20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Tải xuống 7 0.9 K 2

Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bài tập

Câu 1: Điền vào chỗ trống: Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã .......... trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.

A. Chia năm sẻ bảy. 

B. Chung vai sát cánh.

C. Đấu đá lẫn nhau.

D. Nội chiến.

Đáp án: B

Câu 2: Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.

A. Cơ bản.              

B. Quan trọng              

C. Sống còn.                 

D. Then chốt.

Đáp án: C

Câu 3: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là:

A. Tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Yêu cầu mở rộng lãnh địa.

C. Yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu phát triển kinh tế.

Đáp án: C

Câu 4: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?

A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.

B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước.

D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Đáp án: B

Câu 5: Đâu là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

A. Lòng căm hận kẻ thù.

B. Khối đại đoàn kết dân tộc

C. Khối liên minh công nông.

D. Tinh thần chống giặc ngoại xâm.

Đáp án: B

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.

B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.

D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

Đáp án: C

Câu 7: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: 

A. Tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.

B. Thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

C. Tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.

D. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.

Đáp án: D

Câu 8: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.

A. Chiến lược.            

B. To lớn.          

C. Sách lược.                   

D. Cơ bản.

Đáp án: A

Câu 9: Điền vào chỗ trống: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ ........................... lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

A. Vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ.

B. Đấu đá, tranh giành.

C. Hoà hợp, tương trợ và tôn trọng.

D. Vừa xạnh tranh vừa tôn trọng.

Đáp án: C

Câu 10: Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?

A. Hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.

B. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.

C. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.

Đáp án: C

Câu 11: Tổ chức nào có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội cựu chiến binh Việt Nam.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Hội phụ nữ Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 12: Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?

A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.

D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đáp án: A

Câu 13: Điền vào chỗ trống: Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định các ............ là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. 

A. Nguyên lí hoạt động.

B. Nguyên tắc cơ bản

C. Cương lĩnh chính trị.

D. Lí luận cơ bản.

Đáp án: B

Câu 14: Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?

A. Tôn giáo.           

B. Dân tộc.                

C. Mặt trận.                 

D. Xã hội.

Đáp án: B

Câu 15: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam? 

A. Các dân tộc Việt Nam đều có quyền ngang nhau.

B. Các dân tộc cùng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần.

C. Nâng cao tinh thần đoàn kết,

D. Phát huy truyền thống đoàn kết

Đáp án: A

Câu 16: Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?

A. Chăm sóc y tế.

B. Giáo dục và đào tạo.

C. Xây dựng hệ thống giao thông.

D. Xây dựng các công trình văn hóa.

Đáp án: B

Câu 17: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam? 

A. Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.

B. Các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.

C. Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặ

D. Các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.

Đáp án: D

Câu 18: Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc?

A. Các tổ chức chính trị -  xã hội.

B. Các tổ chức xã hội đoàn thể.

C. Bộ máy nhà nước.

D. Các đảng phái chính trị.

Đáp án: C

Câu 19: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào?

A. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

B. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.

C. Vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

D. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.

Đáp án: D

Câu 20: Điền từ vào chỗ trống: Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng ................... Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.

A. Đồng bằng.

B. Các xã, phường, thị trấn.

C. Dân tộc và miền núi.

D. Vùng nông thôn.

Đáp án: C

Lý thuyết

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

* Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ tổ quốc.

- Có đường lối đúng đắn, và được tổ chức, tập hợp tinh thần tự lực, tự cường. 

- Đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

- Trong thời kỳ hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng phát triển xây dựng, phát triển đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tàng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp, cộng đồng người Việt trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam (ảnh 2)

* Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

- Chính sách dân tộc được nhất quán theo nguyên tắc: “ Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

* Nội dung cơ bản

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.6 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 6 18

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống