Top 50 Kể về một ngày hội ở quê em

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Kể về một ngày hội ở quê em hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 3 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Kể về một ngày hội ở quê em

Dàn ý Kể về một ngày hội ở quê em

a) Mở bài

·        Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

·        Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

·        Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn

·        Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…)

·        Chuẩn bị về địa điểm…

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

c) Kết bài

·        Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Video Kể về một ngày hội ở quê em

Video Kể về một ngày hội ở quê em

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 1

Xuân đến đem theo một tiết trời trong xanh với những tia nắng sớm ấm áp. Không chỉ vậy nó còn đem theo bầu không khí tưng bùng, náo nhiệt với bao nhiêu lễ hội. Trong số các lễ hội mùa xuân em thích nhất là lễ hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền thường được tổ chức vào đầu mùa xuân. Ở mỗi một địa phương khác nhau thì sẽ tổ chức vào những ngày khác nhau. Tại quê em, lễ hội đua thuyền được tổ chức vào rằm tháng giêng. Mới sáng sớm người dân trong làng đã ríu rít rủ nhau đi xem đua thuyền. Hai bên bờ sông cũng vì thế mà chật kín người xem. Dưới sông năm chiếc thuyền đua đã sớm được đem ra. Năm chiếc thuyền với năm màu sắc khác nhau. Trên thuyền, các đội đua đã có mặt đầy đủ. Năm đội đua với năm màu áo khác nhau. Màu áo này sẽ trùng với màu của chiếc thuyền họ dùng để đua. Tiếng còi vang ra, báo hiệu giờ thi đã đến, ai ai cũng tập trung cao độ. Khi cờ phất lên, những chiếc thuyền đua nhau rẽ nước trong sự hò reo của mọi người. Cuộc đua diễn ra vô cùng gây cấn và đặc sắc. Năm chiếc thuyền theo sát nút nhau, không một con thuyền nào chịu thua con thuyền nào. Cuối cùng chiếc thuyền nhanh nhất đã chạm đích trong sự hò reo cổ vũ của mọi người. Đây cũng là chiếc thuyền giành ngôi vị quán quân trong lễ hội. Đua thuyền không chỉ giúp con người ta rèn luyện sức khỏe mà nó còn rèn cho ta tính đoàn kết. Vì vậy đây không đơn thuần là một lễ hội giải trí mà nó còn mang tính nhân văn cao. Và cũng chính điều này là nguyên nhân khiến cho em rất yêu thích lễ hội đua thuyền.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 2

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 3

Trước sân đình rộng lớn ở làng quê, mọi người đứng đông và chật như nêm tạo thành một vòng tròn người. Giữa vòng tròn là hai anh thanh niên đang chơi trò đu quay. Mọi người tham dự lễ hội thật náo nhiệt. Quần áo đẹp đủ màu sắc, không khí tưng bừng hơn với tiếng hò reo cổ vũ và tán thưởng. Ngang tầm với lá cờ ngũ sắc, dáng đu đưa của hai anh thanh niên khiến người xem nín thở theo dõi.

Họ nắm chắc tay đu để đánh những khoảng xa và cao. Họ phải rất dũng cảm và điệu nghệ. Mọi người ngước nhìn theo từng nhịp chao đảo của hai anh. Sau mỗi lần lộn vòng, tiếng hò reo vang lên như sấm dậy. Không khí vô cùng vui tươi và sôi nổi.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 4

Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 5

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui.

Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 6

Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi.

Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp. Đúng 7 giờ tối, khi chúng bạn ý ới gọi ngoài cổng, em xin phép bố mẹ hòa mình vào dòng người, cầm chiếc đèn sáng trên tay để đi rước đèn. Lộ trình của bọn em sẽ đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là anh chị thanh niên. Mỗi anh chị sẽ cầm theo một cái trống để đánh từng bài một rất đồng điệu. Rồi có chị sẽ bắt cái để chúng em hát nhiều bài thiếu nhi khác nhau. Ở cuối đoàn sẽ có một số người lớn đi theo con mình, rồi cùng lên đình phá cỗ. Ban đầu, đoàn sẽ chia làm 2 hàng, nhưng chỉ một lúc sau, các bạn đã nháo nhào chạy lại gần nhau hơn để nói chuyện, cười nói vui vẻ.

Khi lên đến đình, một mâm ngũ quả, những đĩa bánh kẹo, hoa quả đã được bày sẵn. Chúng em nhanh chóng ngồi vào từng bàn ổn định. Chị Bí thư của làng sẽ là người dẫn chương trình, chú Cuội và chị Hằng xuất hiện rồi phát quà cho chúng em. Rồi khi bắt đầu phá cỗ, những tiết mục văn nghệ cũng bắt đầu. Xen kẽ là những trò chơi lạ được các anh chị sắp xếp từ trước. Chúng em chơi với nhau rất vui và trở về nhà khi trăng đã lên cao.

Ngày hội năm nào cũng để lại cho em những kỷ niệm khó quên. Những cảm xúc khác nhau khi trải qua từng năm là khi em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của em.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 7

Đêm rằm trung thu, chiếc loa phát thanh của bác trưởng thôn đã vang lên. Kêu gọi các bạn nhỏ thân mến hãy đi đến sân nhà văn hóa để chúng ta cùng nhau phá cỗ. Em cùng các bạn của mình xin phép bố mẹ và chạy ra đi cùng các bạn. Chúng em vừa đi vừa nói chuyện và hát ca rất là vui vẻ. Ngày lễ trung thu ở quê em tổ chức rất là nhiều chương trình văn nghệ vui tươi. Đi thêm một đoạn là các anh chị thanh niên xung kích đang tổ chức múa lân cho mọi người cùng thưởng thức. Hai chú lân màu đỏ và màu vàng bắt mắt nhún nhảy không ngừng theo nhịp trống và người khua chiêng. Ai ai cũng thích thú với những tiết mục vui nhộn như thế này. Mọi người đều hào hứng và chăm chú dõi theo tròn rộng rãi thoáng mát. Trên bàn được bày sẵn rất nhiều hoa quả và bánh kẹo. Chúng em tha hồ liên hoan và thưởng thức cùng nhau. Kế tiếp là những tiết mục văn nghệ, ca nhạc do mọi người tự đóng góp. Em và bạn thân của mình cũng xin được góp vui ca khúc tiếng anh Rain away do chúng em vừa tập được mấy ngày hôm nay. Mọi người cỗ vũ nhiệt tình làm cho chúng em thêm tự tin và mạnh dạn hơn rất nhiều. Sau đó, chúng em cùng nhau đi rước đèn. Cả đám tập trung và cầm đèn lồng đi xung quanh làng xóm. Vừa đi vừa hát ca những bài hát về trung thu quen thuộc. Tiếng nhạc từ loa phát thanh cũng rộn ràng cả lên. Chưa bao giờ em cảm nhận rõ ràng về sự đông đúc và nhộn nhịp y như lúc này. Không khí ấm áp bao trùm xung quanh tất cả mọi người. Ai cũng xem nhau như người nhà vậy, tràn ngập tình thân. Chính vì vậy em rất thích ngày lễ trung thu trên quê hương mình.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 8

Đêm nay trăng tròn và sáng vô cùng. Và đêm nay cũng là đêm trung thu náo nhiệt mà em vẫn chờ đợi từ lâu. Ngay từ chiều, đi học về em đã cùng chị phụ giúp mẹ chuẩn bị cho mâm cúng trăng rằm tối nay. Hai chị em giúp mẹ rửa sạch hoa quả và bày biện ra đĩa. Mẹ khen chúng em ngoan ngoãn đã biết giúp đỡ mẹ trong công việc hằng ngày. Như mọi năm, sau khi ăn cơm tối xong xuôi. Em và chị lại cùng nhau cầm theo đèn lồng của mình và ra ngoài đường vui chơi cùng các bạn. Chúng em cùng các bạn nhỏ quanh đấy rủ nhau đi rước đèn và tham gia vào lễ hội trung thu tại ủy ban. Rất nhanh thôi, trước mắt chúng em đã hiện ra hình ảnh của một tòa lâu đài tràn ngập ánh sáng và bắt mắt. Tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ những chiếc loa lớn chao ôi thật hoành tráng. Hội trường trong ủy ban cũng đã chật kín người từ lâu. Ai ai cũng háo hức để tham gia vào lễ hội tối nay cùng tất cả mọi người. Chúng em cùng nhau chạy lên góc sân đằng trước để xem được sân khấu một cách rõ ràng nhất. Mở màn là tiết mục ca hát của chị hằng và chú cuội vô cùng sôi động và hấp dẫn. Kế tiếp đó là những màn ảo thuật được các chú mang đến sân khấu ngày hôm nay. Còn có rất nhiều tiết mục đặc sắc khác nữa. Bên ngoài sân khấu là khu vui chơi dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều trò chơi quen thuộc như vòng đu quay, xích đu, cưỡi ngựa hoặc là tô màu lên tượng trắng, … Em cùng chị tham gia nhà bóng. Hai chị em nhảy nhót, chơi thật là vui.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 9

Ngày hội em nhớ mãi là đêm hội “trung thu rước đèn họp bạn” hồi năm ngoái. Vừa mới chập choạng tối, em đã nghe bạn bè trong xóm gọi nhau í ới. Em được mẹ mua cho một cái đèn lồng hình con bướm và một hộp đèn cầy. Khi nghe thấy tiếng trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em xách đèn chạy ra, nhập vào đoàn quân tí hon của chúng em tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm, rồi quay thành vòng tròn quanh bãi. Hàng chục chiếc đèn lồng đủ màu, đủ sắc, chiếc thì hình con cá, chiếc hình con bướm, ngôi sao… chao qua, chao lại trên sân cỏ. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành một hàng dài đi vòng quanh xóm. Đi đến đâu, trống kèn vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cổ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, trái cây, vừa biểu diễn văn nghệ. Em cũng tham gia một bài và được mọi người vỗ tay nồng nhiệt. Đêm hội thật là vui!

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 10

Tối hôm nay là lễ hội trung thu mà em vẫn luôn mong chờ suốt bao lâu nay. Từ buổi chiều, em và các bạn đã háo hức mong chờ sao cho thật nhanh đến buổi tối. Và cuối cùng theo mong ước của chúng em, trời cũng dần về đêm.

 

 Đúng bảy giờ tối, em đã mặc bộ áo quần mẹ mới mua, tay cầm theo chiếc đèn ông sao xinh xắn, có mặt tại đầu làng - nơi bắt đầu lễ rước đèn. Chỉ thoáng cái, cả bãi trống đã đứng kín các bạn nhỏ khác. Theo chỉ dẫn của chị đoàn viên, chúng em xếp thành cột dọc, cùng nhau đi rước đèn. Hôm nay, trăng sáng ngời, đến mức chúng em có thể nhìn rõ cảnh vật và đường đi mà chẳng cần đến đèn đường. Cầm theo những chiếc đèn lồng, đèn ông sao đáng yêu, chúng em tung tăng di chuyển đến nhà văn hóa - nơi phá cỗ. Dọc đường đi, chúng em sung sướng tận hưởng làn gió mát mẻ của đêm hè. Và lắng nghe câu chuyện thú vị về đêm trung thu mà chị gái dẫn đường kể. Chú Cuội, chú thỏ trắng, chị Hằng Nga… lần lượt xuất hiện khiến chúng em thích thú không thôi.

 

Từ lúc nào không ai để ý, điểm phá cỗ đã hiện ra trước mắt chúng em. Lúc này, trăng đã lên đến đỉnh, sáng vằng vặc. Trên sân, mâm cỗ với biết bao nhiêu là món ngon hấp dẫn vô cùng. Trên sân còn có hai anh chị đóng vai chị Hằng và ông Địa nữa chứ. Ông Địa có cái bụng tròn, tay cầm chiếc quạt cứ phe phẩy, vẫy gọi chúng em ngồi vào bàn. Thế là chúng em bắt đầu phá cỗ. Vừa ăn uống ngon lành, chúng em vừa trò chuyện và nô đùa cùng nhau. Vui vẻ vô cùng.

Kết thúc đêm trung thu mà lòng em nuối tiếc vô cùng. Chỉ mong sao, thời gian trôi thật nhanh để em nhanh được đi chơi lễ hội trung thu thêm lần nữa.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 11

Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.

Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu niên nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu...”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.

Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.

Kể về một ngày hội ở quê em – Mẫu 12

Em sinh ra và lớn lên tại quê lúa Thái Bình, mỗi năm có rất nhiều ngày hội, đặc biệt là các ngày hội ở tháng giêng, tháng ba ở khắp nơi. Tuy nhiên lễ hội mà em cảm thấy yêu thích và mong chờ nhất đó chính là lễ hội Trung thu hay còn gọi là Đêm hội trăng rằm. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết đến ngày hội này vì cả nước ở đâu cũng có ngày Tết Trung thu. Vào đúng ngày trăng tròn là ngày 15 tháng 8 âm lịch chính là Tết Trung thu. Ở quê em, học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học sẽ được nghỉ học để vui chơi trong cả hai ngày 14 và 15. Ngày hội Trung thu quê em gồm có hai phần chính, thứ nhất là hội thi diễn văn nghệ và thứ hai là hội thi cắm trại. Chiều ngày 14 các thôn trong xã sẽ cắm trại và làm đèn ông sao trên sân vận động ủy ban xã. Trại của thôn nào cũng đẹp, đầy cờ hoa và đèn sáng nhấp nháy, không thể thiếu ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và mâm ngũ quả. Buổi tối ở khu cắm trại mọi người vui chơi rất động, già trẻ, gái trai đều cùng nhau đến xem hội. Tiết mục đồng diễn và diễn văn nghệ được mọi người mong chờ nhất, các anh chị đồng diễn rất đều và đẹp, các em nhỏ múa rất tự tin lại rất dẻo. Mỗi một tiết mục kết thúc là lại rầm rầm tiếng vỗ tay, reo hò cổ vũ, thực sự rất náo nhiệt. Xung quanh khu biểu diễn và cắm trại là những gian hàng bán đồ ăn nhanh, bán đồ chơi và các trò chơi giải trí rất hấp dẫn và thu hút nhiều người đi chơi hội. Mặc dù chỉ diễn ra trong ít ngày nhưng đối với em, Trung thu là một ngày hội đoàn kết của toàn dân tộc, rất đặc biệt và ý nghĩa.

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Tả cây tre (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây tre (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
897 15 0
TOP 10 mẫu Tả cây lộc vừng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây lộc vừng (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
749 4 0
TOP 10 mẫu Tả cây phượng vĩ (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây phượng vĩ (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
727 24 0
TOP 10 mẫu Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
727 9 0
Tải xuống