19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 9 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Toptailieu.vn xin giới thiệu 19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 9 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

19 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 9 (có đáp án 2023): Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài tập

Câu 1. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Mạng Internet.

B. Động cơ điện.

C. Máy tính điện tử.

D. World Wide Web.

Đáp án: B

Động cơ điện là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Câu 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

B. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ tại châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.

C. Trong các công trường thủ công có nhiều tiến bộ lớn về kĩ thuật sản xuất.

D. Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển.

Đáp án: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

+ Kế thừa thành tựu rực rỡ từ 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước.

+ Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

+ Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

+ Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,… đặt ra những yêu cầu mới.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ cho các nước.

C. Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,…

D. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Đáp án: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

+ Kế thừa thành tựu rực rỡ từ 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước.

+ Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

+ Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

+ Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,… đặt ra những yêu cầu mới.

Câu 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ

A. đầu thế kỉ XVIII.

B. đầu thế kỉ XIX.

C. đầu thế kỉ XX.

D. đầu thế kỉ XXI.

Đáp án: D

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ đầu thế kỉ XXI. Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp,… tiếp tục là những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng này.

Câu 5. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc điểm cơ bản là

A. ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào cơ giới hóa sản xuất.

D. vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Đáp án: D

Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Câu 6. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Đáp án: B

Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data).

Câu 7. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, vơi cạn tài nguyên.

B. Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở châu Âu và Bắc Mỹ.

C. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

D. Khủng hoảng tài chính, nợ công,… đang diễn ra nghiêm trọng.

Đáp án: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

+ Tiền đề từ những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

+ Những nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

+ Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới

+ Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên

+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

B. Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

C. Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên.

D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức đối với các nước.

Đáp án: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

+ Tiền đề từ những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

+ Những nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

+ Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới

+ Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên

+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.

B. Nửa sau thế kỉ XIX.

C. Nửa sau thế kỉ XX.

D. Nửa đầu thế kỉ XXI.

Đáp án: B

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa sau thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó nhanh chóng phát triển ở các nước khác, như: Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,…

Câu 10. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Đáp án: D

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa sau thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó nhanh chóng phát triển ở các nước khác, như: Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,…

Câu 11. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Đáp án: A

Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không. Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất.

Câu 12. World Wide Web (WWW) là phát minh của ai?

A. Tim Béc-nơ-ly.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Đáp án: A

Tim Béc-nơ-ly đã sáng tạo ra một công cụ đơn giản và hầu như miễn phí để thu thập thông tin từ Internet - một giao thức mang tên World Wide Web (WWW)

Câu 13. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân là

A. Asimo.

B. Chihira Aico.

C. Qrio.

D. Sophia.

Đáp án: D

Sô-phi-a là một rô-bốt được chế tạo và thiết kế năm 2015 mang hình dáng giống con người. Ngày 25-10-2017, Sô-phi-a là rô-bốt đầu tiên được Chính phủ Ả-rập Xê-út cấp quyền công dân như con người. Đây là sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại.

Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Dữ liệu lớn.

B. Máy bay.

C. Internet kết nối vạn vật.

D. Trí tuệ nhân tạo.

Đáp án: B

Máy bay là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Câu 15. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

A. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

B. Dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân hiện đại.

C. Thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc xích lại gần nhau hơn.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.

Đáp án: A

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp hiện đại:

+ Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

+ Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

+ Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin

+ Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những trụ cột chính của toàn cầu hóa?

A. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.

B. Vai trò và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

C. Mạng lưới và hệ thống trụ sở lao động toàn cầu.

D. Giảm sự lệ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Đáp án: D

- Những trụ cột chính của toàn cầu hóa:

+ Mạng lưới thông tin toàn cầu

+ Mạng lưới hệ thống siêu thị toàn cầu

+ Mạng lưới và hệ thống trụ sở lao động toàn cầu.

+ Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.

+ Vai trò và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

A. Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.

B. Tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước.

C. Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin (văn minh trí tuệ).

Đáp án: B

- Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với xã hội

+ Dẫn tới sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn

+ Làm tăng khoảng cách giàu - nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với đời sống văn hóa?

A. Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.

B. Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.

C. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.

D. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Đáp án: A

- Tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với văn hóa:

+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người

+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn

+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất

+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.

Câu 19. Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại có tác động tiêu cực nào đối với đời sống văn hóa?

A. Mở rộng giao lưu giữa con người với con người.

B. Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất.

C. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

D. Thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn.

Đáp án: C

- Tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với văn hóa:

+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như: máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống Internet…

+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”

+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống

+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

Lý thuyết

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

1.1. Bối cảnh lịch sử

Thời gian: Nửa sau của thế kỉ XX

Bối cảnh:

- Thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ hai

- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần

- Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh

- Nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.

- Khủng hoảng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. 

- Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

Cuộc cách mạng công ghiệp lần thứ ba còn gọi là cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. 

1.2. Những thành tựu cơ bản

Thành tựu cơ bản là tự động hóa dựa vào máy tính, internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử, chế tạo vật liệu mới, chinh phục cũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…

Thành tựu

Thời gian

Quốc gia

Vai trò

Ứng dụng

Máy tính

Năm 1946

Mỹ

- Tự động hóa trong quá trình sản xuất.

- “làm việc’, “nghĩ” thay con người.

Nhiều lĩnh vực, ngành nghề được điều khiển bằng máy tính

Internet

Năm 1957

Mỹ

- Năm 1969 được khai thác sử dụng. 

- Năm 1991, giao thức www đi vào hoạt động, web và internet phát triển

Sự ra đời cuộc cách mạng số hóa

Công nghệ thông tin

 

Toàn cầu

- Lưu giữ, bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. 

- Liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu. 

Hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu

Thiết bị điện tử

   

- Chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hóa trong các quá trình công nghệ, kiểm tra sản phẩm.

- năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. 

Nhiều thiết bị được chế tạo: điện thoại, tivi, ra-đa, kính thiên văn, vệ tinh nhân tạo, tia X-quang….

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 

2.1. Bối cảnh lịch sử

Thời gian: Thế kỉ XXI

Bối cảnh: 

- Thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó

- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.

- Toàn cầu hóa đem lại cơ hội và thách thức với các nước.

- Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,…

=> Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 2.2. Những thành tựu cơ bản

Thành tựu

Vai trò

Ứng dụng

Trí tuệ nhân tạo

- Giúp con người tiết kiệm sức lao động

- Đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế.

- Nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,…

Internet kết nối vạn vật

Kết nối nhiều công nghệ và nhiều nền khác nhau. 

- Điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm trực tuyến…

Dữ liệu lớn

- Phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ. lưu trữ, truyền nhận, truy vấn và tính riêng tư…

Sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục đào tạo. 

Công nghệ sinh học

- Chọn tạo giống cây trồng mang đặc tính mới

- Chế biến, bảo quản thực phẩm

Sản xuất chế phẩm sinh học

- Y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh.

- Xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,..

- Công nghệ gen, nuôi cấy mô và nhân bản

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác: rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, vật liệu mới, điện toán đám mây…

3. Ý nghĩa, tác động của các cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

3.1. Ý nghĩa

- Tăng trưởng nền kinh tế

- Tạo ra ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

- Giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. 

- Đã đưa nhân loại sang nền văn minh thông minh.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực nền kinh tế thế giới. 

3.2. Tác động 

Nội dung

Tích cực

Tiêu cực

Xã hội

- Xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại

- Công nhân giữ vai trò là lực lượng chính trị-xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị.

Khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

- Xói mòn bản sắc văn hóa , giá trị truyền thống các cộng đồng

Văn hóa

- Mở rộng mối giao lưu

- Đưa tri thức thâm nhập vào nền sản xuất vật chất.

- Tác động đến xu hướng tiêu dùng

- Cọn người lệ thuộc vào công nghệ, máy tính, điện thoại thông minh, internet. 

- Văn hóa "lai căng"

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây

Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.1 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 12 10
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18

Tìm kiếm

Tải xuống