Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án 2023): Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.
Mời các bạn đón xem:
20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án 2023): Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Bài tập
Câu 1: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
A. Tên bản đồ.
B. Tỉ lệ bản đồ.
C. Ảnh trên bản đồ.
D. Phần chú giải.
Đáp án: D
Giải thích:
Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ phần chú giải vì phần này sẽ giải thích những kí hiệu trên bản đồ, từ đó chúng ta biết được kí hiệu đó thể hiện cho đối tượng nào, có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu hay không.
Câu 2: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình
B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất
C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình
D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng
Đáp án: A
Giải thích:
Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình vì:
- Bản đồ khí hậu cho ta biết lượng mưa của từng vùng, tình hình hoạt động của gió, bão
- Bản đồ địa hình thể hiện được những dãy núi, đồng bằng, độ cao của địa hình. Từ đó thấy được địa hình này ảnh hưởng đến hướng gió ra sao, chắn gió hay đón gió,…
=> Cần kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình để đánh giá chính xác tình hình phân bố mưa của một khu vực
Câu 3: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
A. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
B. Học thay sách giáo khoa.
C. Thư dãn sau khi học bài.
D. Học tập và ghi nhớ các địa danh.
Đáp án: A
Câu 4: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?
A. Bản đồ dân cư
B. Bản đồ khí hậu
C. Bản đồ địa hình
D. Bản đồ nông nghiệp
Đáp án: C
Giải thích:
Loại bản đồ thường xuyên được sử dụng trong quân sự là bản đồ địa hình. Dựa vào bản đồ địa hình mà quân đội phân tích được địa hình quân sự, căn cứ chiến đấu, địa thế tác chiến. Ví dụ: khu vực chiến đầu là đồng bằng hay đồi núi, xung quanh có sông suối cản trở hay không,… Từ đó đưa ra phương án chiến đấu phù hợp.
Câu 5: Muốn tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?
A. Bản đồ khí hậu
B. Bản đồ địa hình
C. Bản đồ địa chất
D. Bản đồ nông nghiệp
Đáp án: A
Giải thích:
Muốn tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ khí hậu. Chế độ nước của sông phụ thuộc vào chế độ mưa, dựa vào bản đồ khí hậu sẽ thấy được lượng mưa ở từng vùng như thế nào, những nhân tố nào tác động đến lượng mưa đó.
Câu 6: Cần sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?
A. Tác chiến quân sự
B. Phân vùng du lịch
C. Tình hình phân bố mưa
D. Sự phân công nghiệp
Đáp án: C
Câu 7: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng về bản đồ?
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao
C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Đáp án: D
Giải thích:
Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng là ý kiến không đúng vì: Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ, mức độ khái quát hóa càng cao, càng khó biểu thị đặc điểm chi tiết của các đối tượng.
Câu 8: Bản đồ số bao gồm các thành phần nào?
A. Thiết bị ghi dữ liệu
B. Máy tính
C. Cơ sở dữ liệu
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 9: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
A. Định vị.
B. Định tính.
C. Định lượng.
D. Định luật.
Đáp án: A
Giải thích:
Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, giúp chúng ta xác định được vị trí chính xác của đối tượng trên bản đồ, phổ biến nhất như: Tìm đường đi, theo dõi các hoạt động thể dục, thể thao, ứng phó khẩn cấp,…
Câu 10: Nhận định nào dưới đây được cho là chưa chính xác:
A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất
B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất
C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng
D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí
Đáp án: C
Câu 11: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong
A. Đời sống hàng ngày.
B. Giáo dục, du lịch.
C. Quân sự, hàng không.
D. Nông nghiệp, công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích:
Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ví dụ: Ta đến một thành phố lớn mà không biết đường đi, có thể sử dụng bản đồ giao thông để tìm đường; Muốn dự báo thời tiết ngắn hạn và dài hạn thì sử dụng bản đồ địa hình và khí hậu,…
Câu 12: Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập?
A. Biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ.
B. Biết được sự phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp.
C. Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí.
D. Xác định vị trí địa lí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.
Đáp án: C
Câu 13: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là
A. Các vệ tinh.
B.Trạm điều khiển.
C. Bản đồ số.
D. Thiết bị thu.
Đáp án: C
Giải thích:
GPS có chức năng định vị, còn công cụ để truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là bản đồ số. Bản đồ số là quá trình tập hợp dữ liệu được biên dịch và tập hợp thành hình ảnh ảo, tạo ra bản đồ chính xác của một khu vực như: đường đi, các điểm du lịch, khách sạn,…
Câu 14: Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào yếu tố nào?
A. Hướng phía trên của tờ bản đồ
B. Dựa vào các đường kinh tuyến
C. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ
D. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc
Đáp án: D
Giải thích:
Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc. Xác định theo quy tắc:
- Căn cứ vào kinh tuyến, vĩ tuyến:
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây.
+ Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới chỉ hướng nam.
- Căn cứ vào mũi tên chỉ hướng Bắc (kí hiệu N) sẽ xác định được hướng đối lập là hướng Nam. Sau đó xác định các hướng còn lại bằng cách đứng quay mặt về hướng Bắc, đằng sau là hướng Nam, tay phải hướng Đông, tay trái hướng Tây.
Câu 15: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 900km.
B. 90km.
C. 9km.
D. 0,9km.
Đáp án: C
Giải thích:
Bản đồ tỉ lệ 1: 300 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ = 300 000cm trên thực địa. Vậy, 3cm trên bản đồ = 3 x 300 000 = 900 000cm = 9km.
Câu 16: Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào:
A. mũi tên chỉ hướng Đông
B. mũi tên chỉ hướng Tây
C. mũi tên chỉ hướng Nam
D. mũi tên chỉ hướng Bắc
Đáp án: D
Câu 17: Tỉ lệ 1 : 9.000.000 được hiểu là lcm trên bản đồ ứng với ngoài thực địa là
A. 90km.
B. 90m.
C.90dm.
D. 90cm.
Đáp án: A
Giải thích:
Tỉ lệ 1 : 9.000.000 được hiểu là 1cm trên bản đồ ứng với ngoài thực địa là 9.000.000cm = 90km.
Câu 18: Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
A. Xác định hệ toạ độ địa lí.
B. Tính toán khoảng cách,
c. Mô tả vị trí đối tượng.
D. Phân tích mối liên hệ.
Đáp án: D
Câu 19: Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để:
A. trang trí nơi làm việc
B. tìm đường đi, xác định vị trí…
C. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia
Đáp án: B
Câu 20: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường chi về hướng
A. Bắc.
B. Nam.
C. Tây.
D. Đông.
Đáp án: A
Lý thuyết
1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
Cách sử dụng bản đồ:
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.
2. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
a. Khái niệm GPS và bản đồ số
- GPS (Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.
- Bản đồ số là 1 tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
=> Nói thêm về phần nguyên lí hoạt động (thông qua ảnh trong SGK).
b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số
Một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số:
- Định vị và xác định vị trí;
- Dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị;
- Tìm người, thiết bị đã mất,…
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.