19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Toptailieu.vn xin giới thiệu 19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài tập

Câu 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.

D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) tác động thúc đẩy kinh tế công, thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

+ Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

C. Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.

D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền.

Đáp án: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) tác động thúc đẩy kinh tế công, thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

+ Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Đáp án: B

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Câu 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Đáp án: A

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại Anh.

Câu 5. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Đáp án: C

Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là động cơ hơi nước.

Câu 6. Máy hơi nước là phát minh của ai?

A. Giêm Oát.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Đáp án: A

Năm 1769, Giêm Oát đã chế tạo thành công máy hơi nước đơn hướng. Đến nă, 1782, ông chế tạo thành công máy hơi nước song hướng.

Câu 7. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Động cơ hơi nước.

B. Động cơ điện.

C. Đầu máy xe lửa.

D. Máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án: B

Động cơ điện là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Câu 8. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

B. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.

C. Bùng nổ dân số thế giới, vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.

D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề

+ Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.

C. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

D. Quá trình toàn cầu hóa đem lại thời cơ cho các nước.

Đáp án: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề

+ Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

Câu 10. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Đáp án: C

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 11. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. Ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Đáp án: B

Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

Câu 12. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Đáp án: D

Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là động cơ điện.

Câu 13. Bóng đèn điện là phát minh của ai?

A. Giêm Oát.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Đáp án: D

Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện.

Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Động điện.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Ô tô, máy bay.

D. Máy điện tín.

Đáp án: B

Máy kéo sợi Gien-ni là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Câu 15. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.

B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.

C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.

Đáp án: A

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải.

C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin.

Đáp án: D

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Đáp án: B

- Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với xã hội

+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

+ Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

+ Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Đáp án: A

- Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với văn hóa:

+ Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

+ Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

+ Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

Câu 19. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời cận đại?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Tháp Ép-phen.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Đáp án: C

Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng.

Lý thuyết

I. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

a) Bối cảnh lịch sử

- Diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra nhiều quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp trong bối cảnh có nhiều thuận lợi:

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công, nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa);

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên;

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp.

+ Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.

b) Những thành tựu cơ bản

- Những tiến bộ về kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong các ngành dệt, luyện kim và giao thông vận tải; đầu tiên là những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc trong ngành dệt.

- Những thành tựu tiêu biểu:

+ Năm 1733, Giôn Cay sáng tạo ra con thoi bay

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni

+ Năm 1769, Ri-chác Ác-rai chế rạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt chạy bằng hơi nước

- Ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Năm 1784, Hen-ri Cớt đã phát minh ra lò luyện quặng theo phương pháp Put-đinh

+ Năm 1804, Ri-chác Tơ-re-vi-thích sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy trên đường ray

- Những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh từng bước lan sang các quốc gia khác ở châu Âu và Mỹ:

+ Ở Mỹ, năm 1807, Rô bớt Phon-tơn chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên.

+ Ở Bỉ, quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra vào đầu thế kỉ XIX với trọng tâm là ngành luyện kim (thép), khai mỏ (than đá) và dệt.

+ Ở Pháp, do tác động của cách mạng tư sản và những bất ổn chính trị, cách mạng công nghiệp diễn ra khá muộn. Phải đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp mới cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

II. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

a) Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).

- Cuộc cách mạng này diễn ra trong bối cảnh nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên khá phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh,...

- Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...

19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (ảnh 1)

b) Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.

+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.

+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

+ Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (ảnh 2)

III. Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

a) Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế

- Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,...

- Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.

b) Tác động về mặt văn hóa, xã hội

- Tác động về xã hội:

+ Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân, tiêu biểu như: Luân Đôn, Man-chet-xtơ, Pa-ri, Béc-lin,...

+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản

- Tác động về văn hóa:

+ Đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.

+ Đời sống văn hoá tinh thần của người dân phong phú và đa dạng hơn

+ Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh,...

- Hạn chế:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...

19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 8 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (ảnh 3)

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông

Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây

Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
888 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 10
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18

Tìm kiếm

Tải xuống