Top 50 mẫu Tìm ý, lập dàn ý cho đề dưới đây: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Tìm ý, lập dàn ý cho đề dưới đây: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng (hay nhất) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 50 mẫu Tìm ý, lập dàn ý cho đề dưới đây: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng (hay nhất)

Dàn ý phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một truyện đã học (mẫu 1)

I. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện kể: Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.

- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện "Thần Trụ trời".

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:

- Truyện "Thần Trụ trời" đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.

2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

* Phân tích

- Giải thích quá trình tạo lập thế giới:

Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.

Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...".

* Đánh giá:

Truyện "Thần Trụ trời" đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.

3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

- Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.

- Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Dàn ý phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một truyện đã học (mẫu 2)

* Mở bài:

- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

- Nội dung:

  • Nhân vật cậu bé Phrăng: Vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, có sự biến đổi tâm trạng, thái độ (cách thể hiện với thầy giáo: từ sợ hãi chuyển sang hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải).

  • Nhân vật thầy giáo Ha-men: Các chi tiết miêu tả ngoại hình của thầy Ha-men cho thấy buổi học cuối cùng là sự linh thiêng, trang trọng → Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

→ Thể hiện tình yêu đất nước và ngôn ngữ Pháp.

→ Thông điệp về tình yêu nước và tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.

- Hình thức nghệ thuật: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn của cậu bé Phrăng (người kể chuyện hạn tri) khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc (như một câu chuyện của một người từng chứng kiến, tham gia vào nó) và gần gũi với đời sống (con người không thể biết hết được tất cả mọi thứ, không thể có được cái nhìn toàn tri).

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Dàn ý phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một truyện đã học (mẫu 3)

a. Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.

- Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá; điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.

b. Thân bài:

* Tóm tắt nội dung chính của truyện: Tác phẩm kể về chiến thắng của Ngô Tử Văn trước cái xấu, cái ác (Tử Văn đã vạch trần bộ mặt hồn ma tên tướng giặc, trả lại đền cho Thổ công, sau này, chàng được nhận chức Phán sự đền Tản Viên).

* Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.

Chủ đề "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên":

- Ca ngợi sự chính trực, thẳng thắn của con người.

- Lên án, tố cáo chế độ phong kiến đương thời với những tên tham quan.

- Bộc lộ ước mơ của người dân về một lẽ sống công bằng.

* Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.

- Yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực được sử dụng:

+ Nhân vật kì ảo: Hồn ma tên bại tướng phương Bắc, Diêm Vương, quỷ Dạ Xoa, Thổ Công.

+ Chi tiết kì ảo: Tử Văn chết đi sống lại; chàng nhận chức Phán sự đền Tản Viên.

+ Không gian kì ảo: Không gian nối liền âm dương.

- Ngôi kể thứ ba khiến cho người đọc có thể nhìn nhận câu chuyện một cách khái quát hơn.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh sinh động tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc.

c. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.

Dàn ý phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một truyện đã học (mẫu 4)

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân: là một nhà văn vô cùng tài hoa, uyên bác.

- Giới thiệu chung về tác phẩm “Chữ người tử tù”.

2. Thân bài:

Ý 1: Tình huống truyện đặc biệt

- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

Ý 2: Vẻ đẹp các nhân vật

* Nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát - một con người lỗi lạc thời trung đại.

- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

“Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

- Là anh hùng có khí phách hiên ngang

Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt

Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

+ Đối với quản ngục:

Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt " Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn từ có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa".

Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ.

Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

* Nhân vật quản ngục

- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

- Có sở thích cao quý: chơi chữ.

Ý 3: Cảnh cho chữ - “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu.

- Thời gian: đêm khuya.

- Dấu hiệu:

Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục

Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

Tử tù lại là người khuyên quản ngục.

- Sự hoán đổi ngôi vị:

Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

Tác dụng: cảm hóa con người.

Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

Nội dung: Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng, tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong thời kì trước cách mạng. Qua đó, ta thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao; sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

- Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm.

Dàn ý phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một truyện đã học (mẫu 5)

* Mở bài:

- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

- Nội dung:

Nhân vật cậu bé Phrăng

Nhân vật thầy giáo Ha-men

Vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, có sự biến đổi tâm trạng, thái độ (cách thể hiện với thầy giáo: từ sợ hãi chuyển sang hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải).

Các chi tiết miêu tả ngoại hình của thầy Ha-men cho thấy buổi học cuối cùng là sự linh thiêng, trang trọng → Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

 → Thể hiện tình yêu đất nước và ngôn ngữ Pháp.

→ Thông điệp về tình yêu nước và tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.

- Hình thức nghệ thuật: kể ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn của cậu bé Phrăng (người kể chuyện hạn tri) khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc (như một câu chuyện của một người từng chứng kiến, tham gia vào nó) và gần gũi với đời sống (con người không thể biết hết được tất cả mọi thứ, không thể có được cái nhìn toàn tri).

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
755 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
836 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
659 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống