15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án 2023): Sinh quyển

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án 2023): Sinh quyển, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án 2023): Sinh quyển

Bài tập

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.

B. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

C. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.

D. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của thực vật chịu ảnh hưởng của các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất. Mỗi loài thực vật phát triển thích hợp ở mỗi loại đất nhất định => Nhận định: Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo là đúng. Các nhận định còn lại là ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Thổ nhưỡng.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định => Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất là khí hậu (nhiệt, ẩm, ánh sáng và không khí).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?

A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.

B. Quyết định thành phần cơ giới.

C. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.

D. Quyết định thành phần khoáng vật.

Đáp án: C

Giải thích: Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

Câu 4. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

A. Bán hoang mạc.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng hỗn hợp.

D. Đài nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 5. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.

B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.

C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.

D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất.

Câu 6. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất

A. tăng lượng chất hữu cơ.

B. bị phá vỡ cấu tượng.

C. xói mòn nhiều hơn.

D. biến đổi tính chất.

Đáp án: C

Giải thích: Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất xói mòn nhiều hơn, nhiều khu vực trơ sỏi đá và bạc màu.

Câu 7. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là

A. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.

B. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.

C. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.

D. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

Câu 8. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit?

A. Đất đỏ badan.

B. Đất phù sa cổ.

C. Đất ở núi đá.

D. Đất đỏ đá vôi.

Đáp án: B

Giải thích: Đất phù sa cổ thuộc nhóm đất phù sa -> Đất phù sa cổ không thuộc nhóm đất feralit.

Câu 9. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.

B. Cung cấp vật chất hữu cơ.

C. Góp phần làm phá huỷ đá.

D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

Đáp án: A

Giải thích: Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá. Chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất hiện của sinh vật tác động vào quá trình hình thành đất. Xác của sinh vật phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất => Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.

Câu 10. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

A. Hoang mạc.

B. Núi cao.

C. Ôn đới ấm.

D. Ôn đới lạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.

Câu 11. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

A. động vật.

B. thực vật.

C. vi sinh vật.

D. sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích: Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí,...), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 12. Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do

A. lượng mùn ít.

B. áp suất thấp.

C. nhiệt độ thấp.

D. độ ẩm cao.

Đáp án: C

Giải thích: Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.

Câu 13. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

A. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

C. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

D. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

Đáp án: B

Giải thích: Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

Câu 14. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

A. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Đáp án: C

Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 15. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và nước.

B. Nhiệt và ẩm.

C. Khí và nhiệt.

D. Ẩm và khí.

Đáp án: B

Giải thích: Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

Lý thuyết

1. Khái niệm

- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.

- Ranh giới của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. Gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên thạch quyển.

2. Đặc điểm của khí quyển

- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất.

- Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng.

- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

- Khí hậu: các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng,... ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định.

- Nước: là nguyên liệu cho cây quang hợp. Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển, ngược lại, những vùng hoang mạc khô hạn, sinh vật có số lượng ít.

- Đất: Cấu trúc, độ pH, độ phì của đất có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố thực vật, từ đó tác động đến sự phân bố động vật.

- Địa hình: độ dốc, hướng sườn, độ cao địa hình làm thay đổi lượng nhiệt, nước và các chất dinh dưỡng trong đất. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao, độ dốc, hướng sườn dẫn đến sự thay đổi theo độ cao của thực vật => hình thành nên vành đai thực vật theo độ cao.

- Sinh vật: Nơi có nguồn thức ăn phong phú sẽ tập trung nhiều loài, tính đa dạng sinh học cao.

- Con người: Các hoạt động của con người cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của sinh vật theo cả chiều hướng tích cực (mở rộng phạm vi phân bố, tạo ra nhiều giống mới,...) và tiêu cực (phá rừng, săn bắt động vật,...).

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
568 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
488 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
512 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
548 7 1
Tải xuống