Top 50 bài Phân tích văn bản Bài toán dân số

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Phân tích văn bản Bài toán dân số hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Phân tích văn bản Bài toán dân số 

Dàn ý Phân tích văn bản Bài toán dân số

 1. Mở bài

- Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu

- Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó

2. Thân bài

a. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây

- Trình bày quan điểm người viết:

+ Lúc đầu: không tin

+ Sau đó: “sáng mắt ra”

⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

b. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số

- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được

⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng

- Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh

- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

+ Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn

+ Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

c. Lời đề nghị của tác giả

- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc

- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

3. Kết bài

- Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục

- Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân

Video phân tích văn bản Bài toán dân số

Video Phân tích văn bản Bài toán dân số

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 1

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.

Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.

Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.

Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 2

Quá khứ với hiện tại, hôm qua và hôm nay nằm trong sự phát triển liên tục của thời gian, có sự kế thừa và nâng cấp. Đó là quy luật khách quan để tồn tại của con người. Bởi thế, nếu phủ nhận quá khứ, thì đó là một sai lầm tai hại. Tuy nhiên, chiếc cầu nối giữa hôm nay với hôm qua có hai hình thức: hoặc là những hồn ma (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du...) hoặc là lời tiên tri của các nhà thông thái. Nếu hình thức thứ nhất nặng về nhận thức cảm tính như một ám ảnh mơ hồ thì hình thức thứ hai lí tính hơn, khách quan hơn, nó gần như một quy luật. Bởi thế, cách tiếp nhận nó cũng không giống nhau.

Ở hình thức thứ nhất, đó là giao tiếp tức thời dưới dạng giấc mơ, còn hình thức thứ hai lại tự con người phát hiện dưới dạng những văn bán ngầm có khi từ những vật vô tri, có khi từ ý nghĩa ngụ ngôn của những câu chuyện kể. Sự trùng hợp ngẫu nhiên từ những vật vô tri hay những câu chuyện kể ấy, phải thông qua những trải nghiệm, hoặc những thao tác tư duy rất hiện đại của con người mới phát hiện ra đó là chân lí vĩnh hằng. Cảm nhận của tác giả bài văn chính là từ góc nhìn không ngờ, bất chợt ấy.

Tâm trạng nửa tin nửa ngờ ở đây là có thật. Bởi làm sao câu chuyện dân số của hôm nay (vài chục năm nay) lai có liên quan đến một câu chuyện kén rể của hàng "dăm bảy ngàn năm về trước" ? "Tôi không tin...", "ai mà tin"..., một cách nói ngập ngừng khi con người ta đến gần một vầng hào quang trí tuệ. Câu chuyện làm cho tác giả bài văn "sáng mắt ra" không khác câu chuyện ngày xưa Cri-xtốp Cô-lông tìm ra châu Mỹ không phải là không có căn cứ. Chỉ có điều căn cứ ấy không từ những mệnh đề lí thuyết trừu tượng của tư duy. Sự liên tưởng, do vậy thật là lí thú. Lập luận thật bất ngờ và giàu sức thuyết phục, về cơ bản là hai câu chuyện có một cấu trúc vận động giống nhau và kèm theo sau đó là những tư liệu tham khảo để người đọc tự hoàn thành công đoạn cuối cùng: Biến khả năng thành hiện thực. Hiện thực ấy lại là một hậu quả khôn lường.

Hai câu chuyện song trùng giữa một bài toán cổ và một bài toán hôm nay: vấn đề dân số. Cái dich của hai câu chuyện giống nhau dù hai đề tài khác nhau: hành trình của con người đi tìm hạnh phúc. Ở câu chuyện thứ nhất: để làm rể nhà thông thái, các chàng trai phải có một tiềm lực khổng lồ đủ số thóc rải vào 64 ô trên bàn cờ tướng. Yêu cầu đó tưởng như chẳng có gì là khó, "ai cũng tưởng có gì mà không đủ", nhưng rốt cục, ai cũng ngớ người ra (để rải đủ 64 ô, chàng trai trúng tuyển phải có đủ một lượng thóc phú kín bề mặt trái đất). Đúng là câu đố của một "nhà thông thái" ! Nhưng vấn đề có tính chất toán học kia chẳng có ý nghĩa bao nhiêu nếu nó không liên tưởng đến một bài toán khác, bài toán vể dân số của loài người.

Bài toán về dân số của loài người vừa giống lại vừa khác câu chuyện kén rể của người xưa. Điểm giống nhau là tốc độ gia tăng của cấp số nhân có công bội là 2, còn sự khác nhau là ở chiều hướng của sự gia tăng ấy, ở câu chuyện thứ nhất: càng tăng nhanh càng tốt, còn ở câu chuyện thứ hai: càng chậm càng hay. Vấn đề là ở chỗ: cả hai cái đích trên đây đều khó. Bài toán vể dân số loài người không dễ hơn việc được làm rể nhà thông thái bởi tính chất lưỡng phân, bởi mâu thuẫn khó dung hoà giữa tốc độ phát triển tự nhiên và ý chí con người kìm nén nó.

Dường như, do phát triển theo khuynh hướng tự nhiên và đã có kiềm chế, dân số loài người từ một cặp vợ chồng (một chàng A-đam, một nàng Ê-va - theo Kinh Thánh), đến năm 1995 đã lên tới 5,63 tỉ người, nghĩa là đã đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ tướng. Đó là hiểm hoạ. Ây là chưa kể nguy cơ bùng nổ dân số có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nhất là với các nước chậm phát triển ở hai khu vực châu Á và châu Phi. Từ 3,7 con đến 2 con cho mỗi cặp vợ chồng Việt Nam là một chỉ tiêu phấn đấu đã "rất khó khăn". Ở các nước châu Phi, từ 5,8 con đến 2 con, khó khăn càng trở nên gấp bội.

Nếu phần thân bài là những thao tác tư duy tính toán thì phần kết bài vẫn là những số liệu băn khoăn. Đất chật, người đông, tự nó sẽ huỷ diệt. Khi đất dành cho mỗi con người chỉ còn là diện tích một hạt thóc (ô thứ 64 trên bàn cờ tướng), trái đất chác sẽ nổ tung mà ngòi nổ chính là sự gia tăng dân số mà con người không tự kiềm chế được. Đừng để xảy ra thảm hoạ, đó là lời cảnh báo cho cả loài người, không loại trừ một ai. Nó nghiêm khắc và răn đe như một định mệnh.

Về bản chất, đây là một bài văn nghị luận. Nhưng cách thuyết phục của nó không thiên về lí thuyết, lập luận cũng đơn giản nhẹ nhàng nhưng sức cảm hoá của bài văn lại không nhỏ. Từ những con số khách quan im lặng - có khi từ ngàn năm, lần đầu tiên nó dược đánh thức để nói với chúng ta những điều hộ trọng về sự còn mất của chính chúng ta, vấn đề "tồn tại hay không tồn tại" như bi kịch Ham-lét của Sếch-xpia thời Phục hưng đặt ra trong một hoàn cảnh khác, về một vấn để khác cũng quan trọng không kém về con người và sự sống của con người với quy mô toàn nhân loại.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 3

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình) thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kể của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyện kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muôn nêu lên.

Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1). Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

Các nước được kể trong văn bản thuộc hai nhóm:

- Châu Phi: Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca.

- Châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

Có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa nêu trên là những nước dân số tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 4

Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích trình bày nguy cơ gia tăng dân số. Tính trong điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, dân số thế giới đã gia tăng đến mức đáng lo ngại. Nhưng “trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rât nhiều con”.

Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

Ở các châu lục còn nhiều nước chậm phát triển như châu Phi và châu Á, nguy cơ đó càng đáng sợ bởi sự phát triển xà hội không theo kịp tốc dộ gia tăng dân số, đời sống con người càng khó khăn hơn. Nếu không điều chỉnh được tỉ lệ gia tăng dân số, sẽ đến lúc ‘‘mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, tức là con người không còn đất đai để sinh sông, và cũng không còn cái để sống.

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một hài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân sô đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

“Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 5

Bài văn “Bài toán dân số” của tác giả Thái An là một bài văn thuyết minh xen lẫn với tự sự. Khi đọc tác phẩm này người đọc cảm thấy thú vị khi câu chuyện và sự việc được nêu trong bài văn có liên quan đến mình và gia đình mình mà mình chưa từng nghĩ tới. Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người về “bài toán dân số”.

Phần mở bài được viết theo kiểu văn tự sự, trước tiên tác giả đã không tin rằng “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” bởi theo suy luận, thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm về trước, khi ấy con người còn quá thưa thớt, chưa cần đến việc đặt ra bài toán dân số. Hơn nữa những vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình mới được đặt ra khoảng vài chục năm gần đây. Nhưng thực ra, về sau tác giả đã nhận ra sự thiếu sót của mình mà tâm sự “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…”.

Tác giả đã rất khéo léo dùng lối văn kể tự sự để dẫn dắt vào văn thuyết minh. Sự việc mấu chốt đã được nêu lên đó là “câu chuyện này”. Thái An đã đi vào mạc h văn kể, hai câu chuyện song trùng giữa một bài toán cổ và một bài toán của ngày nay đó là cùng nói về vấn đề dân số. Dù đề tài của hai câu chuyện là khác nhau nhưng đều giống nhau đó là hành trình đi tìm hạnh phúc của con người. Câu chuyện thứ nhất, các chàng trai kén rể phải có đủ số thóc khổng lồ rái vào 64 ô cờ tướng, ai cũng tưởng có gì mà không đủ nhưng cuối cùng để rải được kín 64 ô cờ thì lượng thóc ấy đủ để rải kín mặt đất. Bài toán về dân số của con người cũng giống như chuyện kén rể của nhà thông thái kia, điểm giống nhau đó là sự gia tăng theo cấp số nhân có công bội là 2.

Điểm khác nhau đó là chiều hướng của sự gia tăng ấy, câu chuyện thứ nhất thì càng tăng nhiều càng tốt nhưng câu chuyện thứ hai thì càng tăng chậm càng hay. Tuy nhiên bài toán về dân số loài người mang tính chất mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển tự nhiên và ý chí của con người kìm nén nó. Dân số loài người từ một cặp vợ chồng là A-dam và E-va tới 1995 đã là 5,63 tỉ người (ô thứ 30 của bàn cờ tướng). Đó là một hiểm họa, chưa kể nguy cơ bùng nổ dân số còn có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nhất là các nước phát triển như Châu Á và Châu Phi. Khi đất dành cho mỗi con người chỉ còn là một hạt thóc (ô thứ 64 trên bàn cờ tướng) thì Trái đất có lẽ không thể tồn tại nữa. Nó sẽ xảy ra nếu con người không tự kiềm chế được sự gia tăng dân số. Đừng để hiểm họa đó xảy ra đó là lời cảnh báo nghiêm trọng đối với cả loài người.

Bài văn mang bản chất là văn nghị luận nhưng cách thuyết phục không hề thiên về lý thuyết, cách lập luận đơn giản, nhẹ nhàng, có sức cảm hóa. Từ những con số im lặng, nó đã được đánh thức để cảnh báo với chúng ta về những hiểm họa trong sự sống còn của con người.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 6

Đọc bài văn thuyết minh xen lẫn tự sự của Thái An, người đọc chợt ngỡ ngàng đến thú vị. Ngỡ ngàng vì tác giả nêu sự việc có liên quan đến mình, gia đình mình, … mà mình không nghĩ tới. Thú vị là ở chỗ Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người, nhất là với những ai đã nên vợ nên chồng, về "bài toán dân số”, bởi đặc tính sinh hoạt của con người khác với muôn loài.

Bài văn có 5 đoạn: đoạn đầu là phần mở bài, đoạn cuối là phần kết luận. Phần mở bài được viết bằng lối văn tự sự nêu thẳng vấn đề: "Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”. Thái An đã không tin điều này. Điều ấy cũng đúng thôi vì thời cổ đại là thời cách nay dăm bảy ngàn năm về trước, lúc ấy số lượng người còn quá thưa thớt thì người cổ đại đặt ra “bài toán dân số” để làm gì mới được chứ! vả lại “vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay” nên tác giả không tin là phải. Nhưng đó chỉ là phản ứng trước mắt có tính nhất thời. Hay nói đúng hơn là nghệ thuật nhận sự thiếu sót về mình trước khi trình bày cái đúng của vấn đề, như Thái An tâm sự: "Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra” …”.

Cái khéo của tác giả là dùng lối văn tự sự làm phần mô bài rồi dẫn qua lối văn thuyết minh ở phần thân bài bằng cách nêu một sự việc mấu chốt. Sự việc mấu chốt ở đây là “câu chuyện này”. Thế là “câu chuyện này” trở thành dẫn chứhg để thuyết minh cho sự việc “bỗng sáng mắt ra” điều mà lúc đầu Thái An đã không tin. Và Thái An đi vào mạch văn kể. "Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ồng yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán sẽ là chồng cô gái”. Tất nhiên không có chàng trai nào có đủ số thóc đặt vào 64 ô cờ để trở thành chàng rể của nhà thông thái, bởi vì "số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này”. Khi đặt ra bài toán để kén rể, nhà thông thái thời cổ đại có nghĩ đến sự gia tăng dân số hay không thì không biết, nhưng với Thái An, khi kể lại, thì câu chuyện này có ẩn dụ về bài toán dân số.

Thái An lại viện dẫn Kinh thánh, sách giáo lí của đạo Ki-tô, để thuyết minh thêm vài bài toán dân số một cách cụ thể: không là số thóc mà là số người, con người sinh sôi nảy nở trong một khoảng thời gian cụ thể. Thái An cho người đọc biết: “khi khai thiên lập địa, Trái Đất này chỉ có hai người: một chàng A-đam và một nàng E-va; thì đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người”. Dù A-đam và E-va là nhân vật có thật hay không thì vẫn không ảnh hưởng gì đến thực tế nam nữ trở thành chồng vợ và sự gia tăng dân số: từ hai người vào thưở khai thiên lập địa tới 5,63 tỉ người vào năm 1995, mà theo bài toán của nhà thông thái cổ đại kia thì số người đã ở vào ô thứ 30, với điều kiện là mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có 2 con. Thế nhưng trong thực tế thì không như thế vì “một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con”. Và tác giả đưa ra con số thống kê do hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 công bố thì “tỷ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; Tan-da-ni-a: 6,7; Ma-đa-gát-xca: 6,6 …

Tính chung toàn châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7”. Và tác giả còn cho biết thêm “với tỉ lệ hàng năm tăng 1,43% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số của hành tinh chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”. Với tỉ lệ 1,73% và 1,57%, tức là dưới 2% mà chỉ 20 năm sau (1995-2015) dân số thế giới tăng tới trên 1,3 tỉ thì với con số tỉ lệ phụ nữ sinh con ở trên đều gấp đôi hoặc gấp ba tỉ lệ 2% thì tới năm 2015 dân số thế giới chắc chắn sẽ trên 7 tỉ. Còn nếu tính đổ đồng về sự tăng dân số theo ô bàn cờ của nhà thông thái thì cứ 20 năm dân số lại ở vào ô kế tiếp. Nếu 2015 dân số ở ô 31 thì 660 năm sau, tức là năm 2675 dân số thế giới sẽ ở ô cuối cùng, ô 64! 660 năm cứ tưởng là dài so với đời một người, còn so với sự vĩnh cửu của nhân loại thì con số ấy là một đe đọa, là một cảnh báo “không tồn tại” của nhân loại quá rõ ràng, bởi vì tới lúc ấy diện tích dành cho mỗi con người trên mặt Trái Đất chỉ bằng diện tích một hạt thóc!

Phần kết luận của Bài toán dân số chỉ có 3 câu văn ngắn: Một câu mang ý kêu gọi, một câu mang ý thúc đẩy hành động, còn câu cuối nêu hậu quả của việc con người có hành động hay không. Nếu không hành động, diện tích mỗi người dành cho mặt đất trong tương lai chỉ bằng diện tích một hạt thóc. Chỗ không có để ở thì lấy đâ"t .đâu để sản xuất lương thực? Nếu loài người không chung tay hành động ngay từ bây giờ thì viễn cảnh hủy diệt lẫn nhau chắc chắn sẽ xảy ra. Mọi dân tộc trên mặt đất phải quyết tâm tránh viễn cảnh khủng khiếp ấy. “Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt”.

Thái An không nói rõ mỗi người phải làm những gì để “góp phần” vào con đường “tồn tại của chính loài người”, nhưng bạn đọc có thể suy đoán ra từ những con số thuyết minh ở trong bài văn. Trước hết loài người nói chung, mỗi dân tộc nói riêng, phải thay đổi ngay quan niệm sống lạc hậu của mình. Đã là người thì ai cũng muốn ăn no, mặc ấm, được học hành tử tế để mưu cầu hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì không thể có từ quan niệm “Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Một gia đình hai con có cuộc sống tốt hơn gia đình bốn con, gia đình sáu con,… Đó là điều dễ nhận ra trong xã hội hiện nay ở Việt Nam. Khi đã ý thức được hạnh phúc là do chính mình tạo dựng nên thì sẽ thay đổi, và kiên quyết thay đổi quan niệm sống thì sẽ hành động tích cực để mỗi gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Và như thế, “chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn”.

Bài văn tự sự lẫn thuyết minh của Thái An dài một trang sách in, khoảng 700 từ nhưng nội dung của nó liên quan đến mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, và toàn nhân loại. “Tồn tại hay không tồn tại” là vấn đề của con ngựời. Tạo hóa, Trời, Thần không trả lời được câu hỏi ấy, mà chính là con người. Tất nhiên, muôn tồn tại, con người phải thay đổi quan niệm sống, cần phải kế hoạch hóa gia đình để hạn chế gia táng dân số, để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu. Bài văn là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân bản.

Phân tích văn bản Bài toán dân số - Mẫu 7

Bài toán dân số viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự (lập luận là chính). Người viết bắt đầu kể lại câu chuyện về một bài toán cổ nên cách nêu vấn đề nhẹ nhàng và hấp dẫn.

Có thể nói, chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó sẽ là một hiểm họa phải báo động và là vấn đề "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. Để làm sáng tỏ chủ đề chính đã nêu, tác giả đã lập luận theo lôgíc sau: Nếu bàn cờ tướng gồm 64 ô, số thóc trong mỗi ô được tăng theo cấp số nhân, công bội là hai, thì tổng số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín bề mặt trái đất.

Trái đất từ khi bắt đầu chỉ có 2 người, thế mà đến năm 1995 đã có 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ, nếu loài người tăng theo cấp số nhân với công bội là 2 thì tổng dân số vào năm 1995 đã đạt đến ô thứ 30. Đó là đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, khả năng sinh con ở phụ nữ, nhất là châu Á, châu Phi lại chiếm một tỉ lệ rất cao nên việc phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là rất khó khăn. Nếu dân số thế giới tăng theo tỉ lệ hàng năm là 1,73 hoặc 1,57 vào năm 1900 (tức là nhỏ hơn hai) thì tới năm 2015 tổng dân số nhân loại đã hơn 7 tỉ người. "Số dân ấy đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

Nếu cứ để dân số bùng nổ và gia tăng như thế thì chẳng mấy chốc 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn một chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên Trái Đất. Điều đó cũng có nghĩa là loài người muốn tồn tại thì phải hạn chế sự bùng nổ và tốc độ gia tăng dân số.

Như thế có thể thấy bài văn nhật dụng này không chỉ phục vụ cho chủ đề dân số mà còn đề cập đến tương lai của dân tộc và nhân loại. Như vậy để trả lời con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Chúng ta có thể trả lời ngay là: Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ bùng nổ dân số; vấn đề dân số gắn liền với sự đói nghèo hay no ấm, hạnh phúc. Nhưng sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm bằng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo cho nên đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai và tỉ lệ tử vong.

Bài viết nêu rất rõ ý nghĩa của vấn đề dân số. Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thể hiện ở việc thiếu lương thực, thực phẩm, môi trường quá đông đúc, thiếu việc làm.., kết quả dẫn đến nghèo nàn lạc hậu, hạn chế giáo dục. Trong khi đó, giáo dục không phát triển lại tạo nghèo nàn lạc hậu. Đó là cái vòng dẫn đến đói nghèo.

 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
760 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
845 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
664 1 0
Tải xuống