Top 4 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (hay nhất)

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 4 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (hay nhất) sách Kết nối tri thức hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làmvăn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

Top 4 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật

Dàn ý Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật

1. Mở bài:

- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm kì thị người tàn tật.

2. Thân bài:

- Biểu hiện của quan niệm kì thị người tàn tật:

+ Hắt hủi, lăng mạ người tàn tật.

+ Luôn có định kiến khi nhìn nhận người tàn tật.

- Nêu ra nguyên nhân của quan niệm này:

+ Do nhận thức hạn hẹp và suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ.

- Tác hại:

+ Cho thấy nhận thức yếu kém của bản thân.

+ Cản trở người tàn tật hòa nhập với xã hội.

- Lợi ích của việc từ bỏ quan niệm:

+ Giúp họ tự tin và vươn lên trong cuộc sống.

- Giải pháp để từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật.

Video Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật

 

Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: kì thị người khuyết tật

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (mẫu 1)

Những người có hoàn cảnh khó khăn là người phải chịu nhiều nỗi đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống. Thay vì giúp đỡ họ, một bộ phận người lại tỏ ra kì thị, coi thường. Lâu dần, thái độ, suy nghĩ ấy phát triển thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của không ít người trong xã hội hiện nay.

Coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là thái độ thiếu tôn trọng, khinh mạt người có điều kiện và mức sống thấp hơn mình. Những người này thường đặt mình ở vị trí tối cao, thượng đẳng trong xã hội để nhìn cuộc đời bằng con mắt khinh bỉ, thiếu tôn trọng người khác. Thực tế cuộc sống không thiếu những câu chuyện đau lòng về cách con người đối xử với nhau. Cùng đi vào một cửa hàng, nhưng những người mặc quần áo tuềnh toàng, đi xe rẻ tiền lại không được săn đón và chăm sóc nhiệt tình bằng người đeo túi hiệu, ngồi xe hơi.

Nguyên nhân dẫn đến hành động, quan niệm này bắt nguồn từ nhận thức sai lệch và bản chất hẹp hòi, ích kỉ của một bộ phận người. Họ cho rằng bản thân không có nghĩa vụ phải chăm lo, trợ giúp mà công việc ấy thuộc về xã hội, nhà nước và chính phủ sẽ có trách nhiệm trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn. Lối sống thờ ơ, vô cảm đã khiến họ dửng dưng trước sự khổ cực của người khác.

Quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn không chỉ cho thấy sự yếu kém và lối sống vị kỉ của một số người mà còn ngăn trở những người yếu thế này tiếp cận với điều tốt đẹp trong xã hội. Khi gặp những người kì thị, lăng mạ, sỉ nhục mình, họ luôn thấy mặc cảm, tự ti và mất đi niềm tin vào cuộc sống. Xã hội vì thế mà cũng dần trở nên xa cách.

Vì lẽ đó, chúng ta cần thay đổi và từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc từ bỏ quan niệm coi thường người nghèo khổ sẽ cho ta cái nhìn cởi mở hơn về những người vốn dĩ đã “thấp cổ bé họng”. Ta nên cảm thông, đồng cảm trước nỗi đau khổ của người khác. Thái độ tôn trọng người kém may mắn giúp họ dễ dàng vượt lên chính mình và nỗ lực không ngừng vào sự phát triển chung của xã hội, đất nước. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều tấm gương nghèo vượt khó. Họ đã bỏ lại bóng tối sau lưng để tiến về ánh mặt trời. Đó là người nông dân Lâm Văn Chánh, ngụ ở ấp Mỹ Đức, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành. Trước đây, ông từng thuộc diện hộ nghèo do xã quản lí. Đến năm 2016, được sự hỗ trợ của nhà nước, ông đã vay vốn và phát triển mô hình sản xuất theo Chương Trình 135. Sau hơn 3 năm làm việc chăm chỉ, cật lực, tính đến năm 2019, ông đã tự nguyện xin thoát nghèo và đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Có thể nói, ông chính là tấm gương tiêu biểu của người nghèo vượt khó.

Rõ ràng, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn đang từng ngày từng giờ vươn lên khẳng định mình. Để từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần hướng tới cái nhìn khách quan, công nhận nỗ lực của người khác. Ai cũng có quyền được sống và khát khao về một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Chính vì thế, mỗi người hãy nâng cao nhận thức bản thân và san sẻ, trao đi yêu thương thông qua hành động thiết thực. Hàng năm, rất nhiều những chương trình thiện nguyện được tổ chức. Đây là cơ hội để mỗi người đóng góp nguồn lực nhỏ bé của mình để lan tỏa giá trị nhân văn và cải thiện chất lượng sống cho những người nghèo khổ trong xã hội.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ cộng đồng và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc.

Top 4 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (hay nhất) (ảnh 1)

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (mẫu 2)

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi.... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (mẫu 3)

Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động.

Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt. Biết được điều đó nhưng vẫn có rất nhiều người có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người khuyết tật. Tại sao vậy?

Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người.

Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Top 4 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (hay nhất) (ảnh 2)

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật (mẫu 4)

Người tàn tật là những người yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, họ lại bị một số người xung quanh hắt hủi, bỏ rơi. Kì thị người tàn tật là quan niệm xấu cần phải từ bỏ và loại trừ khỏi xã hội hiện nay.

Những người tàn tật phải chịu đựng nỗi đau và khiếm khuyết trên cơ thể. Điều này khiến họ rất khó để có thể hòa nhập với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng. Kì thị người khuyết tật chính là thái độ khinh thường, xa lánh người khuyết tật chỉ vì những khiếm khuyết trên cơ thể của người đó. Pháp luật của Việt Nam quy định rất rõ trong "Luật về người khuyết tật", người khuyết tật cũng giống như mọi người khác, đều bình đẳng trước xã hội và được nhà nước, pháp luật bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp. Do đó, bất kì cá nhân, tổ chức nào có hành vi thiếu tôn trọng, xâm hại đến người tàn tật đều phải chịu hình phạt thích đáng tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Ở ngoài cộng đồng, những người tàn tật bị xúc phạm, lăng mạ bởi những lời lẽ thiếu tôn trọng, bỗ bã. Khó khăn hơn nữa là họ bị đối xử bất công ngay trong chính ngôi nhà mình sinh sống. Họ bị hắt hủi, đánh đập, không nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của người khác.

Vậy lí do nào dẫn đến quan niệm kì thị người khuyết tật? Trước hết, điều này bắt nguồn từ quan niệm của người xưa về người khuyết tật. Một số người cho rằng người tàn tật là hiện thân của những điều xui xẻo, không may mắn. Họ tin vào thuyết nhân quả và nghĩ kiếp trước của người đó ở ác nên kiếp này mới bị trừng phạt. Với người lành lặn, người khuyết tật được xem như là những người không bình thường. Trong mắt mọi người, họ trở thành gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.

Quan niệm kì thị người tàn tật chỉ cho thấy những yếu kém trong nhận thức của cá nhân đối với vấn đề xã hội và cuộc sống. Quan niệm ấy khiến người tàn tật ngày càng trở nên tự ti, không dám đối diện với đám đông. Đồng thời, cản trở họ tiếp cận với các dịch vụ y tế, hoạt động giáo dục, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Vì vậy, chúng ta cần thay đổi và từ bỏ quan niệm này ngay từ hôm nay. Việc từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật sẽ cho ta cái nhìn cởi mở hơn về những người vốn dĩ đã yếu thế trong cuộc sống. Khi ta mở lòng đón nhận, giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, tự khắc cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp, đáng giá biết bao! Ngoài ra, thái độ đúng mực, tôn trọng người tàn tật khiến họ dễ dàng bước qua những rào cản của bản thân để vươn lên số phận và đóng góp vào sự phát triển chung của gia đình, xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều những tấm gương người tàn tật vượt khó nổi tiếng trên Việt Nam và thế giới. Họ chính là những minh chứng sống của đóa hoa hướng dương luôn vươn đến ánh mặt trời: thầy Nguyễn Ngọc Kí với đôi chân viết chữ, giáo sư vật lý Stephen Hawking với những công trình nổi tiếng toàn nhân loại và còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác vẫn đang từng ngày, từng giờ ghi tên mình lên đỉnh vinh quang.

Dù là trên phương diện pháp luật hay đạo đức thì chúng ta đều nên có cái nhìn yêu thương, tích cực đối với người tàn tật. Sinh ra với cơ thể không lành lặn đã là một thiệt thòi quá lớn. Do vậy, chúng ta cần đón nhận họ bằng đôi mắt cảm thông.

Xem thêm những bài Văn mẫu lớp 10 hay, ngắn gọn khác:

Top 9 mẫu Bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya (hay nhất)

Top 10 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn(hay nhất)

Top 10 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà (hay nhất)

Top 10 mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá (hay nhất)

Top 10 mẫu Có ý kiến cho rằng Sẽ là mờ nhạt nếu con người ta không có ước mơ (hay nhất)

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
636 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
715 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
567 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống