Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.
Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
Bài tập
Câu 1. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
Đáp án: B
Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. (SGK - Trang 137)
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Đáp án: A
Trong thời đại ngày nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. (SGK - Trang 139)
Câu 3. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.
C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.
Đáp án: C
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (SGK - Trang 137)
Câu 4. Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là
A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.
B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.
C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.
Đáp án: D
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 140)
Câu 5. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tính toàn diện.
B. tính dân chủ.
C. tính dân tộc.
D. tính cụ thể.
Đáp án: A
Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… (SGK - Trang 140)
Câu 6. Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
A. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.
B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
D. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng.
Đáp án: B
Từ yêu cầu liên kết để trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. (SGK - Trang 136)
Câu 7. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
B. Từ thời Bắc thuộc.
C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.
D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Đáp án: A
Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. (SGK - Trang 136)
Câu 8. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
Đáp án: A
Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chú ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc ở những vùng biên giới,… Tuy nhiên, khi cần thiết, chính quyền trung ương cũng sử dụng những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn xu hướng li khai, cát cứ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và khối đại đoàn kết dân tộc. (SGK - Trang 136, 137)
Câu 9. Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
B. Mị Châu - Trọng Thủy.
C. Con Rồng cháu Tiên.
D. Thánh Gióng.
Đáp án: C
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (cùng chung một cha mẹ, chung một giống nòi), là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử. (SGK - Trang 136)
Câu 10. Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?
A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án: C
Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (SGK - Trang 137)
Câu 11. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A. Phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
Đáp án: A
Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,… (SGK - Trang 140)
Câu 12. Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn hóa là
A. tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài.
B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
C. xây dựng nền văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.
D. chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
Đáp án: B
Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,.... (SGK - Trang 141)
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Bình đẳng.
B. Đoàn kết.
C. Quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
D. Tương trợ nhau cùng phát triển.
Đáp án: C
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 141)
Câu 14. Một trong những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là
A. giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.
B. củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
C. giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.
D. tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.
Đáp án: A
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 141)
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
C. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới.
D. Xây dựng chính sách xã hội phù hợp với tập quán của các dân tộc.
Đáp án: C
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng:
- Về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,...
- Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,....
- Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống của các dân tộc,...
- Về an ninh quốc phòng, củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 140, 141)
Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lý thuyết
I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, xuất phát từ:
+ Yêu cầu liên kết để trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
+ Yêu cầu tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm
- Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc
- Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể.
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng
- Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đươc thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
- Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.
Giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra
II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
- Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, với 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Thương trợ nhau cùng phát triển.
- Ba nguyên tắc này đã từng bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì.
b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng miền, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.
- Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...
+ Về kinh tế: nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;...
+ Về văn hoá: nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc...
+ Về an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.
- Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương miền núi, hải đảo; củng cố, giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.