăm Săn:

- Là vị tù trưởng có:

·        Ngoại hình khỏe khoắn, vóc dáng vạm vỡ "Bắp chân chàng to bằng xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ông bế...".

·        Phong thái uy dũng "sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre".

- Là một con người tự tin, oai dũng, không luồn cúi trước kẻ thù, có sức mạnh phi thường:

·        Thách Mtao Mxây giao chiến trước.

·        Động tác múa khiên: dứt khoát, mang khí thế của người anh hùng "Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.".

·        Thông minh, nhanh trí: sau khi nhận được gợi ý từ ông Trời -> nhanh nhẹn dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây

- Là một vị tù trưởng tài giỏi, uy quyền:

·        Sau khi Đăm Săn ngỏ lời, tôi tớ Mtao Mxây đều nhất trí cùng chàng trở về.

·        Khung cảnh ăn mừng náo nhiệt, vui tươi đã khẳng định sự sung túc, giàu có của vị tù trưởng dũng cảm.

* Phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật:

- Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên kết hợp với biện pháp so sánh, phóng đại để làm nổi bật vẻ đẹp của Đăm Săn.

- Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể sử thi và ngôn ngữ của nhân vật.

3. Kết bài: Nêu khái quát thành công của tác giả qua việc xây dựng nhân vật

Video phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1

Phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1 – Mẫu 1

Sử thi "Đăm Săn" là một tác phẩm vô cùng quen thuộc với cộng đồng người Ê-đê nói riêng và người Việt nói chung. Bằng sự sáng tạo tài tình cùng trí tưởng tượng độc đáo, tác giả dân gian đã khắc họa thành công nhân vật Đăm Săn - người anh hùng của cộng đồng tài giỏi, oai dũng. Những phẩm chất tốt đẹp ấy còn thể hiện một cách rõ nét trong đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây".

Sau khi biết tin Hơ Nhị bị bắt đi, Đăm Săn quyết định tìm đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ về. Tại đây, một cuộc giao chiến gay cấn đã diễn ra. Cuối cùng, nhờ sức mạnh cùng bản lĩnh lớn lao, Đăm Săn giành chiến thắng rực rỡ, giết hạ được Mtao Mxây, thu về rất nhiều tôi tớ và của cải. Có thể thấy, các tác giả dân gian thật khéo léo khi khắc họa vị tù trưởng Đăm Săn tài ba thông qua cuộc giao chiến. Từ đây, Đăm Săn hiện lên thật nổi bật với bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết, Đăm Săn là một người có ngoại hình khỏe khoắn, vóc dáng vạm vỡ. Thân thể cường tráng của chàng làm dân làng không khỏi ngưỡng mộ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đục". Nhìn vào thân hình to lớn ấy, người ta còn cảm nhận được phong thái uy dũng, khí phách của người anh hùng "sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre".

Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, Đăm Săn còn mang trong mình những phẩm chất quý giá. Đứng trước thử thách, chàng không hề luồn cúi hay lo sợ. Ở chàng, người ta thấy được sự tự tin, bản lĩnh lớn lao. Ngay khi vừa tới nhà Mtao Mxây, không đợi hắn mở lời, chàng đã đưa ra thách đấu "Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy". Khi thấy Mtao Mxây từ chối, chàng mạnh mẽ khẳng định "Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi,...". Lời lẽ khí phách vừa làm Mtao Mxây lo sợ "Khoan, giếng, khoan!" vừa tô đậm uy quyền của vị tù trưởng. Chàng chỉ nói vài câu mang tính thách đố đã làm Mtao Mxây hoảng hốt mà nghe theo. Đặc biệt, sự uy dũng cùng sức mạnh phi thường ở chàng còn được bộc lộ rõ nét trong cảnh giao chiến. Đối ngược với một Mtao Mxây yếu kém "múa kêu lạch xạch như quả mướp khô", Đăm Săn luôn có những hành động nhanh gọn, dứt khoát, mạnh mẽ "Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô". Từng động tác ở chàng như mang sức mạnh lớn lao "Múa trên cao, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc". Mỗi lần "vung tay nhấc chân", chàng lại thể hiện được vô vàn năng lực. Dù là múa dưới thấp hay trên cao, chàng đều tỏ ra thành thục và dũng mãnh. Cuối cùng, sau khi nhận gợi ý từ ông Trời, Đăm Săn đã nhanh nhẹn dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây, giết chết hắn tại chuồng trâu. Như vậy, qua chi tiết này, ta còn thấy được sự thông minh, nhanh trí ở người anh hùng cộng đồng.

Chiến thắng trong cuộc giao chiến, Đăm Săn thu về rất nhiều của cải và tôi tớ của Mtao Mxây. Nhờ bản lĩnh phi thường, khí thế oai dũng, chàng đã để lại dấu ấn sâu đậm cho dân làng. Vì thế, ngay khi Đăm Săn ngỏ lời "Các ngươi có đi với ta không?" thì nhân dân đều đồng lòng một lời "Không đi sao được". Có thể thấy, cộng đồng vô cùng ngưỡng mộ, yêu quý người anh hùng tài giỏi này. Không chỉ vậy, khung cảnh ăn mừng náo nhiệt, vui tươi tại nhà Đăm Săn đã khẳng định sự sung túc, giàu có của chàng. Như vậy, lúc này đây, Đăm Săn thật nổi bật với vị trí người đứng đầu bản làng - vị tù trưởng tài giỏi, uy quyền.

Để có thể khắc họa thành công nhân vật, tác giả dân gian đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, tác giả dân gian đã rất dựng công trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên kết hợp với biện pháp so sánh, phóng đại nhằm miêu tả vẻ đẹp ở Đăm Săn "đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch", "sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy". Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể sử thi và ngôn ngữ của nhân vật cũng góp phần làm nổi bật đặc điểm về tính cách, hành động ở nhân vật. Từ đó, bộc lộ thái độ yêu mến, ngưỡng mộ, ngợi ca đối với Đăm Săn.

Qua đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây", ta lại thêm khâm phục sự sáng tạo tài ba của người xưa trong việc xây dựng nhân vật anh hùng Đăm Săn với các vẻ đẹp, phẩm chất lí tưởng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy những khát khao về người đứng đầu tài giỏi, có bản lĩnh, ý chí phi thường. Đây cũng chính là mong ước chung của con người ở mọi thời đại.Top 50 mẫu Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một. (ảnh 1)

Phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1 – Mẫu 2

Thần Trụ Trời là một truyện thuộc thể loại truyền thuyết, kể về quá trình hình thành nên trái đất như hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giả thiết của con người và chưa được kiểm định chính xác. Tuy nhiên, Thần Trụ Trời lại xây dựng được hình ảnh nhân vật vô cùng xuất sắc, trong bức tranh tưởng chừng vĩ đại ấy lại chỉ xuất hiện một vị thần.

Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đập vỡ nó tạo ra những núi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”.

Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên. Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc.

Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chính là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn. Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện. Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước dấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh.

Những công việc nhỏ và chi tiết khác cũng được thần Trụ Trời tỉ mỉ thực hiện. Đó là hình ảnh: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú”. Đây không chỉ là những việc yêu cầu sức lao động nữa, nó còn cần cả sự tỉ mỉ của người thực hiện. Qua đây, tác giả thể hiện chính là sức mạnh đoàn kết như một người khổng lồ của nhân dân, cùng nhau làm việc, cùng nhau khai khẩn.

Chúng ta đều biết, Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động. Những chi tiết miêu tả Thần ngồi không đếm thời gian, xây cột rồi phá cột,… đều thể hiện được sự hồn nhiên của những con người chất phác bấy giờ. Mạch truyện cũng được tác giả khai thác rất hợp lý, từ khi thần xuất hiện cho đến khi trái đất được tạo thành. Nó cũng thể hiện được khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả cống bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dân đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.

Giống như hầu hết những truyện truyền thuyết mang yếu tó kì ảo khác, Thần Trụ Trời là một tác phẩm thể hiện sức mạnh phi thường của các vị thần qua hình ảnh Thần Trụ Trời. Qua đó, nhân dân thể hiện được ước mơ của mình, cũng ngợi ca những hình ảnh con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên vô cùng vĩ đại.

 

Phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1 – Mẫu 3

Hình tượng người phụ nữ từ xa xưa luôn là một đề tài phổ biến được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để sáng tác. Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà là nhà thơ của phụ nữ Việt Nam xưa kia. Người phụ nữ trong thơ của bà thường hiện lên với số phận bất hạnh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Điều đó ta thấy rõ qua hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình (bài 2) – một người phụ nữ bất hạnh với tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về tình cảnh của người phụ nữ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Khung cảnh “đêm khuya” gợi lên một không gian yên tĩnh, tịch mịch với một người phụ nữ cũng lẻ loi, cô độc trong khung cảnh ấy. Không gian càng yên tĩnh, con người càng trở lên buồn rầu, sâu thẳm. “Tiếng trống canh” kết hợp với động từ “dồn” gợi lên sự trôi đi vội vã của thời gian, sự vật. Người phụ nữ ấy vẫn ngồi đó, “trơ” cái thân phận bất hạnh của mình trước cuộc đời, dòng đời. Không gian rộng lớn, mênh mông càng làm sắc nét hơn nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

Nổi bật trên nền cảnh ấy là nỗi buồn của người phụ nữ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Người phụ nữ ấy uống rượu với mong muốn “mượn rượu giải sầu”. Nhưng càng uống lại càng tỉnh, con người lại càng trở lên buồn bã, cô đơn hơn trước dòng đời vô định. Hình ảnh ẩn “vầng trăng bóng xế” là ẩn dụ cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Trước dòng chảy luân hồi của thời gian, những năm tháng đẹp nhất của người phụ nữ đang trôi đi một cách phũ phàng, vội vã và tuổi già đang cận kề. Ấy vậy mà hạnh phúc của người phụ nữ vẫn chưa được trọn vẹn. Điều đó thể hiện sự tiếc nuối của người phụ nữ trước dòng đời bất hạnh.

Cảnh làm lẽ có mấy ai được vui sướng, hạnh phúc, nhưng học không chịu khuất phục trước số phận mà vùng lên đấu tranh mạnh mẽ thể hiện ở sức phản kháng trong 2 câu thơ tiếp theo:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Sự phẫn uất đã dâng lên đến cực hạn và được chuyển hóa thành sức phản kháng mạnh mẽ. Động từ “xiên ngang” và “đâm toạc” được đảo lên vị trí đầu câu thể hiện một sự phản kháng mãnh liệt, đầy mãnh mẽ của những sự vật vô tri “rêu” và “đá” mà ẩn sâu sau đó là sự phản kháng của người phụ nữ. Họ quá phẫn uất trước tình cảnh tuyệt vọng của mình, họ muốn được sống, được hạnh phúc vì vậy đã vùng lên sức phản kháng đầy mạnh mẽ, dữ dội.

Nhưng số phận vẫn mãi là số phận, dù phản kháng nhưng vẫn không thu được kết quả, họ lại quay về với cảm xúc chán trường của mình:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nhân vật trữ tình đã quá chán ngán trước tình cảnh của mình, mỗi mùa xuân đến cũng là báo hiệu tuổi xuân đang cạn dần. Từ “ngán” thể hiện rõ sự chán ngán, không muốn làm gì nữa của người phụ nữ. Thường thì tình cảm là thứ chẳng thể san sẻ, nhưng trong tình cảnh làm thiếp, thử hỏi sao thể không san sẻ. Mảnh tình đã nhỏ nay lại san sẻ dường như nay chẳng còn gì. Người phụ nữ ấy vẫn chịu cảnh giường đơn, gối chiếc, cô đơn lẻ loi và đợi chờ trong vô vọng.

Tình cảnh ấy của người phụ nữ thật đáng thương và đáng giận. Đáng thương ở chỗ người phụ nữ tài sắc ấy đáng nhẽ phải được sống một cuộc đời hạnh phúc. Đáng hận ở chỗ thói đời bất công, đẩy người phụ nữ đến tận cùng của sự bất hạnh, khổ đau. Như vậy, qua hình tượng người phụ nữ, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội bất công đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng này.Top 50 mẫu Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một. (ảnh 2)

Phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1 – Mẫu 4

Thu hứng của Đỗ Phủ là một bài thơ tiêu biểu, hết sức thâm thúy, hàm súc, kín đáo. Trong bài thơ tâm và cảnh, thi và họa, động và tĩnh, trộn lẫn, lắm lúc khó lòng phân biệt.

Có thể tạm chia bài thơ làm hai phần với bốn câu đầu là cảnh thu và bốn câu sau là nỗi lòng nhà thơ. Cách phân chia như vậy phù hợp về logic hình thức nhưng chưa thực xâm nhập vào chiều sâu quan hệ biện chứng giữa hai phần của bài thơ. Chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ cổ nói chung, thơ Đường nói riêng là cái nhìn đồng nhất con người và vũ trụ (“Thiên nhân tương đồng”). Cái “tôi” (tiểu ngã) chỉ là một phần của cái “ta” vũ trụ (đại ngã). Do đó, các nhà thơ cổ nói “cảnh” cũng là đế nói “tâm”, nói “tâm” thường thông qua vẽ “cảnh”. Các nhà thơ Trung Hoa xưa thường nhắc đến mối quan hệ này. Đó là “Tâm nhập vào cảnh” (Vương Xương Linh) “Lòng nhập vào cảnh” “Tình dĩ cảnh hội” (Yên Hoàng Đạo) “Tình bất gặp cảnh”, “Cảnh dĩ tình hợp”, “Tình dĩ cảnh sinh” (Vương Phu Phi). Ngay bốn câu đầu, qua những nét bút chấm phá về cảnh đã toát lên góc nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ. Chỉ có điều, cảnh ở đây dường như được vẽ ra bằng những nét bút có phần rõ ràng, “khách quan” hơn so với bốn câu thơ sau. Bài thơ có thời gian: mùa thu; có (lịa điểm: Vu Sơn, Vu Giáp (thuộc thượng sông Trường Giang, vùng Quý Châu thuộc tình Tứ Xuyên). Cảnh ở đây cũng có phần được cá biệt hóa với màu sắc hùng vĩ, độc đáo: núi non hiểm trở, sóng bọt lưng trời, mây sa mặt đất. Cảnh vật hiện lên dần như trên một đoạn phim lướt vội. Ong kính hắt đầu từ rặng phong tiêu điều vói sương móc trắng xóa (Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm), (chữ “lác đác” trong bài dịch chưa thật sát với nghĩa nguyên tác), đến cảnh núi Vu và kèm vu hiu hắt, dần đến những đợt sóng bọt lên lưng trời giữa dòng sông rồi đứng lại ở những dám mây sa sẩm giáp mặt đất nơi cửa ải. Bốn câu thơ cũng làm ta nhớ đến những bức tranh thủy mặc với lối vẽ chấm phá tài tình. Cảnh vật hiện lên trong cái “thần”, cái “hồn” của nó. Nhưng sau bức tranh kia đã ấn giấu bao nhiêu tâm trạng. Tâm trạng ấy trước hết thể hiện ở sự lựa chọn cảnh vật. Nhà thơ xưa không đặt nhiệm vụ khám phá đối tượng mình quan sát (dù bên trong hay bên ngoài) mà chi là sắp xếp, tỉa tót nó cho phù hợp với sự cảm nhận duy lí. Thơ cổ không phân biệt rạch ròi chủ thể và khách thể. Ngay nét chấm phá đầu tiên “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” đã mở ra hướng lựa chọn. Cảnh tượng móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong làm ta nhớ đến những rừng phong, cây phong khác trong thơ cổ. Cây phong trong thơ Đường như gắn với nỗi buồn, với chia li. Trong Tì bà hành (Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu), trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có “Rừng phong thu dã nhuốm màu quan san” đều hiu hắt trong mắt nàng Kiều.

Những nét vẽ cảnh tiếp theo dường như càng tô đậm thêm cái nét hoang vắng, hiu hắt, buồn bã trong tâm hồn nhà thơ. Đành rằng cảnh vật ở đây cũng có nét hùng vĩ nhưng nét hùng vĩ không lấn át được vẻ buồn, tàn tạ, không làm tan cái buồn, hiu hát tràn từ núi đến rừng.

Hai câu tiếp theo đối nhau về ý và lời, tạo nên cảnh đối nghịch trong bức tranh “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng - Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Lưng trời sóng rợn lòng sông thám - Mặt đất mây đùn cửa ải xa) cho ta những ấn tượng trái ngược: Cảnh vừa dữ dội, hoành tráng lại vừa bức bối, bị vây hãm không thoát ra được. Đúng là bức “tâm cảnh” trong con mắt một kẻ xa quê, nhớ quê, lòng buồn trĩu nặng, đồng thời cũng bứt rứt, bức bối, không yên khi nhìn về quê nhà và trông ra thế sự. Kim Thánh Thân thật có lí khi bình rằng: “ngước mắt nhìn sông chì thấy sóng vọt ngất trời, mà đăm đăm trông lên ải, chỉ thây gió mây mịt mờ liền đất. Thực đúng đau tức, bi thương, khiến cho người ta lòng hết khí tuyệt”.

Bốn câu sau, tác giả tiếp tục phát triển cảm xúc của mình. Ở đây thê hiện nỗi lòng trực tiếp hơn, cụ thể hơn nhưng vẫn thâm trầm, kín đáo. Cái nhìn duy lí đã trừu tượng hóa những sự vật cụ thể. Tác giả nói đến hoa cúc, đến con thuyền nhưng chúng là “tâm” hay là “cảnh”, thật lòng lòng phản biệt. “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Khóm cúc nở hoa hai lần: những giọt lệ ngày trước) và “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” (Con thuyền lẻ loi buột chặt tâm lòng nhớ vườn củ), ở đấy lời ít ý nhiều, không rõ hoa cúc nhỏ lệ hay thi nhân nhỏ lệ bên khóm cúc, không hiểu dây buộc thuyền hay dây thắt lòng người. Hồ Sĩ Hiệp cho rằng những câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: “Cúc đã nở hoa hai lần và đã hai lần làm chảy dòng lệ cũ” hoặc có thể hiểu “Nhìn cúc nở mà tưởng như cúc đã nhỏ lệ”. Dù hiểu cách nào thì cũng thấy rằng ở đây “cánh” đã nhòa vào “tâm”, đã “hội” vào “tâm”. Tác giả đã đồng nhất: tình và cảnh, hiện tại và quá khứ (giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ quá khứ), sự vật và con người (sợi dây cụ thể và sợi dày lòng). So sánh với hoàn cảnh nhà thơ có thề’ hiểu Đỗ Phủ từ khi rời thành đô đến Quý Châu đã được hai năm, trải qua hai mùa thu. Dòng “lệ cũ” của nhà thơ không chỉ “tuôn” ra một lần mà đá nhiều lần rồi. Và đúng như có người nhận xét trong thơ ông già Thiếu Lăng đã lão hóa chốn thanh khốc, cảm thời hoa tiền lệ...

Hai câu thơ kết của bài thơ này thật độc đáo, mở ra nhiều ý nghĩa. Trong thơ Đường, hai câu kết thường là tỏ lòng, nêu trực tiếp cảm xúc nhưng đây tác giả lại hướng nó về cảnh khách quan bên ngoài. Nhưng ờ đoạn đầu, cảnh khách quan là “tĩnh” thì ở đày lại “động”. Cảnh rộn ràng hơn trong không khí “rộn ràng dao thước để may áo rét’’ và âm thanh tiếng chày đập áo dồn dập về chiều trên thành Bạch Đế. Nhịp thơ dường như cũng nhanh hơn, gấp hơn. Thế nhưng, đó chỉ là ngoại cảnh, tấm lòng nhà thơ thì chưa chắc đã có đổi thay. Bởi góc nhìn của nhà thơ vẫn là cái nhìn trong ánh chiều hắt hiu. Tiếng đập áo buổi chiều trên thành Bạch cao ấy (Thành Bạch chày vang bóng ác tà) dễ đưa người ta đến những liên tưởng buồn. Nó dường như cùng hòa vào “gam” nhạc buồn của tiếng đập áo đêm trăng của người chinh phụ nhớ chồng trong Đảo y thiên của Lí Bạch (Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng), hay tiếng chày đập áo của người phụ nữ trong mùa thu trong thơ Bạch Cư Dị(Thu đến nhớ chồng đập lụa, gió trăng não lắm đá chày ơi) Tiếng chày ấy đang báo hiệu một mùa đông đến gần, mùa đông với một ( thiếu cơm, thiếu áo, không nhà, ở nhờ trên đất khách và tấm lòng thì luôn nặng trĩu nỗi lo và nỗi nhớ.

Như vậy, trên cái nền của cảnh thu với rừng thu, khí thu, hoa thu, tiếng thu, nhà thơ đã hòa vào đó tâm trạng của chủ thể trữ tình, một tâm trạng đượm buồn, da diết, sầu thương, khắc khoải trong tình quê nặng và nỗi âu lo kín đáo về thế sự.

 

Phân tích 1 nhân vật trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 10 , tập 1 – Mẫu 5

Thần Trụ Trời là một truyện thuộc thể loại truyền thuyết, kể về quá trình hình thành nên trái đất như hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giả thiết của con người và chưa được kiểm định chính xác. Tuy nhiên, Thần Trụ Trời lại xây dựng được hình ảnh nhân vật vô cùng xuất sắc, trong bức tranh tưởng chừng vĩ đại ấy lại chỉ xuất hiện một vị thần.

Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đập vỡ nó tạo ra những núi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”.

Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên. Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc.

Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chính là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn. Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện. Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước dấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh.

Những công việc nhỏ và chi tiết khác cũng được thần Trụ Trời tỉ mỉ thực hiện. Đó là hình ảnh: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú”. Đây không chỉ là những việc yêu cầu sức lao động nữa, nó còn cần cả sự tỉ mỉ của người thực hiện. Qua đây, tác giả thể hiện chính là sức mạnh đoàn kết như một người khổng lồ của nhân dân, cùng nhau làm việc, cùng nhau khai khẩn.

Chúng ta đều biết, Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động. Những chi tiết miêu tả Thần ngồi không đếm thời gian, xây cột rồi phá cột,… đều thể hiện được sự hồn nhiên của những con người chất phác bấy giờ. Mạch truyện cũng được tác giả khai thác rất hợp lý, từ khi thần xuất hiện cho đến khi trái đất được tạo thành. Nó cũng thể hiện được khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả cống bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dân đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.

Giống như hầu hết những truyện truyền thuyết mang yếu tó kì ảo khác, Thần Trụ Trời là một tác phẩm thể hiện sức mạnh phi thường của các vị thần qua hình ảnh Thần Trụ Trời. Qua đó, nhân dân thể hiện được ước mơ của mình, cũng ngợi ca những hình ảnh con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên vô cùng vĩ đại.Top 50 mẫu Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một. (ảnh 3)

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
802 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
897 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
715 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống